SKKN Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4, lớp 5
Phương pháp Bàn tay nặn bột là phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng trong việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. 2 mẫu SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4-5 là mẫu Sáng kiến kinh nghiệm môn Khoa học lớp 4, lớp 5 áp dụng các phương pháp nghiên cứu quan sát, phân tích và tổng hợp được giáo viên đúc rút qua quá trình giảng dạy. Sau đây là nội dung chi tiết Top 2 SKKN Bàn tay nặn bột môn khoa học lớp 4, lớp 5. Mời thầy cô cùng tham khảo để có thêm kinh nghiệm áp dụng vào giảng dạy thực tế.
Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp Bàn tay nặn bột 4, lớp 5
1. SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lớp 5
BIỆN PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 5
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
Phần I: PHẢN MỞ ĐẦU | |
1. Lý do chọn biện pháp | 3 |
2. Mục đích nghiên cứu | 4 |
3. Nhiệm vụ nghiên cứu | 4 |
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu | 4 |
5. Phương pháp nghiên cứu | 4-5 |
Phần II: NỘI DUNG | |
1. Cơ sở lý luận | 5 |
2. Cơ sở thực tiễn | 6-7 |
3. Những biện pháp mới được áp dụng | 7-18 |
Phần III: KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG | |
1. Kết quả | 18-19 |
2. Ứng dụng | 19 |
Phần IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 20 |
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Xã hội ngày nay đang phát triên nhanh theo cơ chế thị trường, việc áp dụng các phương pháp dạy học vào quá trình dạy học các môn học ở Tiểu học sao cho phù hợp nhằm phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh luôn là điều trăn trở của mỗi giáo viên. Việc tìm kiếm và vận dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Khoa học nói riêng là vấn đề quan trọng nhằm hình thành cho học sinh phương pháp học tập độc lập, sáng tạo, qua đó nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đổi mới và vận dụng tốt vào quá trình dạy học môn Khoa học ở Tiểu học hiện nay đó là phương pháp “Bàn tay nặn bột”. “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực, thích họp cho việc giảng dạy các kiến thức Khoa học, Tự nhiên và Xã hội. Môn Khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của con người.
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu...Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có the đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng họp kiến thức. Từ đó giúp học sinh chủ động, sáng tạo tìm tòi và lĩnh hội kiến thức.
Bằng năng lực của bản thân cùng với sự học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp tôi mạnh dạn trình bày biệp pháp: “Vận dụng hiệu quả phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lớp 5”. Nhàm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh giúp các em yêu thích môn học và học tập tiến bộ hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc lồng ghép phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn Khoa học lớp 5 ở trường Tiểu học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học; kích thích được tính tự giác, sự hứng thú học tập, khơi dậy cho các em tính sáng tạo, làm việc khoa học và chủ động tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tôi tiến hành tìm hiểu tình hình dạy học môn Khoa học lớp 5, thực hiện xác định phương pháp, hình thức tổ chức và các kiến thức cần thiết.
Dự giờ, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập môn Khoa học.
Từ đó đề xuất cách thực hiện biện pháp “Vận dụng hiệu quả phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lóp 5” phù họp trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng môn Khoa học cho học sinh.
4. Đối tưọng và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 5B2 của nhà trường
- Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm học 2021- 2022 đến tháng 04 năm học 2021-2022.
- Biện pháp tập trung nghiên cứu việc “Vận dụng hiệu quả phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lớp 5”.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lịch sử của phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
“Bàn tay nặn bột” được sáng lập vào năm 1995 bởi Giáo sư Georges Charpak (đạt giải Nobel Vật lý năm 1992).
Năm 1999: Nhà xuất bản Giáo dục đã xuất bản đầu tiên cuốn sách "Bàn tay nặn bột" nguyên bản tiếng Pháp của G. Charpak được dịch ra tiếng Việt bởi Đinh Ngọc Lân.
Năm 2001: “Bàn tay nặn bột” đã được phổ biến cho sinh viên khoa Sư phạm Tiểu học-ĐHSP Hà Nội I và được áp dụng thí điểm tại trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), và trường thực hành Nguyễn Tất Thành (ĐHSP Hà Nội I).
Năm 2011: Bộ GD-ĐT có quyết định phê duyệt đề án “Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường phổ thông giai đoạn 2011 - 2015” với hai giai đoạn: từ 2011 - 2013 thực hiện thí điểm, từ 2014 - 2015 thực hiện đại trà trên toàn quốc.
1.2. Khái niệm.
“Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên. Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra. Phương pháp này kích thích sự tò mò, ham mê khám phá của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế, qua dự giờ thăm lớp và dạy học môn Khoa học ở lớp tôi nhận thấy:
- Học sinh tiếp thu kiến thức còn mang tính thụ động, gượng ép.
- Học sinh ngại hợp tác, ngại chia sẻ ý kiến với các bạn.
- Học sinh chưa có hứng thú học tập với môn Khoa học
Trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên còn ngại khó, ngại khổ. Chỉ sử dụng tranh ảnh, thí nghiệm có sẵn trong sách giáo khoa khiến tiết học trở nên khô khan. Học sinh chưa có cơ hội được chia sẻ ý kiến cá nhân và chưa có hứng thú học tập.
Học sinh phần lớn là người dân tộc thiểu sổ có trình độ nhận thức không đồng đều.
Mặt khác một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con, em mình. Còn phó mặc cho các thầy, cô giáo hoặc hướng dẫn con học sai cách, không phù hợp. Cụ thể kết quả đánh giá giữa học kì I năm học 2021-2022 môn Khoa học của các lớp trong khối 5 như sau:
Lớp | Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | |||
Số HS | % | Số HS | % | Số HS | % | |
Lớp 5A1 | 4 | 11,4 | 26 | 74,3 | 5 | 14,3 |
Lớp 5A2 | 5 | 13,9 | 25 | 69,4 | 6 | 16,7 |
Lớp 5B1 | 2 | 10 | 15 | 75 | 3 | 15 |
Lớp 5B2 | 2 | 9,1 | 16 | 72,7 | 4 | 18,2 |
Để thay đổi hiện trạng trên, tôi đã vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đế giúp học sinh tìm hiểu nguồn kiến thức một cách chủ động, tích cực, tạo hứng thú học tập môn Khoa học của các em học sinh.
1. Những biện pháp mới được áp dụng
3.1. Kỹ thuật tổ chức lớp học
Bố trí vật dụng trong lớp học: Thực hiện dạy học khoa học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột" có rất nhiều hoạt động theo nhóm. Vì vậy để tiện lợi cho việc tổ chức thảo luận, hoạt động nhóm tôi đà mạnh dạn sắp xếp bàn ghế theo nhóm cố định. Sau đây là một số gợi ý để giáo viên sắp xếp bàn ghế. vật dụng trong lớp học phù hợp với hoạt động nhóm:
Các nhóm bàn ghế cần sắp xếp hài hòa theo số lượng học sinh trong lớp.
Cần chú ý đến hướng ngồi của các học sinh sao cho tất cà học sinh đều nhìn thấy rõ thông tin trên bảng.
Khoảng cách giừa các nhóm không quá chật tạo điều kiện đi lại dễ dàng cho học sinh khi lên bảng trình bày, di chuyển khi cần thiết.
>>> Xem tiếp tại file tải về.
2. Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học lớp 4-5
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ở các bậc học nói chung và bậc tiểu học nói riêng đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học được nghị quyết Trung ương lần 2 Ban chấp hành trung ương khóa VIII khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”.
Theo định hướng trên, nhiều phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại trên thế giới như: “phương pháp tự phát hiện tri thức”, “phương pháp dạy học tích cực”, “phương pháp cùng tham gia”, “phương pháp tương tác”, và gần đây là “phương pháp bàn tay nặn bột” từng bước được vận dụng vào quá trình dạy học ở Tiểu học - bậc học được coi là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Khoa học là môn học chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các môn học ở Tiểu học. Đây là môn học tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học thực nghiệm như: Vật lí, hóa học, sinh học. Vì vậy, môn học này có nhiều thuận lợi để vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học từ đó bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp học tập mang tính chất tìm tòi nghiên cứu, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo.
Thực tiễn dạy môn khoa học ở trường Tiểu học cho thấy, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học. Các phương pháp dạy học truyền thống vẫn chiếm ưu thế, học sinh học tập còn thụ động. Các thí nghiệm khoa học trong bài còn mang tính chất minh họa. Giáo viên còn tự mình trình bày, biểu diễn các thí nghiệm thực hành để minh họa cho kiến thức bài học mà ít tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động này để các em chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách chủ động, thỏa mãn được nhu cầu tìm tòi, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh Tiểu học. Vì vậy các giờ học còn mang tính áp đặt, kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh trong giờ học chưa cao, học sinh ít được tham gia vào các hoạt động để tự tìm tòi và phát hiện tri thức.
Việc vận dụng những phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học ở tiểu học nói chung, môn khoa học nói riêng là vấn đề quan trọng để hình thành cho học sinh những phương pháp học tập độc lập, sáng tạo, qua đó để nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được mục tiêu trên và có thể vận dụng tốt vào quá trình dạy học môn khoa học ở tiểu học là phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Trong những năm gần đây, phương pháp “Bàn tay nặn bột” bước đầu được thử nghiệm vào quá trình dạy học môn khoa học ở một số trường tiểu học Việt Nam. Việc nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào quá trình dạy học sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường tiểu học Việt Nam nói chung và các trường tiểu học trong huyện Nghi Lộc nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết để góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Có như vậy mới hình thành được cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn, giúp các em thực sự trở thành “ chủ thể” tìm kiếm tri thức.
Từ việc xác định vai trò, vị trí nội dung dạy học môn khoa học cũng như băn khoăn về việc áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4-5” để nghiên cứu nhằm góp phần tìm ra các biện pháp khắc phục khó khăn cho bản thân, đồng nghiệp cũng như học sinh lớp 4,5 giúp các em tự tìm kiến kiến thức phù hợp góp phần nâng cao chất lượng môn khoa học ở tiểu học.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC.
1. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên trong môn Khoa học.
Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng giáo viên chưa nắm vững về mặt lý luận của các phương pháp dạy học mới. Nhưng cũng không ít giáo viên nắm chắc về mặt lý luận các phương pháp dạy học mới nhưng họ ngại sử dụng vì phải chuẩn bị công phu cả đồ dùng dạy học lẫn thiết kế bài dạy, mất nhiều thời gian. Mặt khác, do đồ dùng thí nghiệm, tài liệu phục vụ cho môn Khoa học ở một số trường chưa đáp ứng yêu cầu nên cũng phần nào gây khó khăn cho giáo viên khi lựa chọn phương pháp dạy học. Có chăng giáo viên nào sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng chỉ là đối phó với những giờ dạy thao giảng hoặc ban giám hiệu dự giờ mà thôi. Hầu hết đều sử dụng lối dạy : Cho học sinh đọc bài, tìm hiểu trả lời câu hỏi, cuối cùng là đọc mục « Bạn cần biết ».
2. Sự hiểu biết về phương pháp “Bàn tay nặn bột” của giáo viên ở một số trường Tiểu học.
Phương pháp “ Bàn tay nặn bột” ra đời từ lâu và nhiều nước trên thế giới đã đưa vào áp dụng trong quá trình dạy học. Ở Việt Nam, phương pháp này cũng đã và đang được vận dụng thực tế vào các trường tiểu học, đi đầu là Thành phố Đà Nẵng. Ở Nghệ An, Phòng giáo dục Nghi Lộc cũng đã triển khai tập huấn cho cán bộ cốt cán, cán bộ quản lí và tổ trưởng chuyên môn ở các nhà trường vào ngày 8/10/2013. Tuy nhiên nội dung phương pháp này cũng đã được truyền tải đến tận giáo viên, các cụm chuyên môn cũng đã tổ chức hội thảo, dạy thể nghiệm nhưng dù sao đây cũng là một phương pháp dạy học mới, giáo viên mới được trải nghiệm, thời gian dành để hội thảo cụm trường hay thăm lớp dự giờ đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm cũng chưa được là bao. Vì vậy, với giáo viên tiểu học huyện Nghi Lộc thì đây là một phương pháp dạy học mà đang được nhiều người quan tâm.
3. Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học hiện nay của giáo viên.
Qua khảo sát cho thấy giáo viên sử dụng tranh ảnh chiếm tỉ lệ cao trong số các tiết dạy có yêu cầu sử dụng đồ dùng dạy học bởi đây là đồ dùng có sẵn ở phòng thiết bị, không mất công tìm kiếm mà cũng dễ sử dụng. Còn các tiết dạy có yêu cầu đồ dùng là vật thật, là dụng cụ thí nghiệm thì giáo viên ít sử dụng bởi phải mất công tìm kiếm, dụng cụ thí nghiệm có khi ở trường không đủ, có thứ lại dễ vỡ, cồng kềnh, có loại phải nghiên cứu trước rồi mới sử dụng thành công,…Do vậy, có một số giáo viên chỉ “dạy chay” cho hết bài, cho kịp chương trình, học sinh cứ việc học thuộc các kiến thức cần đạt trong bài là đủ. Tình trạng sử dụng đồ dùng dạy học chưa đảm bảo yêu cầu đầy đủ chứ chưa nói đến chất lượng, hiệu quả khi sử dụng .
4. Chất lượng học tập môn khoa học của học sinh.
Được dự giờ của một số đồng nghiệp, tôi thấy giờ học Khoa học chưa sinh động, tiến trình giờ học diễn ra một cách xuôi chiều, học sinh thiếu sự hợp tác, thiếu sự kiểm nghiệm minh chứng, kiến thức áp đặt. Các em có thể trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học nhưng không thể trả lời được là làm thế nào để biết được điều đó hay vì sao lại thế?
Bởi vậy, kiến thức mà các em học được sau mỗi bài dễ bị quên và để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống lại càng gặp khó khăn nhiều.
II. NHỮNG KINH NGHIỆM ĐƯỢC ĐÚC RÚT QUA QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY .
Muốn sử dụng tốt phương pháp “ Bàn tay nặn bột” vào dạy học môn khoa học lớp 4 - 5, ngoài sự hiểu biết và nắm chắc lý luận của phương pháp dạy học này thì người giáo viên cần xác định được:
1. Vai trò của giáo viên và học sinh trong việc sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” .
a, Vai trò của giáo viên.
Dạy học theo phương pháp này, người giáo viên không phải truyền thụ kiến thức dưới dạng thuyết trình, trình bày mà là người giúp học sinh xây dựng kiến thức bằng cách cùng hành động trong nhóm. Vì vậy, giáo viên có vai trò là người hướng dẫn, lãnh đạo, tổ chức cho học sinh hoạt động, làm việc để chiếm lĩnh tri thức khoa học. Giáo viên phải đưa ra những tình huống, các hoạt động, quyết định hành động đi liền với những chẩn đoán về sự tiến bộ của học sinh, thu hẹp những cái có thể và chỉ ra các thông tin nếu thấy cần thiết, làm cho học sinh học tập một cách tích cực trong giờ học… Giáo viên là người trung gian giữa khoa học và học sinh, là người đàm phán với học sinh những thay đổi nhận thức liên quan đến những câu hỏi được xử lí, với các thiết bị thực nghiệm thích đáng, với mô hình giải thích hợp lí, phải đảm bảo sự đón trước và giải quyết các xung đột nhận thưc hành động với mỗi cá nhân học sinh cũng như với mỗi nhóm học sinh và cả lớp.
b. Vai trò của học sinh.
Phương pháp dạy học này đặt học sinh vào vị trí của nhà nghiên cứu, tích cực, chủ động, tự khám phá, phát hiện ra tri thức, chân lí khoa học.
Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống (câu hỏi lớn của bài học); nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu các nhận định (giả thuyết đặt ra ban đầu); đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; nếu không phù hợp học sinh phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút ra kết luận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu. Trong quá trình này, học sinh luôn luôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức.
Các em sẽ học cách trả lời và tổ chức hành động để có thể đưa ra câu trả lời thích đáng. Công việc này đòi hỏi học sinh mày mò việc nghiên cứu thông tin. Nghiên cứu những phương tiện có sẵn để trả lời, chính nó đã đề cập đến việc tập làm khoa học.
Trước một vấn đề khoa học được nêu ra, dưới sự gợi ý tùy theo mức độ của giáo viên, học sinh sẽ chia nhóm, đề xuất quan điểm riêng trong nhóm, thảo luận, đưa ra quan điểm, phương án thí nghiệm nhằm lí giải tiên đoán của mình. Mỗi học sinh, mỗi nhóm có một quyển vở để tự phác họa, thiết kế thí nghiệm của mình và tự rút ra kết luận, có thể diễn đạt bằng những sơ đồ, hình vẽ hay lời văn diễn dải. Quyển vở này sẽ được học sinh lưu lại và học sinh sẽ tự điều chỉnh quan điểm, phương án thực hiện khi tìm được câu trả lời có lí hơn.Thiết bị để làm thí nghiệm cũng có thể do học sinh tự lựa chọn theo ý đồ của riêng mình, của nhóm. Có thể chọn một vài thứ trong số đồ dùng thí nghiệm nhưng học sinh cũng có thể tự sưu tầm, tự tạo thiết bị thí nghiệm từ các nguyên vật liệu có sẵn trong đời sống. Với cách này, không nhất thiết học sinh chỉ có một phương án thống nhất mà có thể bằng phương án khác để tìm ra kết luận.
Như vậy, việc học tập theo phương pháp này đã phát huy tối đa sự hoạt động độc lập nhận thức của học sinh tiểu học.
>>> Tải file về máy để xem tiếp nội dung.
Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- SKKN tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5
- SKKN Một số biện pháp rèn giải Toán cho học sinh lớp 5 sách Chân trời sáng tạo
- SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5
- SKKN Biện pháp vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học thông qua chơi trong dạy Luyện từ và câu lớp 5
- SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học Tiếng Việt lớp 5
- Chia sẻ:Hạt đậu nhỏ
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
SKKN Hướng dẫn học sinh giải các bài toán chia hết lớp 6 (6 bài)
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 (5 mẫu)
-
SKKN Đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực
-
SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật ở trường Tiểu học
-
SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 7 (đủ word, PPT)
SKKN: Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Toán lớp 3 năm 2024
SKKN: Một số biện pháp Nghiên cứu tâm lý học sinh lớp 2 năm 2024
SKKN biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học