SKKN Lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi

Tải về

SKKN Biện pháp ứng dụng lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi giúp quý thầy (cô) có thêm kinh nghiệm trong việc đổi mới phương thức giáo dục trẻ 5 tuổi, giúp trẻ có sự hiểu biết phong phú hơn thông qua các hoạt động trải nghiệm. Sau đây Hoatieu.vn xin giới thiệu đến thầy (cô) thông tin chi tiết và mời thầy (cô) tải file Word, PDF đầy đủ về tham khảo.

Có đôi chút khác biệt với STEM, STEAM là sự kết hợp giữa STEM và ART (nghệ thuật sáng tạo). Việc ứng dụng STEAM vào giáo dục ở cấp học mầm non có ý nghĩa rất quan trọng, giúp trẻ hình thành sự tập trung, tính kiên nhẫn, sự say mê với những bộ môn mình yêu thích, đồng thời giúp trẻ thỏa sức sáng tạo, thỏa mãn trí tò mò, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh. Trong mô hình dạy học STEAM, trẻ được tự đặt ra câu hỏi vì sao, tạo sao, như thế nào..., ra quyết định cho các hoạt động, lựa chọn hình thức thực hiện và điều hành. Giáo viên đóng vai trò là người định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường cho bé thực hiện các hoạt động.

Qua quá trình dạy học, giáo viên đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong ứng dụng steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi, được thể hiện qua Báo cáo SKKN: Biện pháp ứng dụng lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi dưới đây:

SKKN: Biện pháp ứng dụng lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi

Steam là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, là phương pháp giảng dạy tích hợp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật và toán học. Những lĩnh vực khoa học này được thiết kế lồng ghép, đan xen vào nhau trong các nhiệm vụ hoạt động của trẻ gắn với thực tiễn. Thông qua đó trẻ tự khám phá, phát hiện ra tri thức khoa học, trẻ hình thành và phát triển được các kỹ năng tìm tòi, thí nghiệm, khai thác và ứng dụng công nghệ, thiết kế kỹ thuật và tư duy tính toán.

Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp steam chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà steam mang lại cho trẻ nhỏ và giáo viên thì rất lớn. Phát triển ở đứa trẻ những kỹ năng cần thiết như:

+ Kỹ năng sáng tạo là chữ “C” đầu tiên trong kỹ năng mềm 4C, là yếu tố quyết định cho sự thành công của trẻ. Nhiều người cho rằng khả năng sáng tạo là một tài năng bẩm sinh. Nhưng thực tế, người lớn là yếu tố chính trong sự phát triển kỹ năng của trẻ. Những thách thức hàng ngày sẽ mở rộng khả năng tư duy và sự hiểu biết của chúng về thế giới, cùng với một môi trường khích lệ, sẽ giúp trẻ trở nên tự tin hơn vào quan điểm và ý kiến của mình.

+ Kỹ năng đặt vấn đề: Trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ một dự án hoặc thí nghiệm nào, sau khi nghe những yêu cầu của cô giáo thì đứa trẻ phải đặt ra bài toán cần giải quyết trước khi đi tìm câu trả lời. Thông qua đó, trẻ sẽ học được cách phân tích, nhận định và dự đoán kết quả sẽ xảy ra.

+ Kỹ năng truy vấn: Kế tiếp, trong quá trình học tập và khám phá, trẻ phải dùng phương pháp truy vấn để đặt câu hỏi và tìm ra đáp án cho nhiều bài toán được đưa ra. Điều này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng truy vấn. Từ đó, các con sẽ biết cách giải quyết vấn đề cho mọi tình huống khác nhau gặp phải trong cuộc sống.

+ Kỹ năng quan sát: Trong phương pháp steam, trẻ mầm non sẽ được rèn luyện kỹ năng quan sát để tìm ra bản chất của sự vật và hiện tượng.

+ Kỹ năng hợp tác – chia sẻ: Các chương trình giảng dạy áp dụng steam thường xuyên xây dựng các bài học giúp trẻ có cơ hội làm việc theo nhóm và hợp tác với bạn bè xung quanh. Các bé sẽ cùng đóng góp ý kiến và tìm ra giải pháp cho các vấn đề đặt ra. Qua đó, đối với mỗi bài học trẻ sẽ được học tập và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau và phát triển kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn.

Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn vừa trưởng thành. Phương pháp giáo dục này là một cách thức chuyển đổi từ phương pháp truyền thống sang một cách thức mới, giúp vận dụng lý thuyết vào thực tế tốt nhất. Khi quan sát một đứa trẻ được trải nghiệm thực hành
những dự án steam ta sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh.

Một trong những lý do đem lại sự thành công cho phương pháp steam đó chính là khả năng truyền cảm hứng học tập cho trẻ. Trong quá trình học tập, trẻ sẽ được tự do tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm khác nhau… Trẻ vừa được thỏa thích vui chơi cùng bạn bè, cô giáo, đồng thời tiếp thu một lượng lớn kiến thức và phát triển nhiều kỹ năng mềm hữu ích. Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng phương pháp học tập này cho học sinh của mình. Với mong muốn như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp ứng dụng lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi trường Mầm non ..................”.

Một số biện pháp ứng dụng lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi trường Mầm non.....................

* Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phương pháp giáo dục steam.

* Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động, trải nghiệm

* Biện pháp 3: Thực hiện tốt công tác tham mưu với nhà trường, xã hội, phối hợp với cha mẹ học sinh tạo nguồn nguyên liệu để thực hiện các dự án trong năm học.

* Biện pháp 4: Ứng dụng lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động trong ngày của trẻ.

Sau thời gian thực hiện áp dụng các biện pháp kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, tôi đã áp dụng để giúp trẻ của lớp tôi tự tin, sôi nổi hơn, biết quan tâm, chia sẻ, biết cách giải quyết vấn đề một cách thuần thục, tôi thấy trẻ có sự tiến bộ vượt bậc, để minh chứng cho kết quả đạt được của trẻ dễ dàng hơn về việc thực hiện tôi đã thu được những kết quả cụ thể như sau:

Bảng B: Bảng khảo sát kết quả cuối năm tháng 4 năm 2023

Số trẻ khảo sát là 28 trẻ

STTTiêu chí

Kết quả điều tra

Đạt

Chưa đạt
1

Trẻ hứng thú, tự tin, sáng tạo

28/ 28 trẻ100%0/28 trẻ0%
2

Kỹ năng hợp tác, chia sẻ, hoạt động nhóm.

28/ 28 trẻ100%0/28 trẻ0%
3

Kỹ năng nghe, hiểu, vận dụng phương pháp, giải quyết vấn đề

26/ 28 trẻ92,8 %2/ 28 trẻ7,2 %
4

Kỹ năng thuyết trình, giới thiệu sản phẩm

27/ 28 trẻ96,4 %1/ 28 trẻ3,6 %

Mời bạn đọc tải file đầy đủ để tham khảo thêm

Thông qua bài viết, hy vọng quý thầy (cô) có thêm nguồn tư liệu tham khảo bổ ích, phong phú, kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân sẽ giúp các thầy (cô) xây dựng thành công những sáng kiến kinh nghiệm có nội dung chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 1.806
SKKN Lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm