Những câu ca dao tục ngữ về lao động cần cù ý nghĩa

Những câu ca dao tục ngữ về lao động cần cù. Lao động chăm chỉ, cần cù là một trong những đức tính của con người Việt Nam từ bao đời. Những hình ảnh con người Việt chăm chỉ lao động, làm việc trên những cánh đồng đã trở thành nét đẹp của dân tộc. Thế hệ đi trước luôn dạy con cháu phải biết lao động chăm chỉ để tạo ra thành quả của mình. Những lời dạy ấy được thể hiện qua từng câu ca dao tục ngữ.

Lao động cần cù là sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó làm một việc gì đó, phấn đấu hết mình để đạt được thành quả công việc cao nhất. Lao động cần cù là đức tính tốt đẹp truyền từ ngàn đời xủa cha ông ta. Đức tính ấy xuất phát từ nước ta là một nước nông nghiệp, cha ông ta quanh năm ngày tháng làm việc trên cánh đồng để tạo ra lúa gạo. Công việc này đòi hỏi sự chăm chỉ, khéo léo, nếu không có sự lao động cần cù, mùa màng không thể bội thu, không tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống con người.

Bản tính lao động cần cù, chăm chỉ ấy đã được ông cha ta đúc kết trong những câu ca dao, tục ngữ đơn giản, dễ nhớ mà cũng đầy vần điệu. Không chỉ vậy, chứa đựng trong những câu ca ấy còn là những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình canh tác, cấy cày, truyền lại cho con cháu đời sau nhớ lấy. Đồng thời, còn là những lời răn dạy con cháu phải biết trân trọng thành quả lao động của những người nông dân đã phải rất vất vả, đội mưa nắng để tạo ra hạt gạo.

1. Những câu ca dao về lao động cần cù

1. Trời mưa trời gió đùng đùng

Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu

Đem về trồng bí trồng bầu

Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.

Ý nghĩa: Người nông dân luôn tận dụng mọi nguyên liệu để chăm bón cho những cây trồng của mình.

2. Ơn trời mưa nắng phải thì,

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.

Công lênh chẳng quản bao lâu,

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Ý nghĩa: Khi làm ruộng phải biết đâu cần cày sâu, đâu phải bừa cạn. Nếu làm việc chăm chỉ thì dù có nghèo đói thì sau cũng an nhàn.

3. Thân em vất vả trăm bề,

Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.

Có lược chẳng kịp chải đầu,

Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.

4. Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công,

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

5. Tre già anh để pha nan,

Lớn đan nong né, bé đan giần sàng.

Gốc thì anh để kê bàn,

Ngọn ngành anh để cắm giàn trầu, dưa.

Những câu ca dao tục ngữ về lao động cần cù
Những câu ca dao tục ngữ về lao động cần cù

6. Những người đi biển làm nghề,

Thấy dòng nước nóng thì về đừng đi.

Sóng lừng, bụng biển ầm ì,

Bão mưa ta tránh chớ hề ra khơi.

7. Hễ mà hoa quả được mùa,

Chắc là nước bể, nước mưa đầy trời.

Ai ơi nên nhớ lấy lời,

Trông cơ trời đất, liệu thời làm ăn.

8. Nhờ trời mưa gió thuận hòa,

Nào cày, nào cấy, trẻ già đua nhau.

Chim, gà, cá, nhện, cảnh, cau,

Mùa nào thức nấy giữ màu quê hương.

9. Nuôi tằm cần phải có dâu,

Muốn cho dâu tốt phải mau vun trồng.

Vườn thì cuốc rãnh thong dong,

Cách nhau hai thước đặt hông cho đầy.

Giống dâu ưa nước xưa nay,

Nhưng mà ngập hết thì cây cũng già.

10. Chăm làm là đống vàng mười

Ai chăm gánh nặng, ai lười trắng tay

11. Ngày mùa tưới đậu trồng khoai

Ngày ba tháng tám mới ngồi mà ăn.

12. Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi! Bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

13. Em là con gái đồng chiêm,

Gieo mạ cấy lúa, lại thêm trồng màu.

Ươm tơ, dệt vải nhuộm màu,

May áo bền chắc theo trâu cày bừa.

14. Con ơi nhớ lấy lời cha,

Mồng năm tháng chín thật là bão rươi.

Bao giờ cho đến tháng mười,

Thì con vào lộng ra khơi mặc lòng.

15. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang.

=> Ý nghĩa: muốn khuyên răn mọi người nên lao động cần cù, chăm chỉ; sự lười nhác sẽ khiến chúng ta lãng phí thời gian, làm gì cũng không thành công.

16. Thế gian giàu bởi chữ cần,

Có mà lười biếng thì thân chẳng còn.

=> Ý nghĩa: Câu ca dao ca ngợi bản tính chịu thương chịu khó của người lao động, đồng thời, nhắn nhủ con người phải cần cù, chăm chỉ lao động, người lười biếng thì dù có nhiều tài sản đến đâu cũng sẽ có ngày tiêu tán hết.

Những câu ca dao trên nói về sự lao động chăm chỉ, cần cù của người nông dân, người chăm chỉ làm ăn thì có của cải, an nhàn về sau. Người lao động luôn tận dụng mọi điều kiện để chăm bón, vun trồng, mỗi mùa lại có một thức nông sản đặc biệt cho con người. Còn những người lười biếng không biết làm ăn, lao động thì chỉ là những kẻ trắng tay.

những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động

2. Những câu tục ngữ về lao động cần cù

1. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

=> Ý nghĩa: Răn dạy con cháu đừng bỏ phí tài nguyên vốn có, hãy tận dụng để tạo ra trái ngọt.

2. Nhờ trời mưa gió thuận hòa,

Lúa vàng dầy ruộng, lời ca vang đồng.

=> Ý nghĩa: Mong trời mưa gió thuận hoà để người dân có thể làm việc chăm bón cây trồng tốt, mùa màng được bội thu.

3. Lúa khô cạn nước ai ơi,

Rủ nhau tát nước chờ trời còn lâu.

=> Ý nghĩa: Khi lúa cạn nước thì cần chủ động làm việc cung cấp nước cho ruộng, chứ đừng chờ trời mưa, đến lúc đó có khi lúa đã chết.

4. Rủ nhau đi cấy, đi cày,

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu,

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

=> Ý nghĩa:  Công việc đồng áng tuy vất vả nhưng sau vụ gặt, người nông dân sẽ có những lúc "phong lưu". Ý chỉ họ sẽ đạt được kết quả tốt đẹp sau khi đã bỏ công sức vào công việc đồng áng. "Đồng cạn, đồng sâu" ám chỉ sự khó khăn, vất vả của nghề nông. Đồng trên cao dễ hạn hán, mà đồng ở dưới dễ trũng thấp, ngập úng, nhưng chỉ cần vợ chồng chăm chỉ, đồng lòng thì khó khăn nào cũng vượt qua và gặt hái quả ngọt.

5. Trắng da là bởi phấn dồi,

Da đen là bởi em ngồi chợ trưa.

6. Cần cù bù thông minh.

7. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

8. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

9. Lười biếng chẳng ai thiết, siêng việc ai cũng mời.

10. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

11. Có làm thì mới có ăn,

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

12. Ghét kẻ lười, không ai cười kẻ lấm gối.

13. Ai ơi sớm tối chuyên cần

Cày sâu cuốc bẫm có phần về sau

14. Muốn ăn thì phải chăm làm

Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi.

15. Nhàn tâm trồng cây, chẳng lo trời mát

=> Ý nghĩa: Nếu chúng ta làm việc tận tâm, chăm chỉ thì sẽ đạt được kết quả tốt mà không cần phải lo lắng nhiều.

16. Thà đấm 10 cái trong tay, còn hơn nhận 1 cái búng trong miệng

=> Ý nghĩa: Khuyên răn người lao động nên cần cù làm việc, tự thân vất vả làm ăn còn hơn phụ thuộc vào người khác.

Ca dao về lao động sản xuất hay và ý nghĩa
Ca dao về lao động sản xuất hay và ý nghĩa

2. Những câu ca dao về lao động cần cù, sáng tạo

1. Thua keo này ta bày keo khác.

2. Có công mài sắt có ngày nên kim.

3. Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật.

4. Có khó mới có miếng ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

5. Dẫu rằng chí thiển tài hèn. Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.

6. Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan

7. Người đời ai khỏi gian nan. Gian nan có thuở thanh nhàn có khi.

8. Muốn no thì phải chăm làm
Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi

9. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.

3. Ca dao tục ngữ về cần cù, siêng năng

- Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi cày.

- Nhờ trời mưa gió thuận hoà
Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức ấy giữ màu nhà quê.

- Tháng sáu, tháng bảy, khi vừa
Vừa trồng giống lúa, bỏ chừa cỏ tranh
Tháng tám lúa trổ đã đành
Tháng mười cắt hái cho nhanh kịp người
Khó khăn làm mấy tháng trời
Lại còn mưa nắng thất thời khổ trông!
Cắt rồi nộp thuế nhà công
Từ rày mới được yên lòng ấm no.

- Bởi anh chăm việc canh nông
Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài
Ngày mùa tưới đậu trồng khoai
Ngày ba tháng tám mới ngồi mà ăn.

- Ta về ta rủ bạn ta
Ruộng ta ta cấy vườn ta ta trồng
Có làm thì hẳn có trông
Can chi chầu chực mà mong của người.

Bhững câu ca dao về lao động cần cù, sáng tạo
Những câu ca dao về lao động cần cù, sáng tạo

4. Ca dao tục ngữ về lao động sản xuất

- Ngày thì đem thóc ra phơi
Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay
Một đêm là ba cối đầy
Một tay xay giã, một tay giần sàng
Tháng ba ngày tám rỗi ràng
Làm sao đủ gạo mùa màng khỏi lo.

- Tháng hai cho chí tháng mười
Năm mười hai tháng, em ngồi em suy:
Vụ chiêm em cấy lúa đi
Vụ hè lúa dé, sớm thì ba trăng.

- Trồng trầu đắp nấm cho cao
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây
Nửa năm bén rể bén dây
Khôn dầu bã đậu bón tay cho liền.

- Ai ơi nhớ lấy lời này
Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm
Nhờ trời hoà cốc phong đăng
Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi
Được mùa dù có tại trời
Chớ thấy sóng cả mà rời tay co.

- Cơm ăn một bát sao no
Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng
Sâu cấy lúa, cạn gieo bông
Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai.

- Dưa gang một, chạp thì trồng
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo
Tháng hai đi tậu trâu bò
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo.

- Gỗ kiền anh để đóng cày
Gỗ lim gỗ sến anh nay đóng bừa
Răng bừa tám cái còn thưa
Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống tơ
Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều.

Những câu tục ngữ trên đây răn dạy rằng phải biết tận dụng những điều kiện mình có, cố gắng, chăm chỉ lao động thì chắc chắn sẽ có thành quả xứng đáng. Con người phải biết linh hoạt làm việc chăm chỉ mà không nên trông chờ vào những điều kiện khách quan.

Như vậy có thể thấy lao động cần cù, chăm chỉ là vinh quang, người có lao động thì sẽ thu lại được thành quả là những trái ngọt, còn kẻ chỉ biết chơi, hưởng thụ thì ắt sẽ nhận được những kết quả không tốt đẹp. Đây cũng là lời dạy những con cháu thời nay, hãy làm những công việc chân chính, lao động bằng sức lực của mình, đừng mong làm công việc nhẹ nhàng lương cao thì ắt sẽ gặp tai hoạ.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Những câu ca dao tục ngữ về lao động cần cù. Không ai biết chính xác những câu ca dao, tục ngữ này có tự bao giờ, chỉ biết đó là kinh nghiệm, sự chiêm nghiệm của cha ông được đúc kết tự hàng ngàn năm nay để truyền lại cho thế hệ sau. Soi vào đó ta thấy được hình ảnh người dân lao động Việt Nam chăm lam, chăm làm bao đời nay. Ta yêu mến, kính trọng và tự hào làm sao!

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu liên quan.

Đánh giá bài viết
117 48.173
0 Bình luận
Sắp xếp theo