SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4

Tải về

Dạy môn Tiếng Việt đang là vấn đề được các nhà trường, nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là biết thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hằng ngày của xã hội. Vì vậy SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4 là sáng kiến vô cùng hữu ích dành cho các thầy cô nhằm dạy học sinh một cách hiệu quả nhất.

1. Sáng kiến Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4 mẫu 1

1. Cơ sở lí luận

Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại.

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.

Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.

Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.

2. Cơ sở thực tiễn

- Thuận lợi:

+ Trường tiểu học Nguyễn Minh Khanh là một trường có bề dày về hiếu học, sự quan tâm của cha mẹ đến việc học tập của các con rất lớn. Đội ngũ thầy cô giáo đông tâm huyết vời nghề.

+ Phần lớn học sinh có thể tiếp thu bài học ở cả hai hình thức: đọc thành tiếng và đọc thầm.

+ Nhiều học sinh biết cách làm chủ tốc độ đọc, sử dụng ngữ điệu, chỗ ngắt nghỉ, cường độ đọc... để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm của bài đọc.

+ Đa số học sinh tích cực trong học tập.

- Hạn chế:

Một số học sinh không hứng thú đối với các tiết đọc hiểu. Nhiều em thụ động, ít phát biểu, ít hợp tác với bạn trong các hoạt động học tập.

Với các tiết dạy theo kiểu truyền thống, thậm chí có em tỏ ra uể oải, không sẵn sàng nhận nhiệm vu.

Khi tiến hành tổ chức trò chơi trong các tiết dạy đọc hiểu, tôi nhận thấy những hạn chế trên được khắc phục rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập, tích cực tham gia các hoạt động dưới hình thức các trò chơi. Từ đó, các em nhanh chóng tiếp thu bài hơn và thể hiện sự yêu thích môn học hơn.

3. Các giải pháp thực hiện

3.1. Giải pháp 1: Xác định nguyên tắc tổ chức trò chơi.

Khi lựa chọn trò chơi, giáo viên cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính giáo dục : Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu
nội dung bài học. Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 4, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.

- Đảm bảo tính mục tiêu :

+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.

+ Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.

+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.

+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ

- Đảm bảo tính vừa sức :

- Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.

- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.

- Lựa chọn những trò chơi phù hợp với nội dung bài học, dễ chơi dễ tổ chức.

- Khi tổ chức trò chơi giáo viên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết phục vụ cho trò chơi sinh động hơn.

- Chọn trò chơi phù hợp để các em đều chơi được.

- Đảm bảo tính khả thi :

Giúp học sinh qua hoạt động học tập là trò chơi để tiếp thu và hiểu bài tốt nhất đồng thời cũng hình thành cho các em về: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong lớp thông qua trò chơi. Đối với học sinh Tiểu học, vui chơi vẫn là nhân tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Với nhiều cách chơi khác nhau sẽ giúp học sinh “ học mà chơi, chơi mà học”. Học sinh thêm hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn. Vì thế cùng với các phương pháp khác, trò chơi học tập là phương pháp nhằm tích cực hoá đối tượng học sinh.

Trò chơi học tập là nhằm phát huy tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của học sinh trong học tập.

Trò chơi nói chung và trò chơi học tập nói riêng giúp học sinh phát triển toàn diện về: Đức – trí – thể mĩ.

- Đảm bảo tính hiệu quả : Giúp học sinh qua hoạt động học tập dạng trò chơi để tiếp thu và hiểu bài tốt nhất đồng thời cũng hình thành cho các em về: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong lớp. Kỹ năng trao đổi thông tin, trình bày và tiếp nhận thông tin, tìm kiếm thông tin. Kỹ năng làm việc có trách nhiệm trong môi trường hợp tác. Khả năng phối hợp với người khác để cùng hoàn thành công việc. Giúp các em học sinh thấy vui trong học tập, rèn tính nhanh nhẹn, cởi mở, tiếp thu bài một cách tự giác, củng cố kiến thức một cách có hệ thống, tăng cường sự giao tiếp trong lớp. Có thái độ về ý thức hợp tác trong công việc, tự chịu trách nhiệm trong mỗi trò chơi, tôn trọng thành quả lao động của người khác, cùng người khác hướng tới một mục đích hoạt động chung, niềm vui cũng là niềm vui chung, thất bại cũng là của chung để từ đó biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

- Đảm bảo tính khoa học và sự phạm .

Việc lựa chọn trò chơi phải đáp ứng những yêu cầu của tiết dạy đọc hiểu. Các trò chơi phải đặt ra cho học sinh các nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung dạy học. Mỗi trò chơi cần có một vị trí đóng góp cụ thể trong tiến trình thực hiện mục đích dạy học. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu dạy học phân môn đọc hiểu cần phải hệ thống các trò chơi phải được lựa chọn sao cho đa dạng về chủ đề, phong phú về cách chơi. Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của trò chơi có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt từ sự thay thế linh hoạt tạo cho giáo viên có cơ hội tổ chức trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Để từ đó các em cảm thấy : “Học mà vui, vui mà học”. Lựa chọn trò chơi phải đảm bảo các yếu tố: lứa tuổi, vừa sức; áp dụng vào khi nào trong tiến trình bài dạy và trong chương trình học.

+ Có thể trò chơi trước khi kết thúc tiết học. Cách này có ưu điểm là kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh, giờ học tránh được không khí suy nghĩ căng thẳng trở thành “ Vui mà học, học mà chơi” hết sức sinh động.

+ Có thể trò chơi sau khi hoàn thành một bài học hay sau mỗi lần chuyển tiết . Với cách này sẽ giúp cho học sinh hệ thống lại kiến thức một cách sinh động và hiệu quả.

  • Giáo dục các em phát triển các kỹ năng và thái độ trong cuộc sống cũng như trong học tập hằng ngày.

3.2. Giải pháp 2: Tổ chức trò chơi giúp học sinh luyện đọc, tìm hiểu nội dung bài học.

Xác định rõ mục tiêu của bài học để chọn trò chơi cho phù hợp. Việc xác định mục tiêu của bài học là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp.

Trong thời gian tiến hành việc vận dụng các trò chơi học tập vào thực tế giảng dạy phân môn đọc hiểu, tôi nhận thấy không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Ngoài ra những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của các em phát triển vượt bậc. Những học sinh khá thì ngày càng tự tin năng động, có trách nhiệm cao trong việc học tập còn những học sinh thụ động thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành một nhiệm vụ học tập. Về phía bản thân tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn mệt mỏi khi truyền thụ kiến thức cho học sinh. Vì kiến thức được các em tiếp thu một cách chủ động tích cực thông qua trò chơi. Kĩ năng vận dụng trò chơi của tôi linh hoạt hơn, thành thạo hơn. Tôi lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp nhất, đảm bảo rèn đúng kĩ năng cho học sinh theo mục tiêu bài tập. Từ đó khả năng sáng tạo được nâng lên một bước, giúp cho cho tôi thiết kế được nhiều trò chơi học tập một cách nhanh nhạy hơn. Việc sử dụng trò chơi trong tiết học chính là tạo ra một môi trường học tập mà học sinh có thể tích cực chủ động hơn. Các em mạnh dạn tham gia các hoạt động. Từ đó những kĩ năng giao tiếp được phát triển. Sự say mê học tập của các em là nguồn động viên thúc đẩy tôi phải luôn vận dụng các trò chơi học tập vào tiết học. Đồng thời luôn tìm tòi, nghiên cứu thiết kế các trò chơi mới để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.

Để học sinh hứng thú học tập hơn thì tôi giúp học sinh luyện đọc, tìm hiểu nội dung bài học bằng cách tổ chức các trò chơi như: Truyền điện, thả thơ, nghe đọc đoạn văn, đoạn thơ đoán tên bài.,,,

Tải file về máy để xem tiếp nội dung

2. Sáng kiến Vận dụng sáng tạo trò chơi học tập vào giảng dạy môn Tập đọc lớp 4 mẫu 2

I. Lời giới thiệu.

Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Là công cụ để học tập các môn học khác vừa để tạo ra hứng thú và động cơ học tập.

Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có một ý nghĩa to lớn, nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

Những điều ở trên đã khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống, có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt ở tiểu học, có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu: Hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.

Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Mà trong đó trò chơi học tập là phương pháp có thể đáp ứng được những đòi hỏi của giáo dục hiện nay, cho nên tôi mạnh dạn nghiên cứu việc vận dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn Tập đọc lớp 4.

Trước những vấn đề đó tôi nhận thấy rằng việc vận dụng một số trò chơi học tập vào dạy phân môn Tập đọc là vô cùng cần thiết. Từ đó tôi quyết định tìm hiểu thực tiễn việc vận dụng trò chơi vào dạy học Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng nhằm giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú và đạt hiệu quả cao trong học tập phân môn Tập đọc lớp 4.

1. Tên sáng kiến: Vận dụng sáng tạo trò chơi học tập vào giảng dạy môn Tập đọc lớp 4.

2. Tác giả sáng kiến:

- Học và tên:

- Địa chỉ sáng kiến:

- Số điện thoại:

- Gmail:

4. Chủ đầu tư sáng kiến: Trường Tiểu học…..

5. Lĩnh vực áp dụng giải pháp: Giáo dục tiểu học.

Học sinh khối 4, Trường Tiểu học ................. huyện .....

6. Ngày, tháng, năm và nơi sáng kiến được áp dụng hoặc dung thử:

Áp dụng cho học sinh lớp 1 ở trường. Từ ngày...... tháng... năm 20… đến ngày .... tháng.... năm 20…

7. Mô tả bản chất của sáng kiến.

7.1. Thực trạng của học sinh lớp 4 trong phân môn Tập đọc:

Tình hình thực tế:

Trường Tiểu học ….. năm học 20... – 20... gồm có … học sinh.

Cụ thể lớp 4A: … học sinh

4B: … học sinh

4C: … học sinh

Toàn khối 4 có … học sinh trong đó có … học sinh nữ.

*Thuận lợi:

- Trường tiểu học..... địa bàn nằm ngay trung tâm du lịch nổi tiếng Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, trong những năm gần đây xã nhà phát triển mạnh ở nhiều lĩnh vực. Sự nghiệp Giáo dục được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nhất là bậc Tiểu học từng bước ổn dịnh và đi lên cả về chất lượng cũng như cơ sở vật chất.

- Giáo viên đã biết cách quan sát giọng đọc của học sinh, phát hiện và sửa lỗi sai cho học sinh kịp thời.

- Phần lớn học sinh có thể tiếp thu bài học ở cả hai hình thức: đọc thành tiếng và đọc thầm.

- Nhiều học sinh biết cách làm chủ tốc độ đọc, sử dụng ngữ điệu, chỗ ngắt nghỉ, cường độ đọc... để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm của bài đọc.

- Học sinh tích cực trong học tập.

- Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề và nghiên cứu kỹ về chuẩn kiến thức kỹ năng.

Bản thân thường xuyên học hỏi các giáo viên qua các buổi dự giờ hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động vui chơi theo từng bài học với sự hứng thú của trẻ.

* Khó khăn:

Về phía học sinh:

Trường có đến hai khu vực, khó khăn nhất vẫn là khu vực lẽ thuộc địa bàn thôn ............. Dân số thôn này đông hơn các thôn khác so với tỉ lệ sinh do đó năm nào số lượng học sinh lớp 4C khu vực lẽ thôn ............ cũng cao hơn các lớp 4A, 4B. Gần 100% hộ dân theo Đạo thiên chúa nên việc học các em không thể bằng những khu vực khác. Đại đa số các hộ dân trong địa bàn trường đóng thuộc vùng nông thôn ba mẹ làm nghề nông, những em là con của cán bộ công chức viên chức quá ít nên việc bố mẹ quan tâm đến việc học của con cái cũng có phần hạn chế mà việc học của các em lớp 4 đòi hỏi rất lớn về sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường.

* Về phía giáo viên:

Do nội dung chương trình ở lớp 4 thường nặng. Chính vì lẽ đó nên giáo viên thường rèn cho học sinh kỹ năng thực hành là chính, cố gắng chuyển tải hết nội dung của bài học, không có thời gian tổ chức trò chơi cho học sinh.

- Có một số ít giáo viên có sử dụng trò chơi vào việc giảng dạy nhưng không thường xuyên mà chỉ tổ chức trong các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng.

- Các trò chơi mang tính chất đối phó chưa thật sự có ý nghĩa “Vui học, học vui”

- Chưa biết lựa chọn trò chơi để vận dụng sáng tạo vào việc giảng dạy.

- Tài liệu và đồ dùng học tập phục vụ dạy phân môn tập đọc chưa đáp ứng đủ cho việc dạy và học.

- Phần lớn giáo viên tiểu học đều đảm nhận nhiều phân môn nên việc chuẩn bị các điều kiện dạy và học cho một phân môn thực sự khó đảm bảo đầy đủ.

- Trong lớp học có rất nhiều trình độ, chuẩn kiến thức kỹ năng là điều kiện để học sinh yếu kém vươn lên. Nhưng bên cạnh đó học sinh khá giỏi cũng cần được bồi dưỡng vững chắc. Đây chính là khó khăn lớn trong việc phân chia đối tượng học sinh, thời lượng cho một tiết dạy.

7.2. Về nội dung của sáng kiến:

Biện pháp 1: Vận dụng trò chơi vào việc luyện đọc đúng

a) Tìm hiểu và các hoạt động đọc

Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh (đúng các âm vị), nghỉ ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu).

b) Cách thức thực hiện

Để giúp học sinh đọc đúng giáo viên cần hướng dẫn để các em phát âm một cách chính xác các tiếng, các thanh, đọc đúng trọng âm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đồng thời hướng dẫn các em rà tia mắt theo từng chữ, từng dòng để không sót chữ sót dòng.

Khi học sinh đọc giáo viên cần quan sát cách đọc của học sinh, nhận ra những gì học sinh đọc đúng, đọc sai tái hiên lại lời đọc của học sinh đối chiếu với lời đọc mẫu, giúp học sinh nhận ra lỗi của mình và khắc sâu việc sửa sai.

Ví dụ: Khi dạy bài: “ Người ăn xin” (Tiếng Việt 4, Tập 1, trang 31)

Học sinh A đọc đoạn 2. Học sinh B nhận xét: bạn đọc sai “ dàn dụa”, sửa lại là: “ giàn giụa”, “ bẫn thĩu” sửa lại là: “ bẩn thỉu”....... nên cho học sinh A đọc lại cho đúng. Sau đó gọi 2 đến 3 học sinh khác nhắc lại.

Đọc đúng bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghĩ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm.

Với bài thơ lục bát “ Gà trống và Cáo”, nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4:

“Nhác trông / vắt vẻo trên cành

Anh chàng Gà Trống / tinh nhanh lõi đời,

Cáo kia / đon đả ngỏ lời:

Này anh bạn quý, / xin mời xuống đây”

>>> Để xem đầy đủ nội dung SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4, mời bạn tải file về.

Trên đây là 2 mẫu Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng trò chơi trong dạy tập đọc, đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 4 hay nhất mà HoaTieu.vn sưu tầm được. Do nội dung mẫu SKKN lớp 4 file word rất dài nên không thể show hết tại bài viết này. Bạn đọc vui lòng tải file về máy để xem đầy đủ nội dung.

Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 6.981
SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm