Top 2 Sáng kiến Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Tải về

Sáng kiến Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 là những đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm nghề của giáo viên với những giải pháp hiệu quả nhằm rèn luyện cho học sinh tiểu học lớp 5 thành thạo kỹ năng viết bài văn miêu tả. Mời bạn đọc theo dõi và tải file word đầy đủ trong bài viết sau đây của Hoatieu.vn.

Làm văn miêu tả là một trong các chương trình học chính của phân môn Tập làm văn. Các bài văn miêu tả là nơi thể hiện rõ ràng nhất góc nhìn của học sinh tiểu học về một sự vật, sự việc nào đó, vốn sống, vốn từ ngữ văn học, cũng như khả năng cảm thụ văn học. Ngoài ra, việc sáng tạo ra một bài văn miêu tả hay còn biểu đạt rõ học sinh đó đã có nhứng tiếp thu như thế nào từ những môn học Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, cách vận dụng phân môn Kể chuyện, Tập đọc, Luyện từ... của bộ môn tiếng Việt. Sáng kiến kinh nghiệm về việc Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 của giáo viên nhằm hướng đến trau dồi vốn sống, cảm thụ văn học, diễn tả và luyện tiếng Việt cho các em học sinh, giúp các em biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc, tâm tư của bản thân bằng ngôn ngữ viết. Dưới đây là chi tiết 2 SKKN Rèn luyện kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh được Hoatieu.vn sưu tầm, mời bạn đọc tham khảo.

1. Một số phương pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5

II. Mô tả giải pháp đã biết:

Trong chương trình Tiểu học mới, Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trò rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trong là các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với phân môn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng văn bản với nhiều thể loại khác nhau.

Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học................, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó nhất trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn là phải xây dựng được kĩ năng nói và viết thành thạo, các em cần huy động tất cả các kiến thức của các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, …

Trong khi đó, các em học yếu thì rất “ngán” học phân môn này.

Với học sinh lớp 5, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên.

Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học

trong trường nói chung, dạy cho học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5. Với phạm vi nghiên cứu như vậy, tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện nhiệm vụ của một nhà giáo trong giai đoạn mới.

1. Ưu điểm:

a) Giáo viên:

Đội ngũ giáo viên cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá

trình giảng dạy.

b) Học sinh:

Đa số học sinh có đủ Sách giáo khoa và các đồ dùng học tập.

2. Hạn chế:

a) Giáo viên:

- Việc vận dụng dạy học tích hợp chưa được giáo viên vận dụng triệt để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho các em trong một tiết Tập làm văn thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải trong tiết học.

- Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám “thoát li” các gợi ý của sách giáo khoa, sách tham khảo vì sợ sai và không đủ thời gian cho một tiết học.

b) Học sinh:

- Học sinh chưa vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong các phân môn của Tiếng Việt, của các môn học khác, của các lớp dưới vào học tập môn Tập làm văn.

- Học sinh Tiểu học vẫn còn nhiều học sinh trung bình, yếu về làm văn. Với đối tượng này, việc học tập của các em còn gặp một số khó khăn sau:

+ Tiếng Việt là tiếng nói để giao tiếp của các em nhưng vốn Tiếng Việt lại rất hạn chế.

+ Chương trình Tiếng Việt mới có rất nhiều ưu điểm trong việc phát huy sáng tạo của học sinh nhưng lại tương đối nặng đối với đối tượng học sinh trung bình, yếu.

+ Đôi lúc, do nhiều nguyên nhân, một số giáo viên vẫn lạm dụng phương pháp “làm mẫu” đối với học sinh trung bình, yếu, từ đó dẫn đến tình trạng học sinh “coppy” nhau hoặc học thuộc bài văn mẫu.

+ Thời gian quy định đối với một tiết học cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc dạy Tập làm văn trong nhà trường Tiểu học.

+ Trong các lớp vẫn còn rải rác một số học sinh yếu, cá biệt, có học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo. Đây là một trở ngại lớn cho việc dạy học tập làm văn cho các em.

+ Kĩ năng làm văn miêu tả của các em học sinh yếu hầu như không có.

- Với học sinh khá, giỏi việc dạy học tập làm văn cũng gặp một số tồn tại sau:

+ Do trong lớp có nhiều đối tượng học sinh nên giáo viên thường sử dụng phương pháp làm mẫu để tạo đà giúp học sinh trung bình, yếu làm văn. Phương pháp này giúp học sinh yếu có thể làm được bài bằng những gợi ý. Tuy nhiên, một số học sinh học được lại thường hay bắt chước các câu, đoạn văn mẫu nên nhiều bài làm có các câu, đoạn giống nhau.

- Một khó khăn nữa là nhiều học sinh viết chữ chưa đẹp.

c) Cha mẹ học sinh:

Cha mẹ các em còn ít quan tâm đến việc học hành của các em do phải vất vả với công việc hàng ngày, do hiểu biết và trình độ còn hạn chế,…

III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến

III.1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất

Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết Tập làm văn và khắc phục những nguyên nhân tồn tại đã nêu trên. Tôi đã tiến hành thực hiện các giải pháp, biện pháp những nội dung cụ thể sau:

1.1. Giải pháp thứ nhất: Điều tra phân loại học sinh:

Giáo viên điều tra, phân loại, nắm chắc từng đối tượng học sinh: năng khiếu, trung bình, học sinh yếu và học sinh cá biệt. Nắm chắc được đối tượng học sinh, giáo viên sẽ đề ra được kế hoạch dạy học phù hợp, có những biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất góp phần phụ đạo học sinh yếu biết làm văn miêu tả, có thể vận dụng làm được một bài văn hoàn chỉnh.

1.2. Giải pháp thứ hai: Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát:

Quan sát theo trình tự từ xa đến gần và ngược lại, từ trong ra ngoài, từ bao quát đến chi tiết và ngược lại. Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức quan sát từng đối tượng cụ thể. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực tiếp đối tượng (buổi chào cờ đầu tuần, quang cảnh trước buổi học, trong giờ ra chơi, thầy giáo, cô giáo, người thân,…); quan sát ở nhà (ngôi nhà em đang ở, quang cảnh con đường em đến trường vào buổi sáng, …); quan sát qua báo, đài (một ca sĩ đang biểu diễn, một danh hài mà em thích,….);…

1.3. Giải pháp thứ ba: Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc với học sinh:

- Học sinh Tiểu học vùng thuận lợi nói chung có thể viết được những bài văn miêu tả chỉ bằng quan sát qua tranh ảnh, phim,…Nhưng đối với học sinh yếu của trường tôi, những đề tài xa lạ là đều cần tránh.. Các em đến trường học tập bằng ngôn ngữ Tiếng Việt tương đối hạn hẹp mà giáo viên lại yêu cầu các em hình dung, tưởng tượng rồi đặt câu, viết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh với một đối tượng mà các em chưa nhìn thấy bao giờ thì đúng là điều quá sức đối với các em.

Ví dụ: Đề bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5- tập 2- trang 134: Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.

Với những đề bài như thế này, tôi mạnh dạn thay bằng đề bài khác (thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ).

- Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cho học sinh có cơ hội phát huy trí tưởng tượng của mình. Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh như lớp tôi, khi ra đề bài cho các em, tôi luôn tạo cho các em quyền lựa chọn bằng cách ra nhiều đề bài (từ 2 đến 4 đề) để các đối tượng trong lớp đều có thể tự do chọn đề bài thích hợp cho mình, tránh áp đặt cho các em.

Ví dụ: Khi ra đề bài tả người cho các em làm bài kiểm ta viết, tôi chọn bốn đề bài sau:

a) Tả một người thân trong gia đình em.

b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn thân gần nhà em.

c) Tả một ca sĩ hay một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

d) Tả thầy giáo hoặc cô giáo mà em kính mến.

Với bốn đề bài trên, các em có thể chọn đối tượng miêu tả là một nhân vật quen thuộc, gần gũi. Nhưng với một vài học sinh khác, các em cũng có thể chọn tả ca sĩ đang biểu diễn với rất nhiều chi tiết sống động mà các em đã có dịp quan sát trên ti vi qua các chương trình ca nhạc hoặc phim ảnh.

1.4. Giải pháp thứ tư: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý:

Đây là một việc làm khó. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý trước khi làm thành một bài văn hoàn chỉnh. Có lập được dàn bài thì mới có thể tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng.

1.5. Giải pháp thứ năm: Sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu:

Gợi ý cho học sinh khá, giỏi làm bài, trình bày câu văn, đoạn văn. Cả lớp theo dõi, nhận xét, giáo viên chốt lại.

Dựa trên một đề văn cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học về đề văn đó để làm nhiều bài khác nhau, nhất là với đối tượng học sinh trung bình, yếu.

1.6. Giải pháp thứ sáu: Cá thể hoá hoạt động dạy học:

- Quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, yếu đồng thời vẫn đảm bảo phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh khá, giỏi.

Ví dụ:

+ Bài làm của một học sinh khá, giỏi: Ngoài ngôi nhà thân yêu đã gắn bó với tuổi thơ của em thì trường em chính là ngôi nhà thứ hai. Đi đâu xa, em nhớ nhà và mỗi khi về nhà thì em lại nhớ đến ngôi trường thân yêu này.

+ Bài của một học sinh trung bình: Nằm cạnh bên con đường làng và cánh đồng là ngôi trường thân yêu của em.

+ Bài làm của một học sinh yếu: Mỗi ngày em thường cắp sách đến ngôi trường quen thuộc của em.

- Khi học sinh đặt câu nêu cảm nghĩ của mình ở phần kết bài, giáo viên phải quan tâm đến từng em. Đối với học sinh trung bình, yếu, giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho các em bằng những gợi ý như:

+ Em hãy nói tình cảm của mình đối với ngôi trường (yêu, ghét)? (Em rất yêu ngôi trường).

+ Em thể hiện tình yêu đó bằng những việc làm như thế nào ?

- Tuyệt đối không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em có những câu văn nghĩa chung chung như: “Cô giáo em có mái tóc đen huyền, mượt như nhung. Đôi mắt cô đen trong và sáng long lanh. Nước da của cô trắng mịn màng” hay “ Trường em mái ngói đỏ tươi. Cột cờ cao chót vót. Trên đỉnh cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Giờ ra chơi, các bạn ùa ra khỏi sân lớp như bầy ong vỡ tổ”

Phải hướng dẫn để học sinh tìm ra những nét đặc sắc của cảnh. Những nét đặc sắc đó giúp người đọc hình dung được cảnh vật cụ thể mà không lẫn lộn với cảnh vật khác.

Mời các bạn tải file word đầy đủ để tham khảo thêm

2. SKKN Rèn luyện kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5

1. Lý do chọn đề tài.

Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn như Tập đọc, Tập viết, Kể chuyện, chính tả, kể chuyện, luyện từ và câu, tập làm văn. Phân môn tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy học tiếng việt xét trên hai phương diện :

- Tập làm văn tập trung các hiểu biết kỹ năng về tiếng việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, học sinh phải thành thạo cả bốn kỹ năng : nói, đọc, viết và vận dụng các kiến thức tiếng việt. Trong quá trình vận dụng này, các kỹ năng và kiến thức về tiếng việt đó được hoàn thiện nâng cao dần.

- Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Vì vậy tiếng việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn tập làm văn đã góp phần thực hiện hoá mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học tiếng việt là dạy học sinh sử dụng tiếng việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học….

Từ những mục đích giáo dục trên, việc dạy học phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt là một trong những nhiệm vụ cơ bản của người giáo viên.Vì thế không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua.

Tại trường tiểu học ........ tuy là một đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Năng với nhiều đối tượng học sinh thuộc các đồng bào dân tộc thiểu số nhưng trong những năm gần đây chất lượng dạy học đã được nhà trường đặc biệt quan tâm và đã có nhiều định hướng phát triển một cách bền vững. Đội ngũ giáo viên năng động, sáng tạo đồng thời có trình độ chuyên môn vững vàng và rất nhiệt tình trong giảng dạy. vì vậy chất lượng học tập của học sinh ngày được nâng cao. Tuy nhiên một thực tế hiện nay là đa số các em học sinh tại lớp 5 do tôi chủ nhiệm đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên việc giao tiếp Tiếng Việt vẫn còn nhiều hạn chế bởi ở nhà các em thường sử dụng tiếng mẹ đẻ và chưa chú trọng trau dồi Tiếng Việt do đó học môn tập làm văn của các em còn gặp nhiều bất cập.

Là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm dạy tại trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên tôi không nản trong việc giúp các em trau dồi Tiếng việt vì thế mà tôi đã tìm nhiều cách để giúp các em học Tiếng việt một cach chuẩn mực với tất cả các phân môn của Tiếng việt, trong đó phan môn Tập làm văn được tôi đặc biệt lưu ý nhất là phần làm văn miêu tả. Bởi vốn Tiếng việt còn nghèo thì các em không thể làm một bài văn miêu tả hay được. Đây cũng là những băn khoăn, trăn trở của tôi trong năm học này khi tôi tìm hiểu được phân công chủ nhiệm lớp này.

Vì vậy, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, và mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm “Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài.

a. Mục tiêu đề tài:

Chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân trong việc Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nhằm góp nâng cao kĩ năng làm bài văn miêu tả của học sinh qua đó nâng cao chất lượng học tập các môn của các em.

b. Nhiệm vụ của đề tài:

Đề tài: “Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” tập trung chủ yếu vào một số nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu các loại tài liệu về dạy học môn tập làm văn lớp 5 theo hướng đổi mới nhằm thu thập thêm kiến thức để thực hiện đề tài.

- Tìm hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh (nhất là các em lớp 5, đối tượng để tôi nghiên cứu đề tài) về cách học của các em cũng như sở thích để từ đó xây dựng các biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả phù hợp với đối tượng giúp các em hứng thú hơn khi đón nhận bài dạy của tôi.

- Trao đổi cùng đồng nghiệp có kinh nghiệm dạy lớp 5 lâu năm nhằm tiếp thu thêm những kinh nghiệm để hoàn thành đề tài của mình.

- Cung cấp một số biện pháp có tính khả thi được rút ra trong quá trình nghiên cứu về rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5.

3. Đối tượng nghiên cứu.

Do tính chất của đề tài nên đối tượng nghiên cứu là các em học sinh lớp 5 …

4. Giới hạn của đề tài.

Với thời gian nghiên cứu hạn chế cũng như kiến thức của bản thân có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi của trường tiểu học.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn tất nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

b. Phương pháp khảo sát:

c. Phương pháp trao đổi kinh nghiệm:

d. Phương pháp tổng kết:

Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài

PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận:

Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng việt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đưa lên hàng đầu. Cũng như các phân môn khác, Tập làm văn là một phân môn không thể thiếu trong môn Tiếng Việt và cả ngoài đời sống con người, trong nhà trường, đóng góp to lớn trong việc rèn luyện nhân cách, năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Yêu cầu đặt ra hiện nay đối với người giáo viên tiểu học là phải làm thế nào để cung cấp đầy đủ kiến thức, biết cách khắc phục các nhược điểm cho học sinh trong cách suy nghĩ và tả một bài làm văn trong tập làm văn từ đó phát triển các khả năng cảm nhận về tri thức, học tập tích cực hơn ở các môn học khác.

Phân môn Tập làm văn là một môn học đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng khiếu mới có kĩ năng viết văn nhưng thực tế học sinh rất ít em có khả năng này. Qua những năm giảng dạy lớp 5 tại trường Tiểu học ........, tôi nhận thấy phần lớn các em biết viết một bài văn miêu tả đầy đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bâì). Song vốn từ của học sinh tiểu học còn quá nghèo nàn, vì vậy các em thường viết những đoạn văn khô khan, thiếu tính gợi tả, gợi cảm không hấp dẫn người đọc, người nghe. Các em học sinh chưa biết sử dụng từ gợi tả, gợi cảm hay dùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh, chưa biết dùng các từ âm thanh, hình ảnh để bài văn hấp dẫn cuốn hút hơn. Để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ hay trong viết văn tả cảnh mỗi giáo viên cần đưa ra cho các em một số bài tập khắc phục tình trạng đó.

Qua nhiều năm thực hiện đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm; ý thức được độ khó và tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn nên trước khi lên lớp bản than tôi chuẩn bị bài rất chu đáo. Thực tế nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự tự chủ trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học dẫn đến tình trạng ôm đồm kiến thức, gây nên sự chán nản và mệt mỏi cho học sinh trong tiết Tập làm văn. Ở một số tiết giáo viên còn nói nhiều, chưa phát huy hết khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.

Mặt khác, trong chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5 mới có các dạng bài học hình thành kiến thức. Hầu hết khi dạy các loại bài này giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết hoàn thành các yêu cầu của các bài tập theo chuẩn kiến thức chứ chưa đi sâu, mở rộng, rèn kỹ năng viết văn cho các em có năng khiếu văn học. Giáo viên cũng chưa định hướng cụ thể cho các em cách học văn như thế nào cho có hiệu quả nên bài văn của các em phần nhiều chỉ đạt được ở mức độ bình thường. Chính vì thế tôi đã tìm tòi nội dung và phương pháp dạy học nhằm giúp các em có thể học tốt hơn phân môn tập làm văn, đặc biệt với thể loại văn miêu tả.

2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

Trường triểu học ........ là một đơn vị được đóng trên địa bàn xã ........ cách trung tâm huyện ......................17km về phía ............. Trường gồm có ............CB-GV với hơn ...............học sinh thuộc nhiều đồng bào dân tộc khác nhau, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm tỷ lệ khác đông. Trong những năm qua, việc tăng cường Tiếng việt nói chung trong giảng dạy của giáo viên đã được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm và chú trọng. Công tác kiểm tra, dự giờ nhằm giúp giáo viên khắc phục những thiếu sót trong dạy học đối với đối tượng học sinh được nhà trường triển khai đều đặn. Tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau nên chất lượng cũng như số lượng về thể loại này chưa được phong phú và đa dạng.

Số lượng học sinh trong lớp tôi đảm bảo yêu cầu, các em chăm ngoan nên rất thuận tiện cho việc giảng dạy của mình. Nhưng bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì việc rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả của lớp tôi chủ nhiệm còn gặp khá nhiều khó khăn như: có một số học sinh hầu như không biết làm văn. Nhiều bài văn mặc dù có đầy đủ bố cục nhưng lại quá nghèo nàn về ý và vốn từ, diễn đạt lủng củng. Khi đọc các bài đó, người đọc có cảm giác là các em đang liệt kê các cảnh miêu tả chứ không phải là các em đang tả. Một số bài khác được viết theo một công thức cho sẵn, không có sự sáng tạo làm cho bài văn trở nên khô khan và nhàm chán. Phần lớn học sinh chưa biết sử dụng từ gợi tả, gợi cảm hay dùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh, chưa biết dùng các từ âm thanh, hình ảnh để bài văn hấp dẫn cuốn hút hơn.

Qua những năm giảng dạy lớp 5 tại trường Tiểu học .................., tôi nhận thấy phần lớn các em biết viết một bài văn miêu tả đầy đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài). Nhiều em còn biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật và lồng cảm xúc của mình vào làm cho bài viết trở nên sinh động và nổi bật hơn hẳn. Nhưng bên cạnh đó còn có một số học sinh hầu như không biết làm văn. Nhiều bài văn mặc dù có đầy đủ bố cục nhưng lại quá nghèo nàn về ý và vốn từ, diễn đạt lủng củng. Khi đọc các bài đó, người đọc có cảm giác là các em đang liệt kê các cảnh miêu tả chứ không phải là các em đang tả. Một số bài khác được viết theo một công thức cho sẵn, không có sự sáng tạo làm cho bài văn trở nên khô khan và nhàm chán.

- Tập Làm Văn là một môn học đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng khiếu mới có kĩ năng viết văn nhưng thực tế học sinh rất ít em có khả năng này.

- Nhìn chung các em học sinh rất ngại học phân môn Tập Làm Văn vì đây là môn học đòi hỏi các em phải dùng ngôn ngữ viết để trình bày bài làm của mình nhưng vốn từ ngữ của các em còn rất hạn chế. Mặt khác, các em phải học rất nhiều thể loại văn khác nhau nên nhiều em chưa hiểu hết bố cục và cách làm của từng thể loại văn.

Như vậy ta thấy, khi viết bài Tập làm văn, học sinh tiểu học thường mắc phải rất nhiều lỗi. Đọc bài văn miêu tả của các em, ta còn thấy sự khô khan, nghèo cảm xúc, bài văn như một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả, lủng củng, lộn xộn, không lột tả được đối tượng miêu tả, đôi khi còn bịa đặt không căn cứ. Vay mượn ý của người khác, thường là của bài văn mẫu biến thành bài làm của mình. Với cách làm này, các em không cần biết đến đối tượng miêu tả, không quan sát và cũng không có cảm xúc gì về đối tượng đó nên hậu quả là bài làm của học sinh na ná giống nhau. Nội dung miêu tả còn sơ sài, chung chung, không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng miêu tả. Dùng từ, đặt câu, liên kết câu còn thiếu chặt chẽ, chưa chính xác.

Để dạy tốt phân môn Tập Làm Văn, giáo viên phải thực sự là người có tâm huyết và năng khiếu. Vì để giáo viên dạy và học sinh học tốt môn Tập Làm Văn thì giáo viên phải thường xuyên chấm và chữa bài một cách chu đáo. Việc này đòi hỏi giáo viên phải là người giỏi văn, hiểu văn để cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng bài làm của học sinh bởi mỗi bài văn của các em là một tác phẩm văn học khác nhau, muôn màu muôn vẻ. Giáo viên phải hiểu được văn học mang tính sáng tạo, mỗi bài văn thể hiện một sự suy nghĩ, hiểu biết mang đậm đà màu sắc cá nhân là những sản phẩm không lặp lại của mỗi học sinh. Đồng thời đây là một việc làm rất cần nhiều thời gian và tính kiên trì. Vì vậy, rất nhiều giáo viên còn ngại tìm hiểu và có tâm huyết thực sự với phân môn này. Tập Làm Văn là phân môn cuối cùng của quá trình luyện tập cho học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên một số giáo viên và học sinh chưa chú trọng vận dụng điều này.

Trước thực trạng đó, tôi rất lo lắng băn khoăn và tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của nó.

Những lỗi sai và hạn chế của học sinh khi viết văn như kể ở trên là do:

- Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả; chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn miêu tả với các kiểu bài văn khác.

- Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế.

- Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn, hạn hẹp.

- Kỹ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ đặt câu, viết đoạn văn, kỹ năng diễn đạt còn rất hạn chế. Chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng và khoa học.

- Không có thói quen sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong viết văn, khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế, cảm xúc tình cảm không tự nhiên, còn gượng ép và khô cứng.

- Học sinh chưa nắm được bố cục của một bài văn miêu tả.

- Học sinh chưa có hứng thú trong giờ học tập làm văn.

- Hầu hết các bài làm của học sinh còn sao chép tài liệu tham khảo.

- Học sinh chưa chịu khó tìm tòi nghiên cứu, dành thời gian đọc các tài liệu tham khảo để làm tăng lên vốn từ, chưa biết sử dụng các hình ảnh sinh động, cách diễn đạt trong một bài văn .

- Học sinh chưa biết vận dụng và liên kết, đúc kết các kiến thức để vận dụng từ các phân môn học khác vào phân môn Tập làm văn.

- Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả, không quan sát theo bố cục của bài văn, vốn từ còn quá ít ỏi.

- Kinh nghiệm sống của các em chưa nhiều vốn từ chưa phong phú. Các em chưa biết cách quan sát, nhận xét đối tượng miêu tả, chưa có thói quen lập dàn ý trước khi làm bài. Một số học sinh còn ỷ lại và lệ thuộc vào bài văn mẫu.

- Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học còn ngại khó, nắm bắt nhanh nhưng cũng mau quên, chóng chán. Đặc biệt là đối với viết văn thì học sinh lại không muốn suy nghĩ để viết. Bên cạnh đó mỗi lớp học đều có nhiều đối tượng học sinh nên việc theo dõi sát sao đến từng học sinh là điều khó đối với mỗi giáo viên.

- Cơ sở vật chất, tài liệu, đồ dùng dạy học,… phục vụ cho một số phương pháp dạy học mới (ti vi, máy chiếu …) tuy đã có nhưng chưa đầy đủ nên việc vận dụng các phương pháp dạy học mới để tiết kiệm thời gian còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như dùng máy chiếu để quét và chiếu bài văn của học sinh khi dạy tiết trả bài. Sử dụng đoạn mở bài, thân bài, kết bài khi dạy các tiết mở bài, thân bài và kết bài.

- Đối với nội dung chương trình: Theo chương trình của phân môn tập làm văn hiện nay khác với trước đây. Trước đây, chương trình của phân môn tập làm văn được phân bố cụ thể, rõ ràng theo thứ tự từng tiết học :

+ Tiết 1: Tìm hiểu đề và lập dàn bài

+ Tiết 2: Trình bày bài miệng

+ Tiết 3: Làm bài viết

+ Tiết 4: Trả bài

Các tiết học này đều được tìm hiểu, làm và chữa bài trên cùng một đề. Nhưng chương trình mới hiện nay thì các tiết tập làm văn bố trí hoàn toàn khác.

+ Thứ nhất: Các tiết tập làm văn trên cùng một thể loại không sắp xếp liên tục.

+ Thứ hai : Các tiết tập làm văn học theo từng phần của bài văn: tiết một học cách làm mở bài, tiết hai học cách làm thân bài , tiết ba làm kết bài.

+ Thứ ba : Các tiết học này không được cùng tìm hiểu cách làm trên cùng một đề bài.

+ Thứ tư: Khi làm bài viết có bốn đề học sinh tự chọn một trong các đề bài để làm.

Chính vì vậy, khi làm một bài văn, học sinh còn mơ hồ không hoặc chưa biết cách trình bày bài như thế nào, đến đâu là hết phần mở bài, thân bài, kết bài và trình bày bài văn theo mấy phần, giữa các phần trình bày như thế nào. Tiết trả bài mỗi em làm một đề nên khi chữa bài giáo viên khó sữa hết lỗi cụ thể cho từng đề, từng em cụ thể.

Từ thực trạng đã nêu trên, hai năm gần đây tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp vào dạy học phân môn Tập làm văn mà cụ thể là dạy làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5. Sau đây là một số giải pháp nhằm góp phần khắc phục những khó khăn trên.

3. Giải pháp , biện pháp.

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.

- Nắm bắt nôi dung chương trình và đặc điểm học tập của học sinh để giúp học sinh thực hiện tốt:

+ Hiểu được khái niệm và đặc điểm của văn miêu tả.

+ Nắm vững dàn bài để triển khai nội dung cần tả.

+ Hiểu và vận dụng các biện pháp so sánh so sánh, so sánh tu từ trong bài văn miêu tả

+ Hoàn thiện một bài văn miêu tả có đầy dủ các yếu tố trên (bố cục, liên kết đoạn, sử dụng hài hoài các biện pháp so sánh và so sánh tu từ, ngôn ngữ diễn đạt phong phú và đa dạng)

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

GIẢI PHÁP 1: Điều tra, phân loại học sinh.

Để nắm được tình hình học tập và khả năng làm văn của mỗi học sinh thì việc điều tra, phân loại học sinh là một việc làm không thể thiếu đối với giáo viên ngay từ đầu năm. Điều tra, phân loại học sinh là cơ sở để giáo viên điều chỉnh nội dung, lựa chọn phương pháp, xác định được những yêu cầu cần đạt cho phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp mình. Từ đó, đưa ra những bài tập vừa sức với học sinh, xua tan cảm giác “sợ” học tiết Tập làm văn ở một số em đồng thời nó còn kích thích sự ham thích khi được học phân môn này.

Vào đầu năm nhận lớp, tôi đã tổ chức kiểm tra đánh giá về việc viết văn của học sinh với đề văn như sau: “Em hãy tả một cây cho bóng mát trên sân trường em”. Kết quả bài làm của các em đạt được như sau :

Số học sinh hoàn thành bài viết là : ....... em

Số học sinh chưa hoàn thành bài viết: ..... em

Sau khi nhận được kết quả, tôi căn cứ vào quá trình học tập hằng ngày, kết hợp với những ý kiến tham khảo thêm ở các giáo viên cũ và phụ huynh học sinh để phân loại học sinh lớp 5C thành các nhóm theo khả năng. Từ các nhóm phân chia đó, trong quá trình giảng dạy, tôi sẽ đề ra các yêu cầu cần đạt cho mỗi nhóm giúp các em hoàn thành bài văn đạt kết quả hơn.

GIẢI PHÁP 2: Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện.

Trước hết, tôi giúp học sinh hiểu được khái niệm và đặc điểm của văn miêu tả như:

  • Khái niệm:

Miêu tả là một thể loại văn bản mà trong đó người viết dùng ngôn ngữ có tình nghệ thuật của mình để tái hiện, sao chụp lại hình ảnh chân dung của đối tượng miêu tả với những đặc điểm nổi bật cả về hình thức bên ngoài lẫn những phẩm chất bên trong nhằm giúp người tiếp nhận có những hiểu biết và rung cảm cảm nhận đối tượng đó như được trực tiếp tiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan của mình.

  • Đặc điểm:

+ Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở những hình ảnh, những ấn tượng về đối tượng mà người viết thu lượm, cảm nhận được thông qua các giác quan trực tiếp của mình. Bài văn miêu tả là thể loại văn bản mang tính nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính cá thể của người viết. Ngôn ngữ trong văn miêu tả là ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức gợi tả gợi cảm và là ngôn ngữ của những biện pháp nghệ thuật. Tả là mô phỏng, là tô vẽ lại, là so sánh ví von, nhân hóa bằng hình ảnh chứ không phải là kể lể.

+ Văn miêu tả mang tính chất miêu tả thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì văn miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh máy móc những sự vật, hiện tượng mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới, cái riêng biệt của đối tượng thông qua cảm nhận của mỗi người..

Mời các bạn tải file word đầy đủ để tham khảo thêm

Mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 584
Top 2 Sáng kiến Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm