Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 7 (đủ word, PPT)

Tải về

Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 7 sách mới

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 7 - Trong bài viết sau đây Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 7 mới nhất bao gồm bản word và PowerPoint rất thuận tiện cho các thầy cô lưu về làm tài liệu tham khảo. Mẫu sáng kiến kinh nghiệm dạy văn 7 với chủ đề Phát huy năng lực học sinh trong dạy nói và nghe ngữ văn 7. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các thầy cô cùng tham khảo.

1. Báo cáo biện pháp nâng cao hiệu quả dạy Ngữ văn 7

TÊN BIỆN PHÁP

“PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY NÓI VÀ NGHE NGỮ VĂN 7”

I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP

Trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6 và 7- GDPT Mới, tiết dạy Nói và Nghe là một tiết học vô cùng quan trọng đối với học sinh. Qua tiết dạy nói và nghe giáo viên giúp cho học sinh mở rộng vốn từ, biết cách vận dụng từ ngừ, ngữ pháp để diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa giáo viên còn rèn luyện cho học sinh các mặt cụ thể về lời nói (phải rõ nghĩa, rõ ý), giọng nói (phải vừa nghe, vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói (phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời nói có sức thuyết phục hơn). Đồng thời qua dạy nói và nghe góp phần củng cố các kiến thức (về phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận); kĩ năng (tìm hiểu đề, làm dàn ý, liên kết câu, liên kết đoạn...) đã và đang học trong chương trình. Nói và nghe tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này.

Rèn luyện kĩ năng nói và nghe cho học sinh là một việc khó, nhưng dù khó thế nào, yêu cầu của 2 kĩ năng này phải luôn luôn được coi trọng. Nếu như đọc và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và nghe là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Luyện nói và nghe trong nhà trường là giúp cho học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy các tiết nói và nghe này (trước đây còn gọi là tiết Luyện nói) còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Kỹ năng nói và khả năng lắng nghe, phản hồi của học sinh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, trong quá trình tham gia giảng dạy cho học sinh, tôi rất chú trọng tới các tiết học này.

Tiến hành khảo sát thực trạng về kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 7 tại trường THCS… vào đầu năm học (2022– 2023) và cho kết quả như sau:

Nội dung khảo sát

Tốt

Khá

Bình thường

Còn đuối

1. Phần chuẩn bị bài ở nhà trước tiết Nói và nghe.

2. Em tự tin thuyết trình trước các bạn.

3. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của em.

4. Em tích cực tham gia nhận xét, chia sẻ trước bài nói của bạn.

Từ thực tế khảo sát trên cùng với sử dụng kinh nghiệm giảng dạy trong các tiết Luyện nói trước đây, áp dụng và điều chỉnh trong các tiết Nói và nghe của chương trình mới hiện nay, tôi đã tổ chức được một số tiết học Nói và nghe thực sự có hiệu quả. Vì vậy, tôi mạnh dạn chia sẻ tới quý đồng nghiệp báo cáo biện pháp: “PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY NÓI VÀ NGHE NGỮ VĂN 7”

II. TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO

Trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6, 7 theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tạo cho học sinh có tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái khi tiếp nhận kiến thức. Góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đây cũng là cách để giáo viên chúng tôi tiếp cận những phương pháp, những mô hình dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong dạy học, đáp ứng Chương trình GDPT 2018, thực hiện tốt cho việc giảng dạy SGK mới năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo.

Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ học Nói và nghe nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường THCS, nhằm tạo ra sự hứng thú, niềm say mê yêu thích môn học và rèn kĩ năng nói – nghe tốt nhất của học sinh. Qua giờ học Nói nghe phát triển năng lực cốt lõi của học sinh bao gồm cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Những năng lực đó là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực cảm thụ văn học; năng lực sử dụng công nghệ thông tin…

Chính vì vậy, áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Nói – nghe để cả lớp tích cực tham gia và được thể hiện năng lực, làm cho tiếng Việt vang lên tất cả sự giàu đẹp và nhạc điệu của nó trong giờ học Ngữ văn. Từ đó giúp các em thêm yêu tiếng Việt cũng như nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực trình bày trước tập thể.

III. TÍNH KHẢ THI

- Biện pháp có khả năng áp dụng trong dạy học môn Ngữ văn tại các nhà trường.

- Phạm vi: các biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy nói và nghe cho HS lớp 7 tại trường THCS…

IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN/ CÁCH THỰC HIỆN

1. Giải pháp 1: Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh tại nhà.

Đây là khâu rất quan trọng tạo nên thành công cho tiết Nói và nghe, giáo viên cần giao cho học sinh chuẩn bị trước tại nhà.Vì vậy, tôi rất chú trọng tới khâu này đối với học sinh. Thông thường, tôi giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà như sau:

Nhiệm vụ cần thực hiện tại nhà:

- Thứ nhất: Đọc kỹ yêu cầu của để, lựa chọn nội dung mà mình dự kiến sẽ luyện nói trước lớp.

- Thứ hai: Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.

- Thứ ba: Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh hỗ trợ cho bài nói (nếu có).

- Thứ tư: Nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ, bài học rút ra từ bài nói. Lựa chọn cách thức thể hiện sao cho phù hợp với bài nói.

Cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh:

Cách 1: Giao nhiệm vụ cá nhân thông qua phiếu học tập.

Ví dụ: Trình bày ý kiến về vấn đề: Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ (Ngữ văn 7)

Mẫu phiếu học tập hướng dẫn học sinh bước tìm ý:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đề bài: Trình bày ý kiến về vấn đề: Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ

BƯỚC TÌM Ý CHO ĐỀ BÀI

Yêu cầu

Nội dung chuẩn bị

1. Hiện trạng của việc trẻ em sử dụng các thiết bị công nghệ.

2. Nguyên nhân của tình trạng trẻ em sử dụng quá nhiều các thiết bị công nghệ.

3. Hậu quả của tình trạng trẻ em sử dụng nhiều các thiết bị công nghệ.

4. Giải pháp khắc phục tình trạng

5. Liên hệ đến bản thân em và các bạn

...................

2. Báo cáo SKKN Ngữ văn 7 PPt

Báo cáo SKKN ngữ văn 7 PPt

Báo cáo SKKN ngữ văn 7 PPt

................................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 2.350
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm