SKKN Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp Toán học cho học sinh lớp 3

Tải về

SKKN Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp Toán học cho học sinh lớp 3. Năng lực giao tiếp toán học là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển ở học sinh trong quá trình dạy học Toán. Sau đây HoaTieu.vn xin chia sẻ Báo cáo đề tài sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực giao tiếp Toán học cho học sinh lớp 3 do giáo viên đúc rút trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dạy học. Từ đó giúp thầy cô tham khảo để áp dụng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực và tổ chức được các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực Toán học của học sinh một cách có hiệu quả.

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực giao tiếp Toán học cho học sinh lớp 3

Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp Toán học lớp 3
Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp Toán học lớp 3

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP

GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIAO TIẾP TOÁN HỌC

CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 3

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Toán đưa ra năm năng lực thành tố của năng lực toán học cần hình thành và rèn luyện cho học sinh bao gồm: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện học Toán. Đồng thời, môn Toán góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã quy định trong Chương trình tổng thể. Chương trình môn Toán còn góp phần giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp, rèn luyện nhân cách để trở thành người lao động, người công dân có trách nhiệm. Năng lực giao tiếp toán học là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển ở học sinh trong quá trình dạy học Toán

Dạy học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực học sinh là nhiệm vụ hàng đầu vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên, trong đó giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải “cố vấn”, tổ chức, điều hành các hoạt động học tập của học sinh. Để thực hiện được điều đó, người giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động học tập để phát huy được vai trò chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức và vận dụng vào thực tiễn của học sinh.

Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh của giáo viên tiểu học còn nhiều hạn chế. Giáo viên còn bị ảnh hưởng nhiều từ thói quen, kinh nghiệm dạy học theo định hướng nội dung, trang bị kiến thức mà chưa thành thục trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, chưa tổ chức được các hoạt động học tập nhằm phát triển các năng lực của học sinh một cách có hiệu quả.

Học sinh lớp 3, sau 2 năm tham gia các hoạt động học tập trong môi trường tiểu học (lớp 1, lớp 2), các em đã được hình thành và phát triển những năng lực đặc thù của môn toán ở mức độ nhất định, trong đó có năng lực giao tiếp toán học. Tuy nhiên, rất ít học sinh trong các giờ học toán hoặc khi tham gia các hoạt động ứng dụng có câu trả lời hoàn chỉnh, hợp lí với những giải thích hoặc mô tả rõ ràng; thường là những câu giải thích, trình bày không rõ ý, bỏ qua những phần quan trọng của vấn đề; thậm chí là sử dụng các từ ngữ không phản ánh được vấn đề, mô tả hoàn toàn sai vấn đề của tình huống.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dạy học, kĩ năng giao tiếp toán học, Chương trình môn Toán lớp 3, đặc điểm học sinh tiểu học, bản thân tôi đã thực hiện có hiệu quả “Một số biện pháp góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học môn Toán lớp 3”, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nói chung, dạy học môn Toán ở trường tiểu học nói riêng.

II. Mô tả giải pháp kỹ thuật

II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

II.1.1. Tìm hiểu về Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giao tiếp toán học II.1.1.1. Kĩ năng

Kĩ năng được hiểu theo nhiều hướng khác nhau, nhiều góc độ khác nhau nên hiện nay vẫn có những cách hiểu khác nhau cùng tồn tại.

Theo Từ điển tiếng Việt, “kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế”.

Theo Từ điển Tâm lí học thì “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”.

Tác giả Nguyễn Văn Đồng quan niệm “Kĩ năng là năng lực vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả một hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể”.

Tác giả Lê Văn Hồng thì cho răng "Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới". Nguyễn Quang Uẩn quan niệm “Kĩ năng là năng lực của con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình".

Qua các cách hiểu trên, kĩ năng được xem xét dựa trên nhiều các quan điểm khác nhau của nhà nghiên cứu. Mặc dù vậy, những quan niệm về kĩ năng đó không hề mâu thuẫn nhau mà chỉ khác nhau ở chỗ quan niệm đó được hiểu theo việc mở rộng hay thu hẹp các thành phần của kĩ năng.

Vì vậy, có thể hiểu “kĩ năng là một hoạt động hay hành động nào đó của con người để vận dụng những tri thức thu nhận được vào trong thực tiễn, giải quyết vấn đề thực tiễn nhằm đạt được mục đích đặt ra”.

II.1.1.2 Giao tiếp

Giao tiếp là một hoạt động của con người, hoạt động này rất đa dạng, phong phú nhưng khá phức tạp được con người thực hiện hàng ngày trong cuộc sống, trong mọi lĩnh vực.

Theo Từ điển tiếng Việt, “giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp”.

Tác giả Lê Văn Hồng lại quan niệm “giao tiếp có thể là một quá trình, trong đó con người trao đổi với nhau các ý tưởng cảm xúc và thông tin nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội vì những mục đích khác nhau”.

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn thì cho rằng “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó, con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác”. Như vậy, tác giả đã coi giao tiếp như điều kiện của sự tồn tại và phát triển của con người. Nhờ có giao tiếp mà các quan hệ, liên hệ nhân cách của con người được hoàn thiện, phát triển hơn.

.............

>>> Tải SKKN Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp Toán học cho học sinh lớp 3 về máy để xem tiếp nội dung.

Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 18
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm