Kế hoạch giáo dục Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo file word

Tải phụ lục 1 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Phụ lục 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - Hoatieu xin chia sẻ đến quý thầy cô và bạn đọc mẫu phụ lục 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo là mẫu khung kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn môn Khoa học tự nhiên lớp 7 CTST được trình bày dưới dạng file word theo đúng hướng dẫn tại công văn 5512. Sau đây là nội dung chi tiết kế hoạch giáo dục môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tham khảo và tải về làm tài liệu sử dụng.

Kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên 7 CTST

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: KHOA HỌC TỰ NHIÊN, KHỐI LỚP 7

NĂM HỌC 20... – 20...

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Tình hình số lớp, số học sinh

- Số lớp: 03; Số học sinh: 85.

2. Tình hình đội ngũ:

- Số giáo viên: 03, bao gồm 01 GV Sinh học, 01 GV Vật lí, 1 GV Hóa học.

- Trình độ đào tạo: Đại học: 03;

- Mức đạt chuẩn nghề nghiệp: Tốt: 03; Khá: 00; Đạt: 00; Chưa đạt: 00

3. Thiết bị dạy học

STT

Bộ thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

-Dụng cụ: đèn cồn, giá đỡ, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thủy tinh 500ml, hộp diêm, đĩa petri, băng giấy đen, phễu, ống hút, panh.

-Hóa chất: Cồn 900, dung dịch iodine, nước cất.

-Mẫu vật: Chậu cây xanh (cây rau lang, câu trầu bà, cây hoa giấy,…) một số cây rong đuôi chó.

1 bộ

Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

2

-Dụng cụ: Bình thuỷ tinh 500 ml, bông gòn, dây kim loại, nến, nhiệt kế có vạch chia độ, hộp nhựa/ thùng xốp, bình tam giác có nút và ống dẫn, cốc, bình đựng nước cất, ống nghiệm, ấm đun nước siêu tốc, xoong, bếp đun.

- -Hoá chất: Nước vôi trong, nước cất.

- -Mẫu vật: 400 g hạt/1 nhóm (hạt thóc, hạt đỗ xanh, hạt ngô, …), mùn cưa hoặc xơ dừa .

1 bộ

Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

3

-Dụng cụ: Cốc thủy tinh, giấy thấm, băng keo trong, máy sấy, dao mổ, đồng hồ bấm giờ, đũa thủy tinh, đĩa petri, kính lúp.

-Hóa chất: Nước cất, màu thực phẩm hay mực viết màu tím, cobalt chloride 5% (CoCl2), lọ calcium chloride (CaCl2) khô.

-Mẫu vật: cành hoa (huệ, hồng trắng, cúc trắng…), một cây bất kì còn nguyên lá.

1 bộ

Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và thoát hơi nước ở lá

4

-Dụng cụ: Chậu trồng cây (có thể dùng vỏ lon, chai đã qua sử dụng và cắt thành cốc để trồng), dụng cụ lấy đất (thìa xúc), găng tay cao su, thước đo chiều dài của cây.

-Hóa chất: Nước.

-Mẫu vật: Hạt đỗ, ngô, lạc..nảy mầm, đất ẩm.

1 bộ

Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển cảm ứng ở sinh vật

4. Phòng học bộ môn/vườn thực nghiệm

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Phòng bộ môn Sinh học và môn Hóa học

01

-Thực hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

- Thực hành thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.

-Thực hành thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và thoát hơi nước ở lá.

-Thực hành thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.

-Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật, động vật.

-Tất cả các phòng bộ môn đều có Tivi HD màn hình lớn.

-Phòng Sinh học, Hóa học đều có hệ thống nước.

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1. Phân phối chương trình môn: Khoa học tự nhiên 7

Cả năm: 35 tuần (140 tiết). Học kì 1: 18 tuần (72 tiết). Học kì 2: 17 tuần (68 tiết)

STT

Bài học

Số tiết

Tiết theo PPCT

Yêu cầu cần đạt

MỞ ĐẦU - GV HÓA DẠY

1

Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

4

1,2,3,4

Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:

+Phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

+Thực hiện được các kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

+Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7);

+Làm được báo cáo, thuyết trình.

CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ -NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - GV HÓA DẠY

2

Bài 2: Nguyên tử

4

5,6,7,8

-Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).

-Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

3

Bài 3: Nguyên tố hóa học

3

9,10,

11

-Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

-Viết được kí hiệu hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

4

Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

7

12,13,14,15,16,17,18

- Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.

- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

5

Ôn tập chủ đề 1

1

19

-Ôn tập lại kiến thức đã học

-Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 1

CHỦ ĐỀ 2: PHÂN TỬ – GV HÓA DẠY

6

Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất

4

20,21,22,23

- Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

7

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

4

24,25,26,27

-Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm.

-Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm.

-Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị.

8

Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

4

28,29,30,31

-Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị). Cách viết công thức hoá học.

-Viết được công thức hoá học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng.

-Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố với công thức hoá học.

-Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất.

-Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.

9

Ôn tập chủ đề 2

1

32

-Ôn tập lại kiến thức đã học

-Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 2

10

Ôn tập giữa kì 1

1

33,34

-Ôn tập lại kiến thức đã học

-Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 1 và 2

11

Kiểm tra giữa kì 1

1

35,36

-Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

-Phân tử, đơn chất, hợp chất - Liên kết hóa học, hóa trị và công thức hóa học

CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ – GV LÍ DẠY

12

Bài 8: Tốc độ chuyển động

3

37,38,39

-Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

-Tốc độ = quãng đường vật đi / thời gian đi quãng đường đó

-Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

13

Bài 9: Đồ thị quãng đường – thời gian

3

40,41,42

-Vẽ được đồ thị quãng đường-thời gian cho chuyển động thẳng.

-Từ đồ thị quảng đường-thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật)

14

Bài 10: Tốc độ đo

3

43,44,45

-Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường.

15

Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

1

46

-Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.

-Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nếu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

16

Ôn tập chủ đề 3

1

47

-Ôn tập lại kiến thức đã học

-Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 3

17

Bài 12: Mô tả sóng âm

3

48,49,50

-Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào âm thanh kim loại,…) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.

-Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

18

Bài 13: Độ to và độ cao của âm

3

51,52,53

-Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.

-Nêu được đơn vị của tần số là héc, kí hiệu là Hz.

-Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.

-Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.

19

Bài 14: Phản xạ âm

3

54,55,56

-Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

-Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

20

Ôn tập Chủ đề 4

1

57

-Ôn tập lại kiến thức đã học

-Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 4

CHỦ ĐỀ 5: ÁNH SÁNG – GV LÍ DẠY

21

Bài 15: Ánh sáng, tia sáng

3

58,59,60

-Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; từ đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.

-Thực hiện thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.

-Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.

22

Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

3

61,62,63

-Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.

-Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.

-Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán.

23

Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

2

64,65

-Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng và dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

-Vẽ được hình biểu diễn và nêu được khái niệm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

-Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.

24

Ôn tập Chủ đề 5

1

66

-Ôn tập lại kiến thức đã học

-Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 5

25

Ôn tập cuối kì 1

2

67,68

-Ôn tập lại kiến thức đã học

-Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 1,2,3,4 và 5

26

Kiểm tra cuối kì 1

4

69,70, 71,72

-Nguyên tử - Nguyên tố hóa học -Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

-Phân tử, đơn chất, hợp chất - Liên kết hóa học , hóa trị và công thức hóa học

-Tốc độ chuyển động, đo tốc độ, đồ thị quãng đường

-Sóng âm, độ cao và độ to của âm, phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

-Năng lượng ánh sáng. tia sáng, vùng tối, sự phản xạ ánh sang, ảnh của vật qua gương phẳng

CHỦ ĐỀ 6: TỪ - GV LÍ DẠY

27

Bài 18: Nam châm

2

73,74

-Tiến hành thí nghiệm để nêu được:

+Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau;

+Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm).

-Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.

28

Bài 19: Từ trường

3

75,76,77

-Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.

-Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

-Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm.

29

Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn

3

78,79,80

-Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.

-Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau

-Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí

30

Bài 21: Nam châm điện

1

81

Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng cách thay đối dòng điện

31

Ôn tập Chủ đề 6

1

82

-Ôn tập lại kiến thức đã học

-Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 6

CHỦ ĐỀ 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

- GV SINH DẠY

32

Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

2

83,84

- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

- Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

33

Bài 23: Quang hợp ở thực vật

4

85,86,87,88

-Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây:

+Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp.

+Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ).

+Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

-Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh

-Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp.

34

Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

2

89,90

-Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

35

Bài 25: Hô hấp tế bào

3

91,92,93

-Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật):

+Nêu được khái niệm;

+Viết được phương trình hô hấp dạng chữ

+Thể hiện hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.

-Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...).

36

Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

2

94,95

- Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.

37

Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

4

96,97,98,99

-Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.

-Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng.

-Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người).

38

Bài 28: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với cơ

2

100,

101

- Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

- Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước.

39

Bài 29: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

3

102,

103,

104

- Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây;

-Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống);

-Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước;

40

Ôn tập giữa kì 2

2

105,

106

-Ôn tập lại kiến thức đã học

-Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 6 và 7

41

Kiểm tra giữa kì 2

2

107,

108

- Nam châm, từ trường, chế tạo nam châm điện đơn giản.

- Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

- Quang hợp ở thực vật

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

- Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Hô hấp tế bào

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

- Trao đổi khí ở thực vật

- Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật

42

Bài 29: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

2

109,

110

-Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật;

-Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây).

43

Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

4

111,

112,

113,

114

-Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người);

-Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.

-Thông qua quan sát tranh, ảnh (mô hình, học liệu điện tử) mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật, lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người.

- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...).

44

Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và thoát hơi nước ở lá

1

115

-Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và thoát hơi nước ở lá.

45

Ôn tập Chủ đề 7

1

116

-Ôn tập lại kiến thức đã học

-Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 7

CHỦ ĐỀ 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT - GV SINH DẠY

46

Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

2

117,

118

-Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật.

-Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật.

-Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).

-Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

47

Bài 33: Tập tính ở động vật

2

119,

120

-Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.

-Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

-Thực hành: Ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

-Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

CHỦ ĐỀ 9: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT - GV SINH DẠY

48

Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

2

121,

122

-Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

-Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

-Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên.

-Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật dựa vào hình vẽ vòng đời của một sinh vật đó.

49

Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cảu sinh vật

2

123,

124

-Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).

-Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kính thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).

-Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).

50

Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển cảm ứng ở sinh vật

1

125

-Tiến hành được thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.

-Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số động vật, thực vật.

51

Ôn tập Chủ đề 8,9

1

126

-Ôn tập lại kiến thức đã học

-Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 8,9

CHỦ ĐỀ 10: SINH SẢN Ở SINH VẬT - GV SINH DẠY

52

Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

4

127,

128,

129

130

-Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.

-Nêu được khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở sinh vật. Phân biệt được 2 hình thức sinh sản này.

-Phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.

-Mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:

+Mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính và phân biệt với hoa đơn tính.

+Mô tả được thụ phấn; thụ tinh và lớn lên của quả.

-Mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật. Lấy được ví dụ ở động vật đẻ con và đẻ trứng.

-Nêu được vai trò của sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính trong thực tiễn.

-Trình bày được một số ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn (nhân giống vô tính cây, nuôi cấy mô) và sinh sản hữu tính trong thực tiễn.

53

Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

2

131,

132

-Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.

-Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính). Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.

CHỦ ĐỀ 11: CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT - GV SINH DẠY

54

Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một khối thống nhất

2

133,

134

-Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường và sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng - sinh trưởng, phát triển – cảm ứng – sinh sản, chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

55

Ôn tập cuối kì 2

2

135,

136

-Ôn tập lại kiến thức đã học

-Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 6,7,8,9,10,11

62

Kiểm tra cuối kì 2

4

137,

138,

138,

140

- Nam châm, từ trường, chế tạo nam châm điện đơn giản.

- Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

- Quang hợp ở thực vật

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

- Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Hô hấp tế bào

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

- Trao đổi khí ở thực vật

- Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật

- Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật, ở động vật.

- Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

- Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

- Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

- Sinh sản vô tính ở sinh vật, sinh sản hữu tính ở sinh vật, một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật, cơ thể sinh vật là một khối thống nhất.

2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra,

đánh giá

Thời gian làm bài

(1)

Yêu cầu cần đạt

(2)

Thời điểm

(3)

Hình thức

(4)

Giữa học kì I

60 phút

- Đáp ứng YCCĐ từ bài 1 – “Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên” đến Bài 7–“Hóa trị và công thức hóa học”.

- Hiểu được các nội dung đã học.

- Liên hệ được các kiên thức đã học giải thích một số bài tập.

- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực.

Tuần 9

-Kiểm tra viết tập trung toàn khối

Cuối học kì I

90 phút

- Đáp ứng YCCĐ từ bài 1 – “Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên” đến Bài 17–“Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng”.

- Hiểu được các nội dung đã học.

- Liên hệ được các kiên thức đã học giải thích một số bài tập.

- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực.

Tuần 18

-Kiểm tra viết tập trung

Giữa học kì II

60 phút

-Đáp ứng YCCĐ từ Bài 18- “Nam châm” đến Bài 29 – “Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật”.

- Hiểu được các nội dung đã học.

- Liên hệ được các kiến thức đã học giải thích một số hiện tương thực tế và giải thích một số bài tập.

- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực.

Tuần 26

-Kiểm tra viết tập trung toàn khối

Cuối học kì II

90 phút

-Đáp ứng YCCĐ từ Bài 18- “Nam châm” đến Bài 39 – “Chứng minh cơ thể sinh vật là một khối thống nhất”.

- Hiểu được các nội dung đã học.

- Liên hệ được các kiến thức đã học giải thích một số hiện tương thực tế và giải thích một số bài tập.

- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực.

Tuần 35

-Kiểm tra viết tập trung

III. CÁC NỘI DUNG KHÁC

1. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn

- Tuần thứ 19 và tuần thứ 31: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo mô hình nghiên cứu bài học.

2. Hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật

- Hướng dẫn học sinh yêu thích nghiên cứu khoa học kĩ thuật lĩnh vực Khoa học tự nhiên và tham gia dự thi cấp trường, cấp huyện.

....., ngày ... tháng ... năm 202...

                      TỔ TRƯỞNG                                                                HIỆU TRƯỜNG

                           (ký tên)                                                                    (ký tên, đóng dấu)

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 231
0 Bình luận
Sắp xếp theo