SKKN: Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2
Việc rèn luyện nề nếp cho học sinh là một việc làm quan trọng trong công tác quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc. SKKN: Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2 giúp quý thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm trong xây dựng tác phong, nề nếp cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao tác phong, nề nếp cho các em học sinh. Mời các thầy cô tham khảo nhé.
Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 2
I. Lời giới thiệu
Giáo dục là nền móng của sự phát triển khoa học - kỹ thuật, giáo dục mang lại sự phát triển cho nền kinh tế quốc dân, nền văn minh của đất nước. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề nghiệp và kỹ năng sống có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị trường học, mỗi cấp học.
Giáo dục tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học "nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Đó chính là mục tiêu của giáo dục tiểu học được ghi trong Điều 27 - Luật Giáo dục - 2005. Thời gian qua, bậc tiểu học đã thực hiện những thay đổi trong quá trình dạy học nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra và phát triển mục tiêu theo hướng toàn diện hơn. Để đạt được mục tiêu, làm nên chất lượng giáo dục là công việc của cả hệ thống, trong đó có sự đóng góp rất lớn của người giáo viên chủ nhiệm. Mỗi học sinh thành đạt, nên người, mỗi nhân tài của đất nước hiện nay và mai sau đều có công sức đóng góp, có sự dày công hun đúc của bao thế hệ thầy, cô giáo chân chính đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm - những thầy cô gần gũi nhất với các em.
Ở tất cả các cấp học, người giáo viên chủ nhiệm đều đóng một vai trò quan trọng, là người có tác động rất lớn đến quá trình học tập và phát triển nhân cách của học sinh, là người chịu trách nhiệm trước nhà trường, trước phụ huynh về mọi hoạt động của lớp, mọi hành vi của học sinh hay nói cách khác giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Ngoài những trọng trách của người giáo viên chủ nhiệm như các cấp học khác, giáo viên chủ nhiệm ở cấp tiểu học có đặc thù riêng. Mỗi giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học được phân công giảng dạy một lớp. Người giáo viên phải chịu trách nhiệm giảng dạy và chất lượng giáo dục ở lớp mình. Chất lượng giáo dục cao hay thấp phần lớn do giáo viên chủ nhiệm quyết định, sự phát triển toàn diện đi lên của một tập thể lớp đều có vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là phải xây dựng và hình thành cho các em những phẩm chất, có đủ kiến thức và những kỹ năng cần thiết về ý thức trách nhiệm của các em với bản thân, tập thể lớp, nhà trường và cộng đồng xã hội.
Lương tâm của nhà sư phạm luôn mách bảo tôi phải uốn nắn kịp thời cho các em, hình thành những ý thức nội quy, nề nếp đã được quy định. Quan tâm, động viên, hướng dẫn các em từ việc nhỏ đến việc lớn. Làm hành trang cho các em mang theo vào cuộc sống sau này. Hiểu rõ điều đó, tôi quyết tâm làm tốt công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng nề nếp học tập cho học sinh là một câu hỏi mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Qua nhiều năm công tác, nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn trình bày một đề tài mà tôi rất tâm đắc đó là: “Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2, trường Tiểu học……………………, thông qua các hoạt động giáo dục tại nhà trường”.
2. Tên sáng kiến
Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2, trường Tiểu học Kim Long, thông qua các hoạt động giáo dục tại nhà trường.
3. Tác giả sáng kiến
- Nhà giáo:
- Địa chỉ công tác:
- Điện thoại:
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Nhà giáo: …………………………………
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến sử dụng trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Nhiệm vụ:
- Cơ sở lý luận của việc rèn nền nếp học tập cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục tại nhà trường.
- Thực tiễn của việc thực hiện công tác chủ nhiệm hiện nay trong trường tiểu học.
- Thiết kế một số giải pháp về công tác chủ nhiệm lớp để rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2A, trường Tiểu học …………. thông qua các hoạt động giáo dục tại nhà trường.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Sáng kiến được được áp dụng lần đầu ngày 10 tháng 9 năm 2020
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện công tác rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học ……………………………….
1. Thuận lợi
- Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học.
- Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt.
- Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Đa số học sinh ngoan, lễ phép, có ý thức tự giác và tinh thần tự quản cao.
- Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh để chấn chỉnh nền nếp học tập của các em.
- Nhiều phụ huynh quan tâm sát sao đến việc học của con và ủng hộ nhiệt tình các hoạt động của lớp, của trường.
2. Khó khăn
- Học sinh lớp 2 là lứa tuổi đang bước vào tuổi phát triển nên ngoài những thay đổi về thể chất, các em cũng có nhiều thay đổi về tâm lý, dễ bị tác động xấu bởi những vấn nạn của xã hội nếu các em không được giáo dục tốt.
- Một số học sinh còn ham chơi, ý thức học tập chưa bền vững.
- Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở trường cũng như ở nhà.
7.1.2. Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Kim Long, thông qua các hoạt động giáo dục tại nhà trường
Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên tiểu học, điều này càng quan trọng hơn khi được đặt trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” ở môi trường mô hình Trường học mới VNEN. Để lớp chủ nhiệm của mình thực sự thân thiện, học sinh của mình thực sự tích cực, bên cạnh việc nắm chắc vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm, tôi đã có định hướng cụ thể cho công việc của mình. Để các em xích lại gần nhau hơn, xây dựng được một tập thể lớp học đoàn kết, thân thiện, tôi đặc biệt chú trọng đến các biện pháp sau:
7.1.2.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu lí lịch và phân loại học sinh
Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách chính xác? Theo tôi, tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình, sở thích… của từng em. Vì vậy, trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểu học sinh qua các bước sau:
Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua Phiếu kê khai thông tin học sinh vào tuần đầu tiên của năm học mới với các nội dung sau:
Do SKKN: Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2, mời các bạn tải file về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Vịt Cute
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức khi học môn Toán lớp 4
-
Sáng kiến Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018
-
SKKN Biện pháp xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm
-
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt THCS 2024
-
Sáng kiến kinh nghiệm STEM Tiểu học 2024
-
SKKN: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 hòa nhập nhanh với môi trường
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Vật lí THPT sách mới
-
SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm - vần môn Tiếng Việt lớp 1
-
SKKN: Một số biện pháp Giáo dục và rèn Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
-
Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN Biện pháp xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm
Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng SKKN tiểu học môn Thể dục
SKKN Biện pháp phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán
Sáng kiến kinh nghiệm giải Toán có lời văn lớp 4: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1
SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh trong công tác chủ nhiệm 2024