SKKN: Một số biện pháp làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
HoaTieu.vn xin chia sẻ các mẫu SKKN: Một số biện pháp làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi . Mời các bạn tham khảo trong bài.
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là nhận thức về thế giới xung quanh. Thông qua ngôn ngữ, trẻ sẽ ngày càng khám phá được nhiều điều thú vị trong cuộc sống, phát triển tình cảm, đạo đức, tư duy,... Đồng thời, giúp trẻ biểu đạt mong muốn, giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, góp phần hình thành cảm xúc tích cực. Trong giai đoạn từ 24 đến 36 tháng tuổi là thời điểm mà vốn từ ngữ của trẻ tăng nhanh, do tầm tuổi này, trẻ bắt đầu tò mò khám phá nhiều hơn, trẻ sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi chờ người lớn giải đáp. Do đó, mục tiêu phát triển ngôn ngữ thời điểm này là giúp trẻ phát âm chuẩn các từ, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, tình cảm, thể chất và quan hệ xã hội. Nội dung đầy đủ Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi được đúc rút từ quá trình giảng dạy của giáo viên, đã được áp dụng có hiệu quả trong thực tế sẽ được Hoatieu.vn giới thiệu chi tiết như sau:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
I - Đặt vấn đề:
Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của các sự vật , hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
Trong khi tổ chức hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ, tôi thấy nhiều trẻ còn chưa mạnh dạn, tự tin khi phát âm, cũng như đưa ra các ý kiến, câu hỏi và khả năng nghe, hiểu với mọi người xung quanh chưa được tốt. Chính vì những lý do đó tôi đã nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi” để giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ.
II - Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
1. Cơ sở lý luận:
Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống, nhưng làm thế nào để ngôn ngữ phát triển thì chúng ta không thể nói đến việc phát triển vốn từ cho trẻ. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ : Vốn từ của trẻ tăng nhanh. Trong vốn từ của trẻ có tất cả các loại từ đơn, từ ghép, bên cạnh đó trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh. Tôi nhận thấy vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ đang hoàn thiện dần nên khi trẻ nói, trẻ hay nói chậm, hay kéo dài giọng, đôi khi còn ậm, ừ, ê a, không mạch lạc Phát triển từ cho trẻ là quá trình hình thành giúp trẻ làm quen với các từ mới, củng cố vốn từ làm cho vốn từ phong phú tích cực hóa ngôn ngữ. Đặc biệt trẻ ở lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi, giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ, vì đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này có vùng ngôn ngữ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh, do đó mà trẻ được tác động mạnh mẽ về ngôn ngữ từ phía môi trường xung quanh trẻ, thì vùng ngôn ngữ của trẻ có điều kiện phát triển nhanh. Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của tư duy đó giúp trẻ có khả năng nhận thức thế giới bên ngoài, do đó ở trẻ luôn xuất hiện câu hỏi: Tại sao ? với chúng ta.
Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ đang học nói hay bắt chước người lớn và chính thời điểm này cô giáo sẽ dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ câu, cách phát âm rõ ràng Muốn làm được điều đó giáo viên phải nắm vững đặc điểm vốn từ của trẻ, có ý thức trau dồi ngôn ngữ, tự học, tự rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ đúng đắn, thân ái và lịch sự. Tư duy của trẻ ở lứa tuổi này là tư duy trực quan. Thời kỳ này khả năng tri giác về các sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện. Trẻ hay bắt chước những cử chỉ và lời nói của người khác, do vậy ngôn ngữ của cô giáo phải trong sáng và chính xác để trẻ noi theo. Đồng thời, tôi đã tự tìm tòi nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy trẻ và chọn đề tài: “Một số biện pháp làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi”.
2. Cơ sở thực tiễn:
Từ thực tế trong công tác tại trường và trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường.
- Giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập tại các lớp chuyên đề do Sở, phòng Giáo dục tổ chức.
- Trường có CSVC phục vụ tốt nhất cho các hoạt động của trẻ.
- Giáo viên nhiệt tình, sáng tạo làm đồ dùng phục vụ cho việc cung cấp và phát triển vốn từ cho trẻ. Trình độ của giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Phụ huynh học sinh quan tâm, kết hợp cùng chúng tôi trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Các cháu đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, thích tham gia vào các hoạt động và vui chơi.
* Khó khăn:
- Trẻ 24- 36 tháng tuổi do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với các cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và cá tính khác nhau.
- Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn. Vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
- 85% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chế dẫn dến tình trạng trẻ thường dùng từ chưa chính xác.
- Trẻ nhút nhát, còn khóc nhiều ở giai đoạn đầu khi trẻ đến làm quen với trường lớp mầm non, với cô và các bạn mới.
=> Đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ. Do đó qua thực tiễn dạy trẻ hàng ngày, trong những năm học vừa qua, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
3. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất
Trẻ từ 24-36 tháng tuổi đang tập nói trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Do đặc điểm phát triển và nhu cầu giao tiếp mà vào giai đoạn này, lời nói của trẻ phát triển với một tốc độ mạnh mẽ nhất. Nhiệm vụ của cô giáo nhà trẻ giá viên mầm non phát triển lời nói cho trẻ bao gồm nhiều mặt. Cần dạy trẻ hiểu lời nói của người lớn không cần sự trợ giúp trực quan, mở rộng vốn từ tích cực dạy trẻ các mẫu câu, phát triển giao tiếp ngôn ngữ của trẻ với người lớn, giữa trẻ với trẻ.
Phát triển sự định hướng vào thế giới xung quanh có ý nghĩa rất to lớn đối với phát triển lời nói. Cần phát triển ở trẻ năng lực quan sát, nhận biết các đồ vật hiện tượng khác nhau, đồng thời cho trẻ làm quen với những hoạt động lao động của người lớn. Kết quả là sẽ phát triển được mặt hiểu ý nghĩa của lời nói, khả năng phát âm các chức năng giao tiếp và khái quát hoá.
Cần đặc biệt quan tâm mở rộng vốn từ cho trẻ. Điều quan trọng ở chỗ làm sao cho trẻ không những nắm vững từ mà còn sử dụng chúng theo ý mình. Nhu cầu sử dụng ngữ điệu vào giao tiếp cần phải được giáo dục. Giáo viên không được phép bỏ qua những từ nói ngọng trong những trường hợp cần phải cho trẻ gọi đúng tên đồ vật… Chính vì vậy giáo viên cần cung cấp một số mẫu câu cho trẻ. Mẫu câu của cô cần đúng ngữ pháp, các mẫu câu đơn hạt nhân, một số câu đơn mở rộng đơn giản với số lượng từ không nhiều…nhằm phát triển vốn từ cho trẻ một cách chính xác hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
* Biện pháp 1: Giáo viên nắm vững đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ.
Giáo viên cần nắm vững đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ. Đây là một biện pháp vô cùng quan trọng vì nếu giáo viên không nắm vững đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ thì sẽ không có phương pháp tác động phù hợp tới trẻ. Để phát triển vốn từ cho trẻ, tôi phải dựa trên cơ sở lý luận sau:
- Về cơ sở ngôn ngữ.
- Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ.
Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh. Những từ các cháu được sử dụng hầu hết là những từ chỉ tên gọi, những gì gần gũi xung quanh mà hàng ngày trẻ tiếp xúc. Ngoài ra, trẻ cũng nói được một số từ chỉ hành động, chỉ những công việc của bản thân và mọi người xung quanh, chỉ hành động của những con vật mà trẻ biết:
Ví dụ:
+ Máy bay, tàu hoả, con cá, bố, mẹ, ông, bà, anh, chị
+ Máy bay bay, tàu hoả chạy, con cá bơi, con yêu bố nhiều lắm....
Tôi nhận thấy vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ đang hoàn thiện dần nên khi trẻ nói trẻ hay nói chậm, hay kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a, không mạch lạc. Để giúp trẻ phát triển vốn từ, tôi thấy người giáo viên cần phải nắm vững đặc điểm vốn từ của trẻ. Mặt khác, cô giáo phải nói chậm, nói to, rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe, nói có sự biểu cảm.
- Về tâm lý của trẻ: Tư duy của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là tư duy trực quan. Thời kỳ này, khả năng tri giác về các sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện. trẻ hay bắt chước những cử chỉ, và lời nói của người khác. Do vậy ngôn ngữ của cô giáo phải trong sáng và chính xác để trẻ nói theo.
- Về cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con người và sự vật hiện tượng xung quanh.
Để thực hiện điều đó phải thông qua nhiều phương tiện khác nhau như qua các giờ học, các trò chơi, dạo chơi ngoài trời và sinh hoạt hàng ngày. Rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính xác các âm của tiếng mẹ đẻ, hướng dẫn trẻ biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu. Vì vậy khi cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên, đặc điểm của đối tượng. không những thế, giáo viên dạy trẻ biết nói câu đầy đủ, rõ nghĩa, dạy trẻ phát âm đúng các âm chuẩn của tiếng việt, đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục học tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức, tính tiếp thu.
Tất cả những cơ sở đặc điểm để phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ làm tăng số lượng vốn từ của trẻ, sự hiểu biết nghĩa của từ, cách dùng từ của trẻ mà còn làm phong phú hiểu biết và xúc cảm của trẻ về sự vật hiện tượng xung quanh.
