SKKN Biện pháp dạy ngữ âm tiếng Anh cho học sinh tiểu học

SKKN Biện pháp dạy ngữ âm tiếng Anh cho học sinh tiểu học năm học 2023 - 2024 được sử dụng cho tất cả các khối lớp trong trường tiểu học, là tài liệu tham khảo hữu ích giúp quý thầy (cô) có thêm tài tư liệu để nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy của bản thân, giúp rèn cho học sinh tiểu học kỹ năng phát âm tiếng Anh chuẩn, hình thành phản xạ khi giao tiếp bằng tiếng Anh . Sau đây Hoatieu.vn xin giới thiệu đến thầy (cô) thông tin chi tiết và mờ,i thầy (cô) tải file Word, PDF đầy đủ về tham khảo.

Nhiều năm qua, môn Tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình ở cấp tiểu học, với mục tiêu học sinh sớm làm quen và có thể sớm giao tiếp được bằng tiếng Anh. Để đạt được mục tiêu quan trọng này, trước tiên, yếu tố đầu tiên học sinh cần nắm vững là ngữ âm (pronunciation). Bởi ngữ âm là cơ sở của mọi ngôn ngữ, nếu học sinh biết phát âm chính xác thì sẽ bổ trợ rất tốt cho kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, việc dạy và học ngữ âm hiệu quả chưa cao. SKKN Biện pháp dạy ngữ âm tiếng Anh cho học sinh tiểu học dưới đây là những kinh nghiệm đã được người viết chắt lọc qua thời gian giảng dạy, sẽ là tài liệu hữu ích giúp các thầy (cô) giảng dạy bộ môn tiếng Anh tự rút ra bài học cho bản thân, áp dụng hiệu quả vào thực tế trường lớp mình đang công tác.

SKKN: BIỆN PHÁP DẠY NGỮ ÂM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với nền văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia trên thế giới. Để tiến hành và thúc đẩy quá trình phát triển, hội nhập, ngôn ngữ mang tính quốc tế trở nên không thể thiếu đối với người Việt Nam chúng ta. Nắm được tầm quan trọng này, giáo dục Việt Nam đã đưa Tiếng Anh vào giảng dạy ở tất cả các cấp học với quan điểm chủ điểm và mục đích giao tiếp, giúp người học chiếm lĩnh tri thức một cách thuận lợi hơn. Thông qua Tiếng Anh chúng ta có thể tiếp xúc nhiều nguồn kiến thức đa dạng. Nó là ngôn ngữ được hiểu và được nói ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tri thức về những khám phá và phát minh được truyền từ đất nước này tới đất nước khác qua ngôn ngữ Tiếng Anh. Theo cách này, Tiếng Anh truyền đạt kiến thức và sự tiến bộ. Một người thông thạo Tiếng Anh có thể tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin. Tiếng Anh được sử dụng bởi nhiều con người ở nhiều vùng có nền văn hóa phong phú cho nên nó trở nên rất giàu có. Nó chứa nhiều từ, nhiều ý tưởng, nhiều suy nghĩ, từ đó có thể làm giàu vốn tri thức hiểu biết của chúng ta, giúp chúng ta có khả năng diễn đạt tốt, hiểu được nhiều người, biết được nhiều nền văn hóa. Chính vì thế, người Việt Nam chúng ta tiếp cận với Tiếng Anh càng sớm sẽ càng đạt hiệu quả.

Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ tuổi vàng để dạy Tiếng Anh cho trẻ là từ 3 đến 9 tuổi. Giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã tận dụng điều đó, đưa Tiếng Anh vào giảng dạy ở các trường mầm non và phổ biến nhất là các trường tiểu học trên cả nước. Là một người yêu thích Tiếng Anh cũng đồng thời là một giáo viên Tiếng Anh tiểu học, trong quá trình giảng dạy tôi luôn muốn giúp các học sinh của mình nói Tiếng Anh một cách trôi chảy nhất, phát âm Tiếng Anh chuẩn hơn. Thực tế quá trình giảng dạy và khảo sát ở một số trường tiểu học trong khu vực tôi thấy rõ sự tiến bộ trong kĩ năng phát âm của các em học sinh tiểu học. Nhưng sự tiến bộ ấy là chưa nhiều bởi phần lớn giáo viên Tiếng Anh tiểu học chúng ta chưa tìm ra được những biện pháp đúng đắn nhất để dạy ngữ âm cho chính các học sinh thân yêu của mình. Qúa trình giảng dạy Tiếng Anh nhiều năm tại trường tiểu học kết hợp với sự tìm tòi học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau, tôi đã đúc rút lại cho mình một số biện pháp dạy ngữ âm cho học sinh tiểu học được trình bày trong bản mô tả sáng kiến này.

II. NỘI DUNG

1. Thời gian thực hiện:

- Năm học 20…-20… và tiếp tục áp dụng trong năm học 20…-20…

2. Đánh giá thực trạng

a. Kết quả đạt được

*Với giáo viên:

- Giáo viên nắm vững được cách thiết kế, cách dạy một tiết học ngữ âm cho học sinh tiểu học

- Năng lực chuyên môn về Tiếng Anh cũng như phương pháp giảng dạy, kĩ thuật dạy học Tiếng Anh của giáo viên tăng lên đáng kể.

- Giáo viên biết lắng nghe, biết thấu hiểu học sinh cũng như đồng cảm với những khó khăn, trở ngại của các em khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới. Từ đó có tình yêu với trẻ, với nghề một cách sâu sắc hơn.

- Giáo viên biết phát huy tính tích cực, khả năng tự học, tự tìm tòi, sáng tạo của các em học sinh, hướng các em có tình yêu đối với bộ môn ngoại ngữ.

*Với học sinh

- Kết quả lớn nhất mà các em học sinh đạt được là niềm yêu thích đối với bộ môn Tiếng Anh. Các em không còn thái độ lo sợ khi bước vào tiết học, thay vào đó là sự sôi nổi, hào hứng, sự tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài tiết học do giáo viên Tiếng Anh tổ chức.

- Các em học sinh đã có kĩ năng phát âm Tiếng Anh, nói những câu đơn giản, cơ bản bằng Tiếng Anh một cách chính xác, trôi chảy hơn.

- Khi tiếp xúc với một số người nước ngoài có dịp đến trường hoặc khách du lịch nước ngoài, tất cả các em đều không còn thái độ sợ sệt. Thay vào đó, các em như được khích lệ, các em nói chuyện, giao tiếp với người nước ngoài bằng ngôn ngữ Tiếng Anh một cách tự tin hơn.

- Kết quả kiểm tra cuối năm học 20…-20… và kết quả kiểm tra cuối học kì 1 năm học 20…-20… đã có sự thay đổi rõ rệt so với trước đây.

Cụ thể: (số liệu)

b. Những mặt còn hạn chế

*Với giáo viên:

- Đôi lúc trong một số tiết học, giáo viên vẫn chưa làm chủ được các kĩ thuật dạy học do đối tượng học sinh quá kém, dẫn đến chưa hiệu quả, chưa như ý muốn, mục tiêu đề ra.

- Giáo viên khai thác sử dụng đồ dùng dạy học chưa hiệu quả ở một số tiết học vì chưa thành thạo sử dụng đồ dùng ,thiết bị dạy học hiện đại.

*Với học sinh:

- Vẫn còn một số học sinh còn rụt rè, nhút nhát, chưa hòa nhập được với cả lớp tham gia các hoạt động trong và ngoài tiết học Tiếng Anh.

- Hầu hết học sinh còn chưa phát âm tốt một số âm, từ cơ bản. Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều, dẫn đến 1 số học sinh nói kém từ đó sinh ra thái độ sợ và chán bộ môn Tiếng Anh.

- Một số học sinh chưa biết cách tự học, chưa phát huy được hết tính tích cực của bản thân.

c. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế

*Nguyên nhân đạt được:

- Đạt được các kết quả như trên do sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ban ngành như: sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn, sự quan tâm của các bậc phụ huynh.

- Sự tích cực học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thân giáo viên Tiếng Anh.

- Sự chăm chỉ, nỗ lực của các em học sinh, các em vượt khó khăn, vượt lên hoàn cảnh của bản thân, của gia đình tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.

- Giáo viên làm chủ được kiến thức ngữ âm, làm chủ được bài giảng của mình, giúp học sinh ngày càng tiến bộ, phát âm tốt hơn, nói trôi chảy hơn, tự tin giao tiếp hơn nữa.

*Nguyên nhân hạn chế

- Một số gia đình phụ huynh và học sinh có nhận thức chưa cao, vẫn còn coi môn Tiếng Anh là một môn phụ, nên không chú trọng nhắc nhở, đôn đốc học sinh quá trình tự học ở nhà, ảnh hưởng đến sự ghi nhớ kiến thức, tiếp thu kiến thức tổng quát về môn học của các em trên lớp.

- Một số học sinh còn quá nhút nhát, rụt rè, chưa mạnh dạn giao tiếp với thầy cô, bè bạn. Mà đã nói ít thì sẽ ko được luyện tập, thực hành các âm, các câu đã được học, sẽ không biết sửa lỗi sai phát âm của bản thân.

- Học sinh tiểu học còn nhỏ, nên vốn từ vựng của các em rất ít, hơn nữa các em phát âm theo bản năng nhiều, chưa chú tâm vào sửa khi giáo viên dạy và nhắc nhở, sự hiểu biết về môn học cũng vô cùng hạn chế.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Căn cứ thực hiện

- Nhà nước ta đang ngày càng chú trọng tới việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Nhiều đề án Ngoại Ngữ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực đó điển hình là đề án Ngoại Ngữ quốc gia 2020.

- Sở giáo dục và đào tạo luôn chỉ đạo sát sao tới các phòng giáo dục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các đề án Ngoại ngữ, giáo viên được tập huấn liên tục về phương pháp dạy học Tiếng Anh nói chung, kĩ thuật dạy ngữ âm Tiếng Anh nói riêng.

- Nhà trường là cấp thực hiện cuối cùng và thực tế nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh có cơ hội học tập, thực hành, lĩnh hội kiến thức ngôn ngữ Tiếng Anh.

2. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện

2. 1. Dạy kĩ năng phát âm

Dạy tiếng Anh ngày nay đã có sự thay đổi, khác xưa rất nhiều. Nếu như trước đây giáo viên chỉ chú trọng dạy ngữ pháp cho học sinh thì ngày nay chúng ta tập trung dạy tiếng Anh giao tiếp cho các em. Thực tế trong xã hội hiện nay đang xảy ra tình trạng học sinh học tiếng Anh nhiều năm mà vẫn không thể nói chuyện được với người nước ngoài, nếu có thể nói được thì xảy ra tình trạng nói mà người ta không hiểu mình nói gì, và ngược lại khi người ta nói mình cũng không thể nghe hiểu. Vậy nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Theo tôi, rất dễ nhận thấy học sinh của chúng ta kém về kĩ năng phát âm. Muốn học sinh học tốt tiếng Anh giao tiếp trước hết phải dạy các em kĩ năng phát âm từ khi các em còn là những học sinh tiểu học. Học sinh tiểu học, đối tượng chưa bao giờ tiếp xúc với tiếng Anh, chưa biết tiếng Anh là gì, chính lại là những đối tượng dễ học, dễ tiếp thu nhất bởi các em có thể bắt trước người lớn rất giỏi. Chính vì vậy, bản thân các giáo viên tiếng Anh chúng ta phải cung cấp cho các em hệ thống ngữ âm chính xác nhất thông qua dạy âm trong các từ đơn lẻ (letter sound), các âm cuối của từ (ending sound), dạy trọng âm của từ (word stress), dạy ngữ điệu của câu (intonation), và dạy học sinh cách nối âm giữa các từ trong câu (sound linking). Giáo viên chúng ta nên tận dụng đặc điểm thích và dễ bắt trước của học sinh tiểu học để giúp các em học kĩ năng phát âm một cách hiệu quả nhất. Sách giáo khoa tiếng Anh của Bộ giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây được biên soạn cho học sinh tiểu học đã có sự chú trọng đến dạy kĩ năng phát âm cho các em. Tôi có thể đưa ra những ví dụ cụ thể như sau:

2.1.1. Âm của chữ cái trong các từ (letter sound)

Trong các Unit của sách Tiếng Anh 3, các Lesson 3 phần 1 - Listen and repeat là phần dạy học sinh đọc các âm trong các từ, đọc từ trong cả câu.

Ví dụ: 1. Listen and repeat (P. 50)

g________ gym_______ The gym is old.

l_________ look_______ Look at the school.

+ Giáo viên bật phần ghi âm có sẵn, yêu cầu học sinh nghe, phát hiện chính xác các chữ cái in đậm, nghiêng được đọc là âm gì (trong sách giáo khoa các chữ cái in đậm, nghiêng được in màu đỏ)

+ Sau khi nghe xong, học sinh đưa ra câu trả lời của mình

+ Giáo viên bật phần ghi âm lần 2, cùng học sinh kiểm tra lại, nhận xét và đưa ra đáp án đúng. Chữ g trong từ gym được đọc là âm / ʤ /-phát thành âm jơ của tiếng Việt (uốn lưỡi), chữ l trong từ look được đọc là âm / l / - đọc như chữ L của tiếng Việt

+ Giáo viên bật phần ghi âm lần 3, yêu cầu học sinh nghe và nhắc lại các âm, các từ, và các câu có chứa từ, âm đó. (giáo viên cho học sinh đọc đồng thanh, sau đó theo nhóm và cá nhân đọc)

+ Giáo viên yêu cầu các em lấy ví dụ các từ khác cũng chứa 2 âm vừa được học, có thể đưa ra thành trò chơi 2 đội xem đội nào tìm được nhiều từ hơn, như vậy học sinh sẽ thích thú và nhớ âm trong từ lâu hơn.

Mời bạn đọc tải file word hoặc pdf đầy đủ để tham khảo thêm

Mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 424
0 Bình luận
Sắp xếp theo