SKKN Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1
SKKN Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 - Trong bài viết dưới đây, HoaTieu.vn xin gửi đến thầy cô 4 mẫu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp 1. Đây tài liệu bổ ích giúp các giáo viên tham khảo viết bài dự thi giáo viên giỏi và trau dồi thêm kinh nghiệm giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Mời bạn đọc tải file word SKKN: Giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 theo chương trình GDPT 2018 tại đây.
Sáng kiến kinh nghiệm về rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1
- 1. SKKN Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 khi học bộ sách Cánh Diều mẫu 1
- 2. Sáng kiến: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc mẫu 2
- 2. Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp 1 mẫu 3
- 3. Sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 1 mẫu 4
Tập đọc là một trong những phần học quan trọng của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Thông qua tập đọc, giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng đọc hiểu, là một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh, cũng có thể coi là bài học đầu đời của học sinh lớp 1. Nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh cách đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu nội dung những gì mình đang đọc, tiến tới đọc diễn cảm, những năm qua, các giáo viên đã có nhiều biện pháp cải tiến phương pháp giáo dục, hướng học sinh không những chỉ đọc thông được văn bản mà còn phải đọc đúng văn bản, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ lấy hơi trong văn bản thơ, văn xuôi.
1. SKKN Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 khi học bộ sách Cánh Diều mẫu 1
BIỆN PHÁP
Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 trường
Tiểu học……………. khi học bộ sách Cánh Diều
1. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH.
Trong các kỹ năng cơ bản của môn tiếng việt lớp 1 thì kỹ năng đọc là một trong những kỹ năng quan trọng được ưu tiên hàng đầu của chương trình. Đây cũng là điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 khi môn tiếng việt lớp 1 được nâng lên 12 tiết/tuần ( buổi 1), tương đương với 420 tiết/năm.
Điều đó đã cho thấy tầm quan trọng của môn tiếng việt ở lớp 1 hiện nay đặc biệt là kỹ năng đọc được ưu tiên hàng đầu, rồi mới đến các kỹ năng khác (viết, nói, nghe). Tiếng việt là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người, là tiền đề học tốt các môn học khác.
Đặc trưng của môn tiếng việt tập trung vào sự hình thành và phát triển kỹ năng: Đọc – viết - nói - nghe, góp phần vào quá trình hình thành các giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân.
Việc dạy học linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh là nhiệm vụ mà ngành giáo dục đang tích cực triển khai thực hiện. Vì lẽ đó bản thân mỗi giáo viên chủ nhiệm phải liên tục tìm hiểu các biện pháp dạy học sao cho hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ những thực tế đã nêu trên, tôi đã tìm tòi và thực hiện các cách làm để cải thiện được tình trạng đọc của học sinh lớp mình và đúc rút kinh nghiệm và ghi lại thành "Biện pháp giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học ................................ khi học bộ sách Cánh Diều”
II. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG ĐỌC CỦA HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC…………….. KHI HỌC BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
Trường Tiểu học ................................ nơi tôi đang công tác. Việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục tổng thể 2018 đã được nhà trường đặc biệt quan tâm và đầu tư một cách bài bản, từ việc tuyên truyền về chương trình giáo dục phổ thông mới tới khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, việc lựa chọn giáo viên, tập huấn chương trình đều thực hiện một cách nghiêm túc và kịp thời. Tuy nhiên khi thực hiện chương trình mới, dạy học tiếng việt ở đơn vị thời gian đầu năm học còn gặp một số khó khăn:
Đối với giáo viên còn ảnh hưởng cách làm cũ, lúng túng, chưa thực sự linh hoạt trong điều chỉnh kế hoạch và điều chỉnh nội dung dạy học. Hình thức tổ chức tiết học chưa thực sự hấp dẫn lôi cuốn học sinh..
Đối với học sinh, do thời gian nghỉ dịch Covid kéo dài nên các cháu học sinh Mầm Non chuẩn bị bước vào lớp 1còn gặp khó khăn về “ Nhận dạng các chữ cái và cách phát âm đúng, chưa mạnh dạn tự tin, chưa chủ động trong giao tiếp”. Giai đoạn đầu năm tôi nhận thấy kỹ năng đọc của học sinh còn chậm, đọc nhỏ, đọc chưa lưu loát. Một số học sinh phát âm sai do thói quen đã có từ trước hoặc do tiếng địa phương. Khi đọc các em còn hay mắc lỗi ngắt giọng (do ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện). Thậm chí còn không đọc được, quan sát của học sinh còn hạn chế, giờ học chưa được sôi nổi, các em còn nhút nhát, khả năng giao tiếp có nhiều khó khăn.
Đối Phụ huynh còn lung túng trong hướng dẫn và tương tác giúp đỡ con em tự học ở nhà. Một số phụ huynh còn hoài nghi nội dung sách Tiếng Việt trong bộ sách Cánh Diều.
Nhiệm vụ của giáo viên là rèn và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh, không những chỉ đọc thông được văn bản, mà còn phải đọc đúng văn bản.
Từ những thực tế nêu trên, tôi đã tìm tòi và thực hiện biện pháp để cải thiện được tình trạng đọc của học sinh và đã đem lại hiệu quả tích cực trong thời gian vừa qua. Tôi xin mạnh dạn đưa ra biện pháp. Đó là:
3. BIỆN PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC ................................ KHI HỌC BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
3.1. Giúp học sinh ôn tập, thuộc bảng chữ cái.
Đây là một việc làm hết sức quan trọng và là điều kiện cần thiết đầu tiên trong việc luyện đọc cho học sinh. Làm quen và thuộc bảng chữ cái tiếng việt (a, ă, â, b, c..) sẽ giúp các em ghép âm, vần, tạo tiếng dễ dàng và chính xác hơn.
VD: Khi dạy các tiết “Em là học sinh” tôi sử dụng bảng chữ cái có kèm theo các hình minh họa gần gũi dễ nhớ, treo ở vị trí phù hợp mà học sinh thường nhìn thấy, dễ quan sát mỗi khi vào lớp từ đó giúp các em ghi nhớ và cũng bắt đầu rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Ngoài ra bảng chữ cái được tôi cho học sinh luyện đọc thường xuyên ở các giờ học, môn học và trong những tuần đầu tiên của năm học. Để tránh cho học sinh học vẹt tôi thay đổi các hình thức đọc. Không chỉ để học sinh đọc các chữ cái theo thứ tự a, ă, â, b, c….. mà chỉ ngẫu nhiên bất kì chữ cái nào trong bảng và yêu cầu đọc.
Để các em không bị nhàm chán tôi thay đổi các hình thức ôn bảng chữ cái bằng các trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”. Cách thực hiện: Giáo viên cho học sinh lấy bảng gài và yêu cầu lắng nghe giáo viên đọc âm nào thì học sinh gài âm đó để học sinh nghi nhớ và đồng thời rèn kỹ năng đọc cho học sinh.
Khi dạy tiếng việt giáo viên vừa dạy mới và ôn lại kiến thức nền là những âm trong bảng chữ cái đã giúp học sinh tự tin hơn, ghép vần nhanh, đọc đúng, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
3.2 Phát triển kỹ năng đọc, thông qua việc rèn đọc chuẩn và chữa lỗi phát âm cho học sinh.
Giáo viên cần luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh ngay từ khi đọc chữ cái đầu tiên. Muốn học sinh phát âm chuẩn trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn, phải biết cách lắng nghe và quan sát cách phát âm của từng học sinh để nhanh chóng nhận ra lỗi phát âm của các em là do đâu. Sau đó giáo viên hướng dẫn cho các em phát âm theo mẫu. Khi chữa lỗi cần tạo điều kiện cho học sinh tự quan sát và lắng nghe việc đọc của cô của bạn. Khuyến khích học sinh tự nêu lỗi phát âm của mình. Sau đó giáo viên hướng dẫn cách phát âm của chữ em phát âm chưa đúng. Sau đó các em phát âm lại theo âm chuẩn thật chính xác.
Ví dụ: Khi dạy bài 25: s, x (sách Tiếng Việt 1 tập 1 – Bộ sách Cánh Diều, trang 48) Giáo viên đưa ra âm,vần mới, phát âm mẫu rồi cho học sinh phát âm ở hoạt động này giáo viên phải quan sát nhanh tìm ra các lỗi để giúp các em phát âm chuẩn. Đến phần quan sát tranh để đọc tiếng, từ sẻ, xe ca. Thì lúc này giáo viên cần đọc mẫu chậm, phát âm rõ từ ngữ là sẻ (sờ-e-se-hỏi-sẻ) và hướng dẫn cách đặt lưỡi, mở miệng khi phát âm để học sinh bắt chước rồi đọc theo vì những từ ngữ này thường không chỉ học sinh đọc sai vì mới đọc mà một số em do ảnh hưởng của phương ngữ, tiếng mẹ đẻ nên phát âm nhầm lẫn s với x hoặc ngược lại.
Các em thường có lỗi phát âm như nói tiếng địa phương, phát âm không chuẩn “tr/ch; l/n; s/x….” Hay các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã với các lỗi này ngoài việc giáo viên quan sát phát hiện thì giáo viên cần phát huy tự nhận xét đánh giá của học sinh với bạn mình từ đó học sinh tự sửa chữa, nhưng lỗi này không thể khắc trong một, hai ngày được mà nó đòi hỏi phải kiên trì, tỉ mỉ trong các tiết học, môn học phải được nhắc nhở, quan tâm khi các em có sự tiến bộ dù là nhỏ thì giáo viên cũng cần động viên khuyến khích các em để việc luyện phát âm chuẩn có hiệu quả.
Mời các bạn tải file word đầy đủ để tham khảo thêm
2. Sáng kiến: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc mẫu 2
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc góp phần phát triển năng lực học sinh
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
1. Mô tả giải pháp
Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học Tập đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Đọc giúp các em học sinh lĩnh hội được ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học.
Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - Lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng, bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo, các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em, mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy trăn trở lớn đối với mỗi người giáo viên khi dạy phân môn Tập đọc là luôn tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh để các em đọc đúng, đọc nhanh hơn, giúp các em hiểu nội dung bài đọc sâu sắc hơn. Và trên hết, người giáo viên cần làm thế nào để mỗi tiết tập đọc thực sự hiệu quả và chất lượng. Để làm được tất cả những điều đó, theo tôi, yếu tố có tính chất quyết định chính là phải nâng cao được kĩ năng đọc cho các em học sinh, do vậy tôi đã lựa chọn và đưa ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc góp phần phát triển năng lực học sinh”.
2. Thực trạng
Việc hiểu được thực tế vấn đề đọc của các em đang ở mức độ nào, các em còn vướng mắc ở đâu về kĩ năng đọc có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng các phương pháp rèn đọc cho các em. Vậy nên, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành điều tra và khảo sát kĩ năng đọc của học sinh trong lớp bằng cách cho các em đọc trực tiếp một đoạn văn hay một đoạn thơ. Sau đó, tôi đưa ra câu hỏi nhằm kiểm tra mức độ hiểu nội dung văn bản của các em. Tôi đã tiến hành thống kê số lượng học sinh trong lớp theo một số tiêu chí đã đề ra và thu được kết quả như sau:
Như vậy, thực trạng số học sinh đọc đúng chiếm tỉ lệ còn thấp; nhiều em đọc không đảm bảo tốc độ; các em chưa ý thức được việc đọc đối với lớp 1 là rất quan trọng đối với cả các môn học khác. Trong khi đó, nhiều giáo viên chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc rèn đọc cho học sinh; đối với những em đọc còn yếu thường ngại khó, ngại khổ, có khi còn bỏ qua những em do phát triển chậm so những em khác.
Trước thực tế trên, tôi đã cố gắng tìm tòi để đưa ra một số biện pháp nhằm giúp các em học sinh đọc đúng, phát âm chuẩn, từ đó các em mới hiểu và cảm nhận được các văn bản cụ thể, qua đó các em thêm yêu thích việc đọc, có ý thức tự rèn đọc, nâng cao kĩ năng đọc cho bản thân.
III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
Các nội dung biện pháp đã và đang được áp dụng tại trường:
Biện pháp 1: Phân loại khả năng đọc của học sinh trong lớp
Để có thể giúp đỡ học sinh đọc tốt hơn, việc đầu tiên tôi thực hiện đó là nắm rõ khả năng đọc của từng học sinh. Tôi phân loại khả năng đọc theo từng nhóm đối tượng cụ thể, ví dụ như nhóm học sinh đọc ngọng phụ âm đầu, nhóm học sinh đọc ngọng dấu thanh, nhóm học sinh đọc chậm về tốc độ, nhóm học sinh đọc đúng, đảm bảo tốc độ đọc, để từ đó người giáo viên có thể đưa ra những phương pháp phù hợp giúp đỡ các em đọc tốt hơn.
Trong quá trình dạy học, đối với những học sinh còn mắc lỗi về đọc (đọc
sai phụ âm đầu, đọc sai dấu, đọc thiếu hay thừa tiếng, ngắt, nghỉ hơi chưa đúng, tốc độ đọc chưa đạt yêu cầu...), tôi lưu tâm hơn để kèm cặp, rèn luyện cho các em nhiều hơn. Thường xuyên gọi các em lên đọc các từ khó hay luyện đọc câu, đọc đoạn. Trong quá trình các em đọc, nếu sai, giáo viên cần giúp các em sửa sai và đọc lại cho đúng. Ngoài ra, khi đã nắm được khả năng đọc của các em, giáo viên cũng có thể giúp đỡ các em luyện đọc ngay cả ở những môn học khác. Đối với những em học sinh này, giáo viên cần động viên, khuyến khích các em đọc thêm nhiều sách truyện và phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để các em chăm chỉ luyện đọc không chỉ trên lớp mà còn ở nhà. Có như vậy, kĩ năng đọc của các em mới dần trở nên tốt hơn được.
Đối với những HS đã đọc đúng, đảm bảo tốc độ đọc tốt thì GV có thể hướng các em đến việc đọc diễn cảm văn bản, một bước cao hơn của việc đọc.
Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt tâm thế học cho HS khi học Tập đọc
Trước khi rèn đọc đúng, người giáo viên cần xây dựng cho học sinh một tâm thế tốt khi học bài. Theo tôi, xây dựng tâm thế đọc tốt cho học sinh tức là người giáo viên cần giúp HS làm tốt hai việc: cường độ đọc và tư thế khi đọc.
Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc thành tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai: Một vai là người tiếp nhận thông tin và một vai là đưa văn bản đến người nghe. Khi đọc thành tiếng phải tính đến người nghe. Giáo viên cần cho các em hiểu rằng: Các em đọc không phải chỉ cho mình cô giáo và để tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho cả lớp cùng nghe rõ. Để luyện cho những em đọc quá nhỏ, giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Việc đọc với cường độ vừa phải, hợp lí còn giúp cho các bạn trong lớp có thể đưa ra được những nhận xét đúng, từ đó mới biết được mình cần phát huy điều gì hay cần khắc phục ở đâu để đọc tốt hơn. Đồng thời rèn tư thế cầm sách đọc, tư thế ngồi đọc.
Biện pháp 3: Thực hiện tốt và đầy đủ các bước lên lớp trong một tiết học Tập đọc theo đúng quy trình
Để rèn kĩ năng đọc tốt cho học sinh, người giáo viên cần tổ chức tốt tiết học theo đúng quy trình và đặc trưng bộ môn. Đó là yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng của tiết học.
- Việc đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu hình thành kỹ năng đọc của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy và diễn cảm. Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo cho học sinh tâm lý nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát lớp, không đi lại, cầm sách mở rộng, thỉnh thoảng mắt phải dừng sách nhìn lên học sinh nhưng không để bài đọc bị gián đoạn.