* Biện pháp 2: Phát triển vốn từ cho trẻ qua các hoạt động trong ngày.
Các hoạt động trong ngày ở lớp của trẻ đều giúp trẻ phát triển được vốn từ thông qua các cuộc trò chuyện giao lưu giữa cô và trẻ giữa trẻ với trẻ. Nhưng tôi thấy có một số hoạt động hướng cho trẻ phát triển phong phú vốn từ như:
- Giờ đón trẻ: Đây là thời điểm cô và trẻ giao lưu với nhau nhiều nhất, chính vì vậy cô phải tích cực trò chuyện cùng trẻ và yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng.
Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
+ Gia đình con có những ai?
+ Trong gia đình ai yêu con nhất?
+ Mẹ yêu con như thế nào?
+ Buổi sáng ai đưa con đến lớp?
+ Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?
=> Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn. Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố, mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời.
- Trong giờ hoạt động chơi tập có chủ đích.
- Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc.
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong quá trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau.
Ví dụ:Trò chơi trong góc “Thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày.
+ Bác đã cho búp bê ăn chưa? (Chưa ạ)
+ Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của búp bê nhé! (Vâng ạ)
+ Ngoan nào mẹ cho búp bê ăn nhé!
+ Bột vẫn còn nóng lắm để mẹ thổi cho nguội đã! (Giả vờ thổi cho nguội)
+ Búp bê của mẹ ăn ngoan rồi mẹ cho búp bê đi chơi nhé! (Âu yếm em búp bê)
=> Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con người.
- Trong giờ hoạt động chơi tập theo ý thích buổi sáng: Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển vốn từ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động trong đó có hoạt động chơi. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ .
Qua các trò chơi, vai chơi trong góc chơi cô có thể kích thích, trò chuyện với trẻ để phát triển vốn từ cho trẻ. Trẻ có thể hiểu được hành động chơi của mình qua các trò chơi.
Ví dụ:
- Trẻ chơi góc hoạt động với đồ vật
- Cô hỏi: Con đang chơi trò chơi gì? (Con xâu vòng ạ).
- Con xâu vòng bằng gì? (Con xâu bằng dây ạ)
- Khi xâu xong con nhớ để sản phẩm nhẹ nhàng vào rổ nhé? ( vâng ạ)
- Con đang xếp cái gì? (Con xếp nhà ạ.)
- Con xếp như thế nào? (Con xếp chồng ạ.)
=> Tóm lại, trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường cô phải tích cực trò chuyện với trẻ, kích thích để trẻ trả lời, nếu trẻ không trả lời được cô phải nhắc nhở, động viên trẻ. Có như vậy, vốn từ của trẻ mới phong phú, trẻ mới hiểu được nghĩa của từ và biết sử dụng từ phù hợp trong các tình huống giao tiếp.
- Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời: Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh…. Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường và hỏi trẻ:
+ Cây hoa này có màu gì? (Trẻ trả lời màu đỏ)
+ Thân cây này có to không? (Có ạ)
+ Cây phượng vĩ này rất cao và có lá màu gì? (Màu xanh ạ)
+ Các con có nhìn thấy con gì đang bay đến không? (Có ạ)
+ Con gì vậy? (Con chim)
+ Con chim kêu như thế nào? (Chích chích….)
+ Giáo dục: Các con nhớ cây xanh rất tốt cho sức khoẻ của con người các con không được hái hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây mau lớn nhé! (Vâng ạ)
=> Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mới ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn.
- Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câu không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ, nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại.
* Biện pháp 3: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học khác.
- Thông qua giờ nhận biết tập nói
- Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ.
- Trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc.
............................................
Mời các thầy (cô) tải file Word, PDF đầy đủ để tham khảo
Trên đây là Sáng kiến kinh nghiệm về Một số biện pháp làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi . Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
Bài tuyên truyền về phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Bài tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh (mới cập nhật)
SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Những bài xã luận hay về ngày 20-11 2024 hay nhất
SKKN Lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi
Giáo án chuyên đề Tin học 10 Cánh Diều (đủ 3 chuyên đề)
Hãy kể tên và chức năng các bộ phận chính của máy tính
Gợi ý cho bạn
-
SKKN: Một số biện pháp Giáo dục và rèn Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
-
SKKN biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học
-
4 Sáng kiến kinh nghiệm Toán 6 Chương trình mới (Tổng hợp 3 bộ sách)
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1
-
SKKN Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN: Một số giải pháp giúp giáo viên dạy tốt môn Lịch sử lớp 5
Sáng kiến kinh nghiệm về y tế học đường
SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6
3 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả năm 2024
SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non
SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm - vần môn Tiếng Việt lớp 1