Sáng kiến một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học Tiếng Anh ở trường THCS

Tải về

SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tiếng Anh ở trường THCS được sử dụng cho học sinh khối 6 ở trường THCS. Đây là sáng kiến kinh nghiệm về những giải pháp giúp học sinh có hứng thú hơn với môn Tiếng Anh ở cấp THCS, là tài liệu hữu ích giúp các thầy (cô) có thêm nguồn tư liệu tham khảo để rút thêm bài học kinh nghiệm, bổ sung thêm phương pháp dạy học môn tiếng Anh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân. Qua đó, nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh khối THCS, bồi dưỡng khả năng phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Sau đây Hoatieu.vn xin giới thiệu đến thầy (cô) nội dung chi tiết, mời các bạn tải file word hoặc pdf đầy đủ để sử dụng.

Trong thời đại hội nhập quốc tế sâu rộng, tiếng Anh đang đóng vai trò quan trọng giúp nước ta hội nhập với các nền kinh tế lớn, bởi đây là ngôn ngữ chung toàn thế giới. Do đó, hiện nay, việc dạy và học môn Tiếng Anh trong nhà trường THCS một cách hiệu quả, đồng thời tạo hứng thú học tập ngoại ngữ cho học sinh rất quan trọng. Đối với học sinh ở cấp nào cũng vậy, các em không thể đạt kết quả học tốt nếu thiếu sự hứng thú. SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tiếng Anh ở trường THCS sẽ bàn đến một số giải pháp khả thi đã được người viết đúc kết trong quá trình thử nghiệm giảng dạy, hỗ trợ bạn đọc tìm được những biện pháp phù hợp nhất giúp tăng hứng thú với môn tiếng Anh cho học sinh lớp 6.

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tiếng Anh

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết

Với vai trò là một trong những môn học bắt buộc ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung cho các em học sinh.

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã xác định, phương pháp dạy học Tiếng Anh trong nhà trường phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp.

1.2 Mục tiêu

Nhằm tích cực hóa các hoạt động của người học, trước tiên người thầy cần giúp học sinh yêu thích môn học. Các em học sinh phải có được tâm thế hào hứng chờ đợi trước mỗi tiết học. Vì thế tạo hứng thú trong học tập có ý nghĩa rất lớn đến thành tích kết quả học tập của học sinh.

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường THCS ……………, tôi nhận thấy bên cạnh đa số các em học sinh say mê trong học tập, yêu thích môn Tiếng Anh song vẫn còn một số em học sinh e ngại môn học này. Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn thực trạng công tác giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở ................................, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tiếng Anh”.

1.3 Đối tượng và biện pháp thực hiện

Trong báo cáo này, tôi đã thực hiện một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tiếng Anh đối với các em học sinh lớp 6A3, 6A6 tại trường THCS .................................

PHẦN II. NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận

Dạy học là một công việc vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên cần có năng lực sư phạm vững vàng với phương pháp giảng dạy phù hợp.

Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh, tôi nhận thấy: Để hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, giáo viên không chỉ chú ý vào việc truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa mà còn cần quan tâm đến việc tổ chức quá trình dạy học, đề cao và phát huy tốt vai trò tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập; tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức bằng chính hoạt động của mình.

Kiến thức các em thu được sau giờ học là sản phẩm nói lên chất lượng giảng dạy của thầy và thái độ học tập của học sinh tích cực hay thụ động. Có thể nói hứng thú là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng học tập và thái độ đối với môn học. Qua đó thấy rõ các phương pháp tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học là điều cần thiết từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu phù hợp với thực tiễn, đối tượng học sinh trong nhà trường.

2.2. Thực trạng công tác giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường THCS……………..

* Ưu điểm

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, động viên khuyến khích các em học sinh trong học tập, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên phát huy năng lực bản thân.

Đồng nghiệp trong nhà trường, trong nhóm Ngoại ngữ luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Đa số phụ huynh học sinh quan tâm, sát sao với việc học của con em mình.

Nhiều em học sinh yêu thích môn học, tích cực chủ động trong việc tìm tòi mở rộng kiến thức môn học.

*Hạn chế

+ Giáo viên:

Giáo viên đã áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy, tuy nhiên còn một số tiết học giáo viên chưa thực sự thu hút được tất cả các đối tượng học sinh trong lớp vào bài giảng của mình.

Trong một số tiết học giáo viên còn quá chú tâm đến việc truyền tải kiến thức, chưa kịp thời động viên khích lệ các em học sinh.

+ Học sinh:

Một số em học sinh chưa thực sự say mê, hứng thú với môn học.

Việc học còn mang tính chất thụ động, ép buộc.

Việc hệ thống hoá kiến thức sau mỗi bài học còn hạn chế.

2.3. Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tiếng Anh

a. Biện pháp 1: Tổ chức bài học hấp dẫn học sinh

Một số thủ thuật có thể áp dụng vào tiết dạy nhằm gây hứng thú cho học sinh, tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, dễ chịu đồng thời kết hợp luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cũng như ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm cho các em.

1. Sử dụng đồ dùng trực quan: Realia, Pictures, Posters

2. Một số trò chơi: Bingo, Jumbled words, Crossword, Kim’s game…

3. Một số thủ thuật khác: Dictation list

4. Eliciting

5. Matching

6. Labeling pictures

7. Recording

8. Using video/clip

9. Networks

10. Brainstorming.

11. Gap-filling

12. Categorising

13. Word scramble

14. Role play

15. Word webs

b. Biện pháp 2: Thiết kế bài dạy linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh

Xác định đối tượng học sinh, mức độ tiếp thu kiến thức của đa số học sinh trong lớp.

Xác định dạng bài: dạng bài tích hợp kỹ năng (Getting started); dạng bài luyện tập kỹ năng đọc, nói; dạng bài luyện tập kỹ năng nghe, viết hay dạng bài luyện tập từ vựng, ngữ âm, từ đó áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp.

Tổ chức lớp học với các hoạt động đan xen như: hoạt động cá nhân, cặp, nhóm; trò chơi.

c. Biện pháp 3: Học sinh ghi nhớ bài học thông qua bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy là phương pháp sử dụng hình ảnh và màu sắc để ghi chú những kiến thức quan trọng. Thông qua sơ đồ tư duy, các em học sinh có thể:

- Nhớ các thông tin quan trọng

- Hiểu rõ cấu trúc bài học

- Tiếp tục tư duy sáng tạo về bài học

2.4. Thực nghiệm sư phạm

a. Mô tả cách thức thực hiện

Biện pháp 1: Tổ chức bài học hấp dẫn học sinh

Tuỳ theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, đồng thời tuỳ theo đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù hợp.

Mời bạn đọc tải file word hoặc pdf đầy đủ để tham khảo chi tiết

Mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 1.045
Sáng kiến một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học Tiếng Anh ở trường THCS
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Sáng kiến một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học Tiếng Anh ở trường THCS