- Việc hướng dẫn đọc đúng đối với lớp 1 dù ở bất kỳ dạng bài văn xuôi hay thơ thì trước khi luyện đọc đúng toàn bài bao giờ học sinh cũng được ôn luyện âm vần. Trong phần này các em ôn luyện vần trên cơ sở luyện đọc những từ khó, hay nhầm lẫn khi đọc. Để thực hiện được tốt phần này, ngoài việc cần lựa chọn thêm những từ ngữ khác mà học sinh trong lớp mình hay nhầm lẫn hoặc phát âm sai để cho các em luyện đọc. Trong thực tế, hàng ngày lên lớp tôi vẫn thực hiện như sau:
Ví dụ: Bài “Tôi đi học”
Sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc các từ sau: “âu yếm, quanh, nhiên, hiền, riêng”
Khi dạy, dựa vào tình hình đọc của lớp ngoài những từ trên tôi đã tìm thêm một số từ ngữ khác cần luyện đọc đúng đó là các từ ngữ: “nắm tay tôi, con đường làng, lần này, bỡ ngỡ, nép,…”. Sở dĩ tôi đã lựa chọn thêm những từ ngữ này bởi vì thực tế ở lớp tôi dạy vần còn một số ít em đọc chưa tốt, các em hay nhầm lẫn vần, phụ âm đầu và dấu thanh. Giáo viên cũng nên để cho học sinh tự nêu những từ mà các em cảm thấy khó đọc trong khi phát âm.
* Đọc đúng: dạng thơ phải đọc đúng dòng thơ, vần thơ, thể thơ để thể hiện sắc thái, tình cảm. Khi dạy bài tập đọc dạng thơ, một công việc không thể thiếu được đối với giáo viên và học sinh đó là ngắt nhịp câu thơ. Thực tế cho thấy học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa chỉ đọc theo áp lực của nhịp thơ. Do vậy khi dạy những bài đọc thơ ở giai đoạn đầu tôi thường chép lên bảng các câu thơ cần chú ý ngắt nhịp rồi hướng dẫn.
Ví dụ: Bài “Đi học”:
Hôm qua/ em tới trường
Mẹ dắt tay /từng bước
Hôm nay/ mẹ lên nương
Một mình em/ tới lớp.
Học sinh sẽ được luyện đọc từng câu rồi đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài. Giáo viên có thể cho các em dùng ký hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc.
Mời các bạn tải file word đầy đủ để tham khảo thêm
2. Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp 1 mẫu 3
Sáng kiến Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp 1 đạt loại B cấp Quận:
...............
3. Sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 1 mẫu 4
...............
Tải miễn phí SKKN Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 về máy để xem bản đầy đủ
Mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
SKKN: Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
SKKN Lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi
Top 9 Đề thi giữa kì 1 Vật lí 10 Kết nối tri thức mới nhất (có ma trận, đáp án)
Bài tuyên truyền về phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Giáo dục thể chất Kết nối tri thức
SKKN: Một số biện pháp làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
Giáo án chuyên đề Tin học 10 Cánh Diều (đủ 3 chuyên đề)
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Giáo dục thể chất (3 bộ sách mới)
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
Gợi ý cho bạn
-
SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS
-
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2
-
SKKN: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3
-
SKKN Biện pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 5
-
SKKN Lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi
-
Sáng kiến kinh nghiệm Khoa học tự nhiên 6: biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học
-
SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4 năm 2024
-
Báo cáo sử dụng sáng kiến môn Lịch sử 8, 9
-
SKKN: Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục công dân THCS file word (3 mẫu)
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng chia sẻ, hợp tác cho học sinh lớp 3
SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài toán về tìm thành phần chưa biết cho học sinh lớp 3
SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện 2024 (4 mẫu)
Sáng kiến kinh nghiệm giúp đỡ học sinh cá biệt tiến bộ trong học tập
SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5