SKKN Cách bảo quản, sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả trong dạy học Lịch sử Địa lí lớp 4

Tải về

SKKN Cách bảo quản, sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả trong dạy học Lịch sử Địa lí lớp 4 - Tranh ảnh, lược đồ là tài liệu minh họa có vai trò quan trọng giúp giáo viên khai thác kiến thức lịch sử, địa lí thông qua đồ dùng trực quan, khiến giờ học trở nên lý thú, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Dưới đây HoaTieu.vn xin chia sẻ mẫu Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong dạy học Lịch sử Địa lí lớp 4 hay và chất lượng. Mời thầy cô cùng tham khảo.

Sáng kiến phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong dạy học Lịch sử Địa lí lớp 4

SKKN Phương pháp bảo quản, sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả trong dạy học Sử Địa lớp 4
SKKN Phương pháp bảo quản, sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả trong dạy học Sử Địa lớp 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi:

-Hội đồng Sáng kiến Trường Tiểu học ...............;

-Hội đồng Sáng kiến huyện ...............;

-Tôi ghi tên dưới đây:

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỉ lệ (%) đóng góp

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Cách bảo quản tranh ảnh, lược đồ và cách sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.”

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học ................

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục tiểu học.

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: .../.../20....

I. Mô tả bản chất sáng kiến

1. Tình trạng của giải pháp đã biết

Tranh ảnh là những phương tiện hỗ trợ khai thác những kiến thức, nội dung bài rất đắc lực và mang lại hiệu quả trực tiếp trong tiết dạy. Tranh, ảnh có nhiều tuy nhiên chúng ta chưa bảo quản và khai thác hết tiềm năng của tranh ảnh, lược đồ, bản đồ…

Việc bảo quản, sử dụng và hướng dẫn cho học sinh tôi thấy còn nhiều tồn tại nhược điểm cho cả giáo viên và học sinh trong việc sử dụng tranh ảnh và thực hành chỉ bản đồ.

Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ có sẵn nhưng chưa có cách bảo quản tốt, đa phần là cuộn lại, xếp lại từng bó, làm cho nó ngày một cũ nát, ẩm mốc, cong queo, xấu đi, khó sử dụng, phải mua tranh mới gây tốn kém cho nhà trường.

Các tranh bản đồ, lược đồ bằng giấy, thường cuộn lại để từng bó, đống trên kệ, lúc sử dụng giáo viên phải mất thời gian đi tìm tranh và làm cho tờ tranh phẳng ra, dùng nhiều cục nam châm gắn lên mới treo tranh lên bảng được. Ảnh hưởng đến thời gian tiết dạy, tốn thời gian cho sự chuẩn bị tranh ảnh (H1, H2).

Tranh bản đồ đa phần là chưa chia giới hạn từng khu vực rõ ràng mà chỉ dựa vào màu sắc từng khu vực trên bản đồ, lược đồ. Khi giáo viên chỉ mẫu cũng chỉ qua một cách tương đối dựa trên màu sắc, hình dáng chung chung, chưa lưu lại và khắc sâu được các đường giới hạn vừa chỉ, nên học sinh chưa khắc sâu được vị trí địa lí, giới hạn của khu vực vừa chỉ.

Tranh lược đồ trống trong phân môn Lịch sử và Địa lí khi giáo viên và học sinh thực hành hệ thống lại kiến thức không thể ghi trực tiếp vào lược đồ trống đó được mà phải ghi ra giấy, hoặc phiếu, nhóm thì mới thể hiện được các nội dung yêu cầu của bài vì vậy học sinh phải mất rất nhiều thời gian cho bài tập.(Bài 6: Ôn tập, bài 20 : Ôn tập trong phân môn Lịch sử……).

Làm giảm tính thẩm mỹ gọn gàng, bảo quản cho phòng thiết bị, giáo viên tốn rất nhiều thời gian để tìm được tranh (Muốn tìm thì giáo viên tìm và mở từng tranh ra mới biết được nội dung tranh đó là tranh gì.

Những nhược điểm trên ảnh hưởng rất nhiều đến việc dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh dẫn đến chưa khai thác hết tiềm năng của tranh ảnh, chất lượng tiết dạy chưa cao, chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh.

H1. Ảnh chụp nơi để tranh, tranh được cuộn lại thành từng cuộn.

SKKN Cách bảo quản, sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả trong dạy học Lịch sử Địa lí lớp 4

H2.Khi treo phải mất nhiều thời gian để làm tranh phẳng

2. Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết

Khi bảo quản, sử dụng đồ dùng tranh, bản đồ, lược đồ thay vì cứ để nguyên và treo lên, cho học sinh quan sát, chỉ trên bản đồ theo hình thức cũ, tôi đã đưa ra cách làm, sử dụng hiệu quả hơn đó là cách làm cho tranh, bản đồ, lược đồ, mới hơn, được bền đẹp hơn, dễ sử dụng hơn, linh hoạt chủ động được các hình thức sử dụng như: Viết, vẽ, xóa trực tiếp trên tranh, bản đồ, lược đồ, mà tranh lúc trước không thể làm được, cụ thể như sau:

2.1. Làm mới cho tranh, bản đồ, lược đồ được bền đẹp, lâu hơn, bảo quản tốt hơn

2.1.1.Mục đích

- Làm cho tranh, bản đồ, lược đồ bền đẹp, sử dụng được lâu dài, không thay đổi nội dung tranh; tranh, bản đồ, lược đồ lúc nào cũng phẳng, treo dễ ràng. Không tốn thời gian chuẩn bị tranh ảnh, cho giáo viên như: Tìm kiếm, làm tranh phẳng để treo lên bảng.

- Giáo viên và học sinh được thực hành trực tiếp trên tranh như: Vẽ, viết, xóa trực tiếp lên tranh, bản đồ, lược đồ mà không sợ hư tranh, bản đồ, lược đồ và sử dụng được nhiều lần mà tranh bình thường không thể làm được như trên. Không cần sử dụng thêm bảng nhóm, giấy khổ lớn để thảo luận ghi chép.

2.1.2. Cách làm

a. Vật liệu

- Tranh, bản đồ, lược đồ cho các bài học có liên quan (đã có sẵn).

- Giấy kiếng trong bao sổ, loại lớn khổ rộng 80 cm dài tùy theo tranh, bản đồ hay lược đồ; Nẹp tranh; Bút viết bảng trắng xóa được.

b. Cách làm

Tờ giấy kiếng thường được ép từ 2 lớp giấy kiếng mỏng với nhau

- Bước 1: Dùng mũi kim gỡ đôi tờ giấy kiếng thêm một lần nữa để tách đôi tờ giấy kiếng thành hai lớp, cho tranh, bản đồ, lược đồ vào giữa hai lớp giấy kiếng mỏng đã tách đôi.

- Bước 2: Dùng kéo cắt các phần thừa, chỉ để đủ theo kích thước của tranh. Vuốt tranh cho phẳng, dùng lửa dán các mép xung quanh cho kín bốn phía của tờ tranh.

- Bước 3: Đưa nẹp vào, hoàn tất.

- Minh họa:

SKKN Cách bảo quản, sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả trong dạy học Lịch sử Địa lí lớp 4

H3. Đưa tranh vào giữa giấy kiếng đã được tách đôi.

Sáng kiến phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong dạy học Lịch sử Địa lí lớp 4

H4. Dán keo trong, gắn nẹp, hoàn tất.

2.1.3. Lợi ích

- Tranh, bản đồ, lược đồ được bảo vệ bởi một lớp giấy kiếng trong sẽ chống được ẩm mốc, rách nát, bảo quản được lâu dài hơn tranh không được bọc giấy kiếng.

- Tranh lúc nào cũng phẳng, có khung nẹp nhìn gọn gàng, thẩm mỹ, đẹp hơn, treo lên là sử dụng được ngay. Màu sắc tranh không thay đổi.

- Cách làm cũng đơn giản, dễ làm, chi phí ít, ít tốn kém. Giá trị sử dụng lâu dài giống như các giấy tờ đã được ép giấy kiếng.( Giấy CMND, giấy khen, bằng lái xe...) vì thế độ bền sẽ cao hơn đối với tranh không được bao giấy kiếng. Giúp cho bộ phận thiết bị bảo quản tranh, ảnh được tốt hơn.

2.2. Cách sử dụng tranh, bản đồ, lược đồ đã được làm mới

2.2.1. Cách sử dụng chung

- Tranh đã được bao bọc lớp giấy kiếng trong cũng chính là một chiếc bảng nhóm linh động, ta có thể dùng bút bảng trắng viết, vẽ, kẻ trực tiếp trên bề mặt tranh (bề mặt giấy kiếng) sau đó có thể lau đi và viết lại.

- Tranh phía trong không bị ảnh hưởng gì vì ta thao tác trên bề mặt giấy kiếng. Sau khi xong có thể xóa đi, tranh trở lại như lúc đầu và xử dụng cho nhiều lần khác, các tiết khác.

.............

>>> Tải Sáng kiến Cách bảo quản, sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả môn Lịch sử Địa lí lớp 4 về máy để xem tiếp nội dung.

Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 8
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm