Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng SKKN tiểu học môn Thể dục

Tải về

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn Thể dục

HoaTieu.vn xin chia sẻ mẫu Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng SKKN tiểu học môn Thể dục 2024 mới nhất. Do nội dung báo cáo sáng kiến kinh nghiệm thể dục tiểu học rất nặng, không thể trình bày hết trong bài viết, mời các bạn tải file về máy để xem bản đầy đủ.

Môn thể dục là môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là phát triển thể chất, sức khỏe. Học thể dục từ tiểu học sẽ tạo cho các em học sinh hứng thú tham gia các trò chơi vận động, phát triển năng khiếu thể thao của bản thân ngay tù bậc tiểu học. Qua quá trình dạy học, ứng dụng SKKN môn Thể dục tiểu học: Phương pháp học tốt bài thể dục trong trường, giáo viên đã rút ra nhiều kinh nghiệm và cụ thể hóa bằng bản báo cáo dưới đây.

Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng SKKN môn Thể dục
tiểu học

1. Lời giới thiệu

Bộ môn TDTT có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các trường học nói chung và bậc THPT nói riêng. Nó là một trong năm mặt giáo dục hiện nay: Đức – Trí – Thể - Mĩ – Lao động. TDTT đã góp phần tích cực để giáo dục rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, có tinh thần sáng suốt, minh mẫn, có thể chất cường tráng.

Trong TDTT nói chung thì hệ thống giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục XHCN, chỉ thị của ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ “đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, vấn đề khôi phục tăng cường sức khỏe cho nhân dân nhằm góp phần xây dựng cho con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”.

Trong phạm trù hoạt động TDTT nói chung thì giáo dục thể chất mà đặc biệt là giáo dục thể chất đối với lứa tuổi học sinh trong trường học là yếu tố cấp thiết nhất, nó đã được đặt ra trong các nghị quyết về giáo dục thể chất của Bộ GD-ĐT đó là kế hoạch phát triển giáo dục thể chất trong trường học các cấp từ năm học 1993 đến nay, các nhiệm vụ cụ thể là “Công tác giáo dục thể chất trong trường học góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như ý thức học tập và rèn luyện của học sinh trong thời đại mới”.

Để đi đến thành công trong mọi lĩnh vực, yêu cầu đầu tiên là chúng ta phải có thể chất cường tráng, có sức khỏe dồi dào, sức khỏe là vốn quý. Vẻ đẹp hình thể của con người, lịch sử phát triển khoa học đã thừa nhận rằng: Chỉ có tập luyện bằng động tác, các bài tập có định hướng thì mới có khả năng đáp ứng được những mong muốn của con người. Khi xã hội ngày càng phát triển thì có vấn đề rất cần quan tâm và có lẽ không ai phủ nhận một tác nhân thúc đẩy quan trọng nhất đó là con người, một chủ thể sinh học xã hội. Giáo dục thể chất là một vấn đề của xã hội được phổ biến nhất, phục vụ cho nhu cầu phát triển và hoàn thiện của con người. Bởi vậy, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ sức khỏe của con người là tài sản quốc gia, nhà nước có trách nhiệm quản lý và phát triển nguồn tài sản ấn chứa trong một con người đó.

Xuất phát từ vấn đề trên, qua nhiều năm làm công tác giảng dạy tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và cụ thể hóa bằng đề tài : “Phương pháp học tốt bài thể dục trong trường tiểu học ..................

2. Tên sáng kiến

“Phương pháp học tốt bài thể dục trong trường tiểu học ...............”

3. Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: .........................

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường tiểu học .........................

- Số điện thoại: ......................

- E_mail: ....................

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến(Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ quan,tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất-kỹ thuật thì trong đơn cần ghi rõ thông tin này)

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

- Giáo dục thể chất – Cấp Tiểu học

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

- Ngày 20 tháng 09 năm ....................

7. Mô tả bản chất sáng kiến

Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tiểu học: “Giáo dục toàn diện nhân cách con người lao động chủ động, sáng tạo” thì môn thể dục đóng một vai trò rất quan trọng. Đặc biệt ở bậc tiểu học, môn thể dục nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn thể dục là một trong những bộ phận của nền giáo dục, góp phần làm thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh phát triển một cách hài hòa về thể chất, thể lực, tinh thần để tham gia vào cuộc sống sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.

Vai trò của giáo dục thể chất trong nhà trường có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Đồng thời góp phần nâng cao thể lực giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần và giáo dục con người mới, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng.

Ngoài việc giảng dạy cho các em có được một sức khoẻ thật tốt, giáo viên còn phải luôn giáo dục cho học sinh trong nhà trường qua từng tiết học như: tính dũng cảm, tính trung thực, tính tự giác, tính tích cực, tính khiêm tốn,… cho nên phân môn thể dục ở bậc tiểu học chiếm một vị trí hết sức quan trọng và không thể thiếu trong giáo dục con người mới theo hướng phát triển toàn diện về: Đức – trí – thể – mỹ.

Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của môn thể dục thì “Bài thể dục phát triển chung” chiếm vai trò khá quan trọng: Bài thể dục phát triển chung nhằm phát triển thể lực, tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện, hình thành những kỹ năng vận động và có sự tác động trực tiếp tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và ý chí phẩm chất đạo đức cho người học hết sức to lớn. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại thường xuyên luyện tập và thi đấu các môn thể thao, góp phần phát triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống các loại dịch bệnh như: Cảm cúm do thời tiết thay đổi và tiêu chảy cấp cho học sinh trong trường học. Phát hiện và tuyển chọn những em có tài năng thể thao, bổ sung cho lực lượng vận động viên năng khiếu tham gia hội khỏe phù đổng do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm. Bài thể dục phát triển chung có tác động lên cơ thể các em, làm cho cơ thể các em chuyển biến về hình thái chức năng theo chiều hướng tích cực là một trong những mặt giáo dục có ý nghĩa nêu cao tầm vóc, sức khỏe cho học sinh phát triển tốt hơn. Đối với giáo viên thể dục hiện nay rèn luyện cho các em có đầy đủ sức khỏe là rất quan trọng tạo cho các em có được một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng. Môn thể dục ở trường tiểu học nói chung, bài thể dục phát triển chung nói riêng rất quan trọng trong việc giảng dạy và giáo dục các em.

Vậy để học sinh yêu thích và học tốt bài thể dục phát triển chung, với vai trò là người giáo viên dạy chuyên thể dục tôi luôn băn khoăn suy nghĩ nhằm tìm ra biện pháp hợp lý nhất để học sinh: Học tốt bài thể dục trong trường tiểu học ..................

7.1: Về nội dung của sáng kiến

Trong quá trình dạy học các động tác thường giải quyết các nhiệm vụ sau:

+ Tạo một “vốn vận động ban đầu” làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo, cao hơn, khó hơn.

+ Dùng các bài tập “dẫn dắt” hoặc như các phương tiện để tác động có chủ đích đến sự phát triển các năng lực thể chất riêng.

+ Hình thành và đạt đến một mức độ hoàn thiện cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo vận động cơ bản cần có trong cuộc sống hàng ngày, lao động, thể thao và các lĩnh vực hoạt động khác.

Vậy trong quá trình giảng dạy động tác cho học sinh về bài thể dục phát triển chung của các khối lớp cấp tiểu học tôi lựa chọn một số phương pháp để khắc phục sự nhàm chán, tăng tính hiệu quả của bài tập, tạo hứng thú cho các em tập luyện hăng say hơn. Các phương pháp áp dụng trong quá trình giảng dạy Thể dục thể thao nói chung và bài thể dục phát triển chung nói riêng:

- Phương pháp giảng giải: Yêu cầu khi thực hiện phương pháp này

+ Giảng giải phải có sức thuyết phục, tạo ra sự chú ý theo dõi của học sinh

+ Giúp học sinh có nhận thức đúng, hình thành biểu tượng đúng, chính xác về động tác.

+ Giảng giải cần ngắn gọn, chính xác để học sinh dễ hiểu, dễ thực hiện

+ Giảng giải cần kết hợp với tín hiệu, khẩu lệnh dứt khoát, rõ ràng

+ Thường xuyên đàm thoại với học sinh, giúp học sinh phát huy tính tích cực sáng tạo.

- Phương pháp làm mẫu: Yêu cầu khi thực hiện phương pháp này

+ Động tác làm mẫu cần đúng, chính xác, đẹp và hoàn chỉnh

+ Động tác phức tạp có thể làm mẫu nhiều lần, từ chậm đến nhanh, có thể làm mẫu từng phần của kỹ thuật.

+ Chọn vị trí làm mẫu thích hợp để toàn bộ học sinh có thể quan sát được chi tiết kỹ thuật.

- Phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh

+ Ưu điểm: Học sinh tạo được cảm giác về toàn bộ kỹ thuật, toàn bộ động tác, dễ nắm vững kỹ thuật, động tác theo yêu cầu.

+ Nhược điểm: Đối với những động tác và kỹ thuật phức tạp thì phương pháp này kém hiệu quả.

- Phương pháp giảng dạy phân đoạn

+ Ưu điểm: Học sinh dễ dàng nắm bắt được chi tiết kỹ thuật động tác, từng phần động tác, thích hợp với giảng dạy động tác khó.

+ Nhược điểm: Học sinh khó khăn khi hoàn thiện kỹ thuật động tác.

- Phương pháp tập luyện

Đây là phương pháp sử dụng thường xuyên nhất, đó chính là dùng các hình thức tập luyện. Thông qua quá trình tập luyện học sinh nắm vững kết cấu và chuyển động của động tác, có cảm giác cơ bắp đúng, dùng sức thích hợp qua đó phát triển toàn diển các năng lực thể chất.Trong giờ học thể dục thường thể hiện dưới 3 hình thức tập luyện cơ bản đó là:

+ Hình thức tập luyện lặp lại

+ Hình thức tập luyện biến đổi

+ Hình thức trò chơi và thi đấu.

+ Tập luyện theo nhóm, tổ.

Ngoài các hình thức tập luyện cơ bản đó, tôi còn áp dụng với các hình thức khác làm cho giờ học thêm phong phú và hấp dẫn đặc biệt đối với bài thể dục phát triển chung:

+ Tập luyện trên nền nhạc có sẵn

+ Tập luyện theo tiếng trống

+ Tập luyện với cờ, hoa, quạt hoặc dụng cụ đeo tay khác

- Phương pháp sửa chữa động tác sai: Muốn sửa chữa sai sót kỹ thuật cho học sinh phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai sót đó:

+ Nguyên nhân dẫn đến sai sót:

  • Học sinh chưa nắm vững các yêu cầu, chưa nắm chắc kỹ thuật, tập luyện chưa đúng phương pháp, thiếu tự tin, lo lắng, sợ hãi....
  • Việc chuẩn bị thể lực, sức khỏe, vốn kỹ năng còn thấp so với yêu cầu.
  • Giáo viên sử dụng phương pháp tập luyện chưa phù hợp với đối tượng học sinh, dụng cụ sân bãi chưa đúng quy cách...

+ Phương pháp sửa chữa động tác sai:

  • Giáo viên cần quan sát kỹ, điều chỉnh nội dung học, có phương pháp sửa chữa phù hợp.
  • Sửa chữa kết hợp với động viên, tạo sự tự tin giúp học sinh phát huy cao nhất năng lực vận động, mạnh dạn hoàn thành bài tập đưa ra.
  • Nếu sai sót sảy ra đồng loạt, nên cho học sinh ngừng tập luyện, phân tích lại kỹ thuật động tác.
  • Giáo viên cần có biện pháp trực tiếp uốn nắn kỹ thuật, nhắc nhở kịp thời sẽ giúp học sinh nhanh chóng sửa chữa các thiếu sót của mình.

7.2. Một số giải pháp giúp cho học sinh thích tập bài thể dục

Trong môn thể dục để có được một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, tập luỵện, nắm vững được nội dung bài học, không cần ghi lý thuyết, thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu chán nản, mệt mỏi... phải đảm bảo tốt chất lượng môn học.

Chương trình thể dục nghiên cứu về các động tác phức tạp đòi hỏi phải có sự khéo léo, uyển chuyển, nhanh nhẹn, dẻo dai nhưng phải dứt khoát. Đó là một thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh trong giảng dạy, huấn luyện và tập luyện:

7.2.1.Giải pháp 1: Giúp học sinh thấy được lợi ích của việc học thể dục

Luyện tập thể thao mang lại nhiều lợi ích cho con người như sức khỏe, trí tuệ. Cung cấp kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, môi trường,… hình thành thói quen tập luyện cùng với các hoạt động giáo dục khác góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời tạo nên môi trường phát triển tự nhiên, gây được không khí vui tươi, lành mạnh.

Thể dục Thể thao (TDTT) góp phần hình thành nhân cách của học sinh, cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp chúng ta có được sức khỏe tốt, từ đó có thể học tập tốt, tham gia các hoạt động của nhà trường và xã hội đạt hiệu quả cao. TDTT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp các em trở thành con người có ích cho xã hội. Khi tham gia các hoạt động TDTT đòi hỏi học sinh phải có tính kỷ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực. Chính vì vậy TDTT góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh. Luyện tập TDTT thường xuyên có kế hoạch giúp các em có một nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học. Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho cơ thể phát triển, thể hiện ở sức nhanh, sức bền độ đàn hồi và linh hoạt của cơ tăng lên, làm tăng hệ thống miễn dịch, tốt cho tim mạch....

Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 5 các em đang ở giai đoạn phát triển về chiều cao, cân nặng nếu được kết hợp với tập luyện đúng phương pháp sẽ phát triển một cách toàn diện về thể chất và con người.

7.2.2. Giải pháp 2: Tạo cho học sinh có hứng thú say mê ham thích học bài thể dục phát triển chung

Khi học bài thể dục phát triển chung thường dễ gây cho học sinh tâm lý nhàm chán và tập theo kiểu chống đối vì vậy tạo hứng thú cho học sinh là rất quan trọng và cần thiết. Cụ thể như:

+ Tạo mối quan hệ thân thiện, gắn bó với học sinh bằng những lời động viên khích lệ.

+ Tính chất các tiết học thể dục vui vẻ, thoải mái bằng việc sử dụng kết hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả: Thi đua nhau, hoạt động “chơi mà học”, “chơi mà luyện tập thể dục thể thao”, “cùng làm huấn luyện viên”,…

Ví dụ: Khi dạy bài thể dục: “Động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân – trò chơi: Lăn bóng bằng tay” – giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học: Thi đua nhau luyện tập theo nhóm 4 học sinh; thi tập nhanh, tập đẹp theo tổ,…

Động tác vươn thở

+ Tập bài thể dục với cờ, hoa,....


Tập bài thể dục với cờ lớp 3

Tải file Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn Thể dục để xem bản đầy đủ.

Trên đây là mẫuBáo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng SKKN tiểu học môn Thể dục 2024 mới nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.026
Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng SKKN tiểu học môn Thể dục
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm