SKKN Bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4, 5

Tải về

SKKN Bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4, 5. Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, tốc độ nhanh giúp các em rèn tính kỉ luật, cẩn thận, óc thẩm mỹ và ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. TOP 3 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 4, 5 dưới đây sẽ giúp thầy cô nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp để bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh hiệu quả.

Sáng kiến Bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4, 5
Sáng kiến Bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4, 5

1. SKKN Bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4, 5

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

2.1. Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thị xã …..

2.2. PHẦN THÔNG TIN TÁC GIẢ VÀ ĐỒNG TÁC GIẢ:

Họ và tên: .....

Ngày tháng, năm sinh:

Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học ....thị xã ....

Chức danh:

Trình độ chuyên môn:

Số điện thoại:

Email:

2.3. TÊN SÁNG KIẾN: Bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4,5.

2.4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN

Trường Tiểu học....

2.5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:

- Giáo dục Tiểu học

2.6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ:

- Ngày ... tháng ... năm 20... đến ngày ... tháng ... năm 20...

2.7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:

1. Lời giới thiệu

Chữ viết là sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự xuất hiện của chữ viết đánh dấu một giai đoạn phát triển về chất của một ngôn ngữ. Chữ viết ra đời góp phần ổn định hóa ngôn ngữ âm thanh, mở rộng phạm vi hoạt động ngôn ngữ từ nghe, nói sang đọc, viết. Chữ viết chắp cánh cho chúng ta vượt qua mọi hạn chế về thời gian, không gian cũng như mọi hạn chế khác nảy sinh trong giao tiếp.

Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới rộng lớn mênh mông mở ra trước mắt các em. Bồi dưỡng các em viết chữ là chúng ta đã trao cho các em chìa khoá để mở ra những cánh cửa tri thức bước vào tương lai. Chữ viết là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Vì vậy, dạy chữ chính là dạy người.

Như chúng ta đã biết, viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh giúp học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Vì vậy dạy học sinh viết đúng, viết đẹp là rèn luyện cho các em những phẩm chất đạo đức tốt như: tính kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mỹ và sáng tạo như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”.

Các vấn đề về chữ viết và dạy chữ viết là một trong những nội dung giáo dục được cả xã hội quan tâm, lo lắng. Người xưa đã nói: “Nét chữ - nết người” là hàm hai ý sau: Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người; thứ hai, thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Chính vì thế mà nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo đã trăn trở, góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy chữ.

Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy, trong những năm gần đây, chữ viết của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế như viết sai, viết xấu và viết rất chậm, chữ viết mất nét, nghiêng ngả. Học sinh viết chưa đúng độ cao, độ rộng của từng con chữ; khoảng cách giữa các chữ chưa đều, cỡ chữ chưa chuẩn, chữ quá to hoặc quá bé,. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập Tiếng Việt nói riêng, học các môn học khác nói chung.

Đặc biệt là học sinh lớp 4,5 lớp cuối cấp ,tâm sinh lý chưa hoàn thiện, nhận thức không đồng đều, khả năng ghi nhớ chưa cao. Quan trọng hơn cả là việc giáo dục cho các em những phẩm chất Đạo đức tốt như: Tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ chưa được quan tâm đúng mức. Điều này có liên quan đến việc dạy tập viết cho học sinh Tiểu học. Mặt khác, từ môi trường hoạt động vui chơi là chính chuyển sang môi trường chủ yếu là hoạt động học tập, các em phải đọc, phải viết nhiều hơn, gây mỏi tay, mỏi mắt…dẫn đến tình trạng uể oải, nản trí, ngại viết.

Hơn nữa, trong những năm gần đây, nội dung, chương trình giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng có nhiều thay đổi. Đi kèm với sự thay đổi đó là các quy trình dạy, tài liệu dạy và học thay đổi. Đó chính là điều mà tôi băn khoăn và trăn trở khi dạy tập viết cho các em. Là một giáo viên dạy lớp 4,5, tôi luôn tự đặt cho mình những câu hỏi: Làm thế nào để những đôi bàn tay còn vụng về, lóng ngóng của các em có thể viết được những dòng chữ đều, đẹp? Bằng cách nào để bồi dưỡng các em có thể viết đúng, viết đẹp hơn được?

Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn dưa ra suy nghĩ của mình về việc: “Bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4, 5”. Mong rằng qua sáng kiến này, giáo viên có thể áp dụng để chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4,5 sẽ ngày càng được nâng cao hơn.

2. Đặc điểm tình hình lớp

*Thuận lợi

- Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo cho quá trình dạy học Tập viết: Bảng có kẻ ô li, mỗi giáo viên tiểu học đều được trang bị bộ chữ dạy Tập viết. Bàn ghế, ánh sáng phòng học đảm bảo yêu cầu.

- Nhiều giáo viên có chuyên môn, năng lực dạy học tốt, viết chữ đẹp và nắm rõ các phương pháp dạy học cũng như tiến trình dạy học các môn nói chung và phân môn Tập viết nói riêng. Trường TH……………….. những năm gần đây thường xuyên tổ chức cuộc thi “Viết chữ đẹp” cho giáo viên và học sinh nhằm khuyến khích các thầy cô giáo và các em luôn tự trau dồi và học hỏi các cách viết chữ đẹp để ứng dụng vào bài học.

- Hàng ngày, các em đều được luyện chữ trên bảng con, bảng lớp, vở ô ly, vở tập viết… Nội dung các bài tập viết rõ ràng, phù hợp và cụ thể.

* Khó khăn

- Đối với học sinh các lớp 4,5 lượng kiến thức nhiều hơn các cấp dưới , số lượng văn bản cũng nhiều nhưng thời gian học của học sinh chủ yếu dành cho kiến thức nên ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết , kiến thức nhiều nên học sinh viết thành ẩu và cẩu thả.

- Do học sinh chưa nắm chắc các nét cơ bản và cấu tạo các chữ, quy trình viết chữ cái, quy trình nối các nét trong chữ cái, nối các chữ cái trong chữ ghi tiếng nên chữ viết mới sai độ cao, độ rộng, các nét rời rạc, không đều. Các nét chữ còn cứng, chưa có sự mềm mại.

- Do đặc thù tâm sinh lí lứa tuổi, các em ở các lớp đầu cấp chóng nhớ nhưng mau quên, mới đầu năm học các em chưa quen nề nếp, nếu không luyện tập nhiều thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến chữ viết.

- Một số em học sinh có tư thế ngồi viết và cách cầm bút sai: các em ngồi cúi mặt vào sát vở, có học sinh ngồi vai thấp vai cao, rất nhiều học sinh cầm bút không đúng cách gây khó khăn trong quá trình viết, viết chậm, chữ viết không đẹp.

- Vở tập viết của các em giấy quá mỏng nên khi viết chữ hay bị nhòe mực, dùng viết quá nhạt hoặc không đều màu…

Tải file về máy để xem tiếp nội dung

2. Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số: ………………………………………………

1. Tên sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả rèn chữ viết cho học sinh lớp 4”

2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục tiểu học

3. Mô tả bản chất của sáng kiến

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

“Nét chữ- nết người, luyện nét chữ- rèn nết người”: đó là mục tiêu của mỗi giáo viên đã ngày đêm chăm lo đến thế hệ trẻ. Bởi ai cũng mong muốn cho con em mình được trở thành một con người có ích cho xã hội, đã đặt cho giáo viên chúng ta một trách nhiệm, nghĩa vụ trực tiếp đào tạo ra một thế hệ trẻ như thế. Các học sinh thân yêu là niềm trăn trở của nhà giáo, làm sao để học sinh mình có thể vươn tới tương lai với sự toàn diện về phẩm chất, nhân cách với những đức tính tốt, cẩn thận, biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ước mơ vươn tới cái đẹp.

Việc rèn cho các em một đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, sạch sẽ, khoa học, biết yêu cái đẹp là điều không thể thiếu. Ngoài kiến thức cơ bản, rèn chữ viết là con đường hình thành nhân cách, thói quen và những đức tính đẹp nhất cho lứa tuổi bậc tiểu học với những bài học đầu tiên cho nền tảng vững chắc về đức và tài cho một thế giới ngày mai. “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô.

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả rèn chữ viết cho học sinh lớp 4”. Qua đó có thể trao đổi sáng kiến cùng đồng nghiệp để dìu dắt cho thế hệ trẻ của chúng ta trở thành những con người toàn diện.

a) Ưu điểm

- Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh và giáo viên;

- Hàng năm vẫn tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh nhằm phát huy tinh thần hiếu học đó là điều kiện thuận lợi cho giáo viên phát huy tính tích cực và sáng tạo của mình, học sinh cũng cảm thấy hãnh diện khi được đạt giải cao ở cấp trường, cũng là cơ hội để giáo viên thể hiện bản lĩnh rèn chữ viết cho học sinh bằng tâm huyết của mình.

b) Hạn chế

- Học sinh ngồi viết chưa đúng tư thế;

- Một số không nhỏ học sinh cầm bút, để vở chưa đúng;

- Gia đình các em chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình;

- Các em đến trường chưa chuẩn bị đủ dụng cụ học tập;

- Các em chỉ cần viết xong, viết đúng cấu tạo chữ, chưa chú ý đến viết đúng kỹ thuật và viết đẹp;

- Các em chưa ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc học tập;

- Một số giáo viên, học sinh chưa kiên trì bền bỉ.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

3.2.1. Mục đích của giải pháp

Tìm hiểu thực trạng dạy và học viết chữ của học sinh lớp 4 qua đó đề ra một số sáng kiến nhằm góp phần rèn chữ viết đẹp cho hs lớp 4. Từ đó sẽ giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời mỗi giáo viên sẽ đào tạo cho đất nước những nhân tài không chỉ thành thục về kĩ năng mà còn giàu về cảm xúc, có tâm hồn trong sáng nhân ái.

Tải file về máy để xem tiếp nội dung

2. Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 5

Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 5

Tải file về máy để xem tiếp nội dung

Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 45
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm