Bài tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh (mới cập nhật)

Bài tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh là mẫu bài phát biểu trong Đại hội chi bộ nhà trường nhằm đưa ra một số giải pháp để duy trì sĩ số trong trường học. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Trong công tác giáo dục - đào tạo, bên cạnh việc nâng cao chất lượng giảng dạy, phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh, thì việc "duy trì sĩ số học sinh" cũng là mục tiêu quan trọng cần đạt của các trường, đặc biệt là trường mầm non, các trường ở miền núi, hải đảo, trường có đông học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số theo học. Do đó, mỗi giáo viên cần căn cứ vào tình hình thực tế nhà trường và lớp mình đang giảng dạy để có những giải pháp cụ thể, hiệu quả đưa học sinh đi học đều đặn, giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học.

Dưới đây là một số bài tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh được Hoatieu.vn tổng hợp lại, mời bạn đọc tải về và tham khảo thêm.

1. Nội dung tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh

Tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh là bài viết đúc kết những kinh nghiệm, giải pháp của giáo viên trình bày tham luận trong quá trình quản lý, giảng dạy và đào tạo học sinh, đảm bảo học sinh đến trường đều đặn, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy. Do đó, nội dung của một bài tham luận sẽ gồm những ý chính sau:

  • Tình trạng của trường, lớp thực tế hiện nay: sĩ số học sinh, tỷ lệ phần trăm học sinh người dân tộc thiểu số (nếu có), cơ sở vật chất nhà trường...
  • Chính sách hỗ trợ cho học sinh miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn (nếu có).
  • Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học, học không chuyên cần.
  • Một số giải pháp trong công tác duy trì số lượng học sinh, từ đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
  • Phương hướng thực hiện nhiệm vụ duy trì sĩ số học sinh, vận động học sinh đến trường trong giai đoạn tiếp theo.

2. Bài tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh số 1

THAM LUẬN

VỀ CÔNG TÁC DUY TRÌ SỐ LƯỢNG HỌC SINH, NÂNG CAO TỶ LỆ HỌC SINH ĐI HỌC CHUYÊN CẦN, TỪNG BƯỚC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG .............

I. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng học sinh hay nghỉ học, đi học không chuyên cần.

Do nhận thức của cha mẹ học sinh. Ngoài những phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình vẫn còn một bộ phận không nhỏ phụ huynh còn xem nhẹ việc học, họ chưa nhận thấy được ích lợi lâu dài của việc học tập của con em mình. Nhiều phụ huynh còn có tư tưởng trông chờ, phó mặc con em mình cho nhà trường, lên nương, lên lán ở….

Một số gia đình đông con đi học, hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải lo cuộc sống gia đình, chưa phối hợp tốt với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí học sinh tự học ở nhà (Đa số học sinh hay nghỉ học là con em trong gia đình nghèo, thiếu sự quan tâm, học sinh nghỉ học ở nhà giúp đỡ công việc cho gia đình). Có một số phụ huynh chỉ nghĩ cho con đi học để được nhận phụ cấp hàng tháng.

Do phong tục tập quán, tín ngưỡng của một số dân tộc trên địa bàn như: dân tộc Mông, Dao theo đạo thường nghỉ tết Noel, dân tộc Hoa thường ăn tết nguyên đán đến hết rằm tháng giêng, tổ chức việc hiếu, hỉ của một số dân tộc kéo dài nhiều ngày làm ảnh hưởng đến việc duy trì số lượng học sinh đi học chuyên cần.

Các em học sinh tiểu học hầu hết là còn nhỏ, đang tuổi ăn tuổi chơi và rất ham chơi; nhất là các trò chơi điện tử,... Các em chưa ý thức được mục đích học của mình để làm gì? Các em dễ bị bạn bè lôi kéo, rủ rê vào những trò chơi; kích động nghỉ học để đi chơi. Hơn nữa, cha mẹ các em ít quan tâm nhắc nhở nên thỉnh thoảng cũng vắng một số buổi học.

Một số giáo viên ch­ưa thật sự gần gũi với học sinh, ch­ưa hiểu biết nhiều về tập quán thói quen và lối sống của ngư­ời đồng bào; ngôn ngữ bất đồng. Mặt khác do ph­ương pháp dạy học ch­ưa phù hợp: một số giáo viên ch­ưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chưa biết cách tạo hứng thú học tập cho học sinh dân tộc. Dẫn đến tiết học ch­ưa sinh động, nhàm chán, làm cho các em không thích học, từ đó xảy ra tình trạng học sinh vắng học.

Một số học sinh học lực yếu kém thường bi quan trước lực học của mình, thiếu niềm tin vào khả năng học tập, không theo kịp chương trình, thua kiến thức bạn bè dẫn đến tâm lý muốn nghỉ học. Một số em nghỉ học do ốm đau, bệnh tật.

Một số học sinh khác thì gặp khó khăn về phương tiện đi lại do nhà xa, đường đi học phải qua nhiều đồi dốc, khe suối hiểm trở đặc biệt là mùa mưa nên cũng hay nghỉ học hoặc các em chỉ đến trường học buổi sáng, buổi trưa về nhà ăn cơm, buổi chiều nghỉ ở nhà không đến lớp nữa.

Do sự thiếu quan tâm đôn đốc của chi hội, đoàn thể tại bản. Chính quyền một số bản chưa nhiệt tình trong công tác vận động học sinh ra lớp, ch­ưa phê bình nhắc nhở thư­ờng xuyên tr­ước cộng đồng, chư­a nghiêm khắc đối với những gia đình có con em vắng, bỏ học. Các ban ngành đoàn thể đóng chân trên địa bàn còn chưa dành nhiều sự quan tâm đến công tác vận động học sinh ra lớp và đi học chuyên cần.

Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, nhiều phòng học tạm, nhiều điểm trường chưa có hàng rào bảo vệ, sân chơi và các phòng chức năng chưa có; các thiết bị phục vụ hoạt động NGLL còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, vì thế chưa tạo được hứng thú cho học sinh khi đến lớp, đến trường.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng học sinh hay nghỉ học, đi học không chuyên cần của nhà trường trong những năm học qua. Nếu không từng bước hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng học sinh vắng học thì không thể nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và như vậy cũng có nghĩa là mục tiêu giáo dục và nhiệm vụ của nhà trường không thể hoàn thành được.

II. Các giải pháp thực hiện trong công tác duy trì số lượng học sinh, nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Với nhiệm vụ trên ban giám hiệu nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì tốt số lượng học sinh, hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng học sinh đi học không chuyên cần, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường:

1. Nhà trường thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, phụ huynh học sinh, học sinh để mọi người hiểu được ích lợi của việc học tập và tự giác nhắc nhở quan tâm, đưa con em tới lớp, tới trường thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm học, cuối học kỳ I, sơ kết học kỳ I, họp bản,...

2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đoàn kết, nhất trí, thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử công bằng, gần gũi với học sinh. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp:

- Thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh để nắm bắt tâm tư tình cảm của các em, nắm bắt hoàn cảnh gia đình từng học sinh để kịp thời động viên giúp đỡ các em, đồng thời vận động cha mẹ học sinh quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt hơn cho con em mình học tập.

- Tìm hiểu nắm bắt nguyên nhân tại sao học sinh vắng học hàng ngày trên lớp; trực tiếp đến nhà những học sinh vắng học để tìm hiểu lý do và thông báo việc vắng học trong ngày của học sinh cho cha mẹ học sinh biết.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, hội CMHS trong bản để thực hiện công tác vận động học sinh ra lớp.

- Gần gũi với đồng bào, đi sâu đi sát với quần chúng để tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống của đồng bào.

- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy học theo hướng phân loại cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong lớp, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, xây dựng môi trường học tập thân thiện tại các điểm trường nhằm thu hút học sinh yêu thích đến lớp. Sử dụng hiệu quả phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực, động viên, khen thưởng kịp thời; nghiêm khắc mà gần gũi với học sinh.

- Tăng cường sử dụng đồ dùng, thiết bị (nhất là ứng dụng CNTT) trong giảng dạy để thu hút học sinh trong quá trình dạy học.

- Thương yêu, quan tâm và gần gũi với học sinh; coi học sinh như con của mình, luôn động viên khuyến khích các em trong quá trình học tập; tạo điều kiện cho các em chủ động tham gia quá trình tiếp thu kiến thức. Tổ chức nấu ăn trưa cho học sinh tại bản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp học sinh ăn ngon miệng, có sức khỏe tốt.

- Tích cực học tập tiếng địa phương để thuận lợi cho việc giao tiếp, trao đổi với người địa phương và phục vụ giảng dạy.

3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong công tác tuyên truyền,vận động, thu hút học sinh đến trường:

- Nhà trường phối hợp với Công đoàn, Đoàn TN, Đội TN tổ chức các buổi tuyên truyền và vận động học sinh ra lớp. Công đoàn nhà trường tuyên dương những cá nhân có biện pháp vận động và duy trì sĩ số học sinh tốt.

- Công đoàn, đoàn thanh niên thường xuyên thực hiện công tác thăm gia đình, đến nhà vận động học sinh hay nghỉ học ra lớp;

- Công đoàn phối hợp với nhà trường, Chi đoàn và Đội thiếu niên tổ chức các phong trào văn nghệ, thể thao; tổ chức các đợt sinh hoạt tập thể để thu hút học sinh tới trường như hội thi " Ươm mầm tài năng nhí", hội thi Viết chữ đẹp cấp trường, các câu lạc bộ văn nghệ, TDTT học sinh.

4. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên:

- Nắm bắt kịp thời tình hình nghỉ học hàng ngày của học sinh các lớp để có biện pháp chỉ đạo giáo viên kịp thời;

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác dạy-học của từng lớp; tư vấn giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục để thu hút học sinh;

- Tiến hành kiểm tra, bàn giao số lượng, chất lượng học sinh đầu năm, thực hiện việc ký cam kết chất lượng với từng giáo viên, là căn cứ để đánh giá xếp loại nhà giáo và bình xét thi đua cuối năm.

- Chỉ đạo cụ thể các hoạt động dạy-học, tăng cường công tác dự giờ thăm lớp; góp ý giúp đỡ giáo viên về công tác chuyên môn; chỉ đạo giáo viên thực hiện giảng dạy theo đối tượng học sinh, thường xuyên phụ đạo HS chưa hoàn thành môn học và các hoạt động GD vào các buổi chiều, giúp đỡ những học sinh khó khăn trong học tập; tập trung dành nhiều thời gian để ôn luyện kiến thức Toán, Tiếng Việt cho học sinh; tổ chức các hội thi liên quan đến môn học (Trạng nguyên Tiếng Việt; viết chữ đẹp,ươm mầm tài năng nhí);

- Quan tâm hỗ trợ về vật chất đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh diện bán trú. Trong học kỳ I nhà trường thường xuyên thăm hỏi, hỗ trợ bằng vật chất đối với những học sinh bị tai nạn, ốm đau dài ngày; 04 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập được trao học bổng với tổng trị giá gần chục triệu đồng. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường được các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm tặng ti vi, quần áo, chăn, đệm, bình lọc nước, đồ dùng học tập,.. có giá trị lớn. Đặc biệt, trong năm học này gần 300 học sinh của trường tại 11 điểm trường được các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền ăn trưa mỗi bữa trị giá 8.500 đồng. Đây là các nguồn lực có vai trò, ý nghĩa quan trọng giúp gia đình học sinh giảm bớt gánh nặng kinh tế, học sinh có điều kiện được chăm sóc tốt hơn về tinh thần và vật chất.

- Duy trì tôt mô hình của trường PTDTBT để đảm bảo mọi chế độ quyền lợi cho giáo viên và học sinh. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với học sinh diện bán trú.

- Tạo cảnh quan trường học theo hướng: xanh, sạch, đẹp. Tăng cường việc tu sửa cơ sở vật chất các phòng học đã cũ, làm mới các phòng học cho các điểm trường đảm bảo cho việc dạy- học và tổ chức các hoạt động giáo dục ( năm học 2018- 2019 nhà trường được nhà nước đầu tư làm mới 03 phòng học cấp IV tại điểm trường trung tâm; Được các tổ chức, cá nhân sống trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng mới 11 phòng học, 03 phòng ở GV, 02 nhà bếp, 02 nhà vệ sinh và một số dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời tại các điểm trường Nậm Xả, Huổi Pinh, Nậm Pan 1, Nậm Hà. Qua đó giúp học sinh được học tập, vui chơi trong môi trường tốt hơn từ đó các em yêu thích đến trường hơn.

- Chỉ đạo giáo viên TPT đội phối hợp cùng GVCN tổ chức các hoạt động NGLL, sinh hoạt tập thể, giao lưu văn nghệ, thể thao cho học sinh;

- Quán triệt GV trong quá trình giảng dạy phải tạo không khí vui tươi thân thiện với các em, không đặt nặng vấn đề kiến thức hoặc yêu cầu phải hiểu hết nội dung bài học, cần tạo cho học sinh hứng thú khi đến trường và học bài.

- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, thường xuyên quan tâm động viên giáo viên thực hiện tốt nội quy, quy định của ngành, của trường, giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả. Xử lý nghiêm những giáo viên vi phạm nội quy, quy chế chuyên môn của nhà trường.

5. BGH nhà trường tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng với các ban ngành đoàn thể, các đơn vị trường trên địa bàn xã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền tới nhân dân các bản cho học sinh đến trường, đến lớp. Phối hợp với nhà trường trong việc vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số. Xây dựng quỹ khuyến học của xã để động viên khen thưởng những học sinh đạt nhiều thành tích trong học tập đồng thời tuyên dương những gia đình có con em học giỏi, chuyên cần trong học tập.

6. BGH nhà trường đã tham mưu với chính quyền, đoàn thể của bản vận dụng các biện pháp duy trì sĩ số học sinh:

+ Thường xuyên vận động nhắc nhở học sinh ra lớp. Quán triệt từng gia đình yêu cầu và vai trò, sự cần thiết của việc học tập văn hóa; nêu gương và nhân rộng các điển hình về gia đình hiếu học;

+ Tổ chức họp bản, phê bình những hộ gia đình có con em hay nghỉ học;

+ Phối hợp với thầy cô giáo trong việc vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số.

Trên đây là báo cáo tham luận về công tác duy trì tốt số lượng học sinh, nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của trường .............. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đơn vị trường để đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất nhằm nâng cao hơn nữa công tác giáo dục của huyện nhà.

3. Bài tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh số 2

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa hội nghị!

Thay mặt đơn vị trường THCS Liêng Trang tôi xin được trình bày bản báo cáo tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh như sau:

1. Về đặc điểm tình hình:

- Đơn vị trường THCS Liêng Trang được thành lập vào năm 2010 với tổng số 18 lớp 595 học sinh, đến nay trường đã phát triển lên đến 23 lớp, 670 học sinh.

- Trường học được nằm trên địa bàn xã khó khăn, là một địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên phụ huynh học sinh phần lớn nằm trong diện lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Vì thế việc đến trường của các em cũng hay gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia đình, thêm vào đó kinh tế thiếu thốn không có điều kiện cho con em theo học, thời gian đầu tư cho học tập của các em hạn chế dẫn đến kết quả học tập yếu kém nên dễ bị chán nản, vắng học ngày càng nhiều rồi bỏ học giữa chừng.

So sánh chất lượng, duy trì sĩ số, lên lớp thẳng, số liệu học sinh bỏ học…của năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 – 2015.

* So sánh chất lượng:

Năm học 2013 - 2014

Giỏi

Tỷ lệ %

Khá

Tỷ lệ

TB

Tỷ lệ

Yếu

Tỷ lệ

Kém

Tỷ lệ

21

3,1

240

35,8

329

49,1

77

11,5

3

0,4

Tỷ lệ lên lớp thẳng: 88%

Năm học 2014 - 2015

Giỏi

Tỷ lệ %

Khá

Tỷ lệ

TB

Tỷ lệ

Yếu

Tỷ lệ

Kém

Tỷ lệ

24

3,8

205

32,8

336

53,8

54

8,6

6

1,0

Tỷ lệ lên lớp thẳng: 90,4 %

* So sánh tỷ lệ bỏ học và duy trì sĩ số:

2013 - 2014

2014 - 2015

HS bỏ học

Tỷ lệ

HS bỏ học

Tỷ lệ

76

10,2

15

2,3%

Tỷ lệ duy trì sĩ số qua các năm

2013 - 2014

2014 - 2015

TSHS

đầu năm

TS HS cuối năm

Tỷ lệ duy trì sĩ số

TSHS

đầu năm

TS HS cuối năm

Tỷ lệ duy trì sĩ số

742

666

89,7%

640

625

97,7%

Còn một nguyên nhân khác đó là tình trạng phụ huynh không cho con đi học, bắt con ở nhà đi làm vì anh chị học ra mà không có việc làm.

Tỷ lệ học sinh vắng học cao vào ngày cuối tuần.

2. Nguyên nhân:

- Đa số học sinh bỏ học là con em trong gia đình nghèo, thiếu sự quan tâm, học sinh bỏ học đi làm nương rẫy và đi làm xa kiếm tiền về cho gia đình.

- Sự phối hợp giữa gia đình học sinh với nhà trường chưa cao, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng trông chờ, phó mặc con em mình cho nhà trường, lên nương, ở lán lâu ngày không về.

- Một số học sinh học lực yếu kém thường bi quan trước lực học của mình, thiếu niềm tin vào khả năng học tập, không theo kịp chương trình, thua kiến thức bạn bè dẫn đến tâm lý chán nản, mặc cảm muốn nghỉ học.

- Một số học sinh không đủ quần áo mặc nên nghỉ ở nhà.

Kính thưa hội nghị!

Vấn đề duy trì sĩ số huy động học sinh ra lớp là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục đào tạo, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục hiện nay.

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định về hỗ trợ chế độ chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân tộc, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên đối tượng đủ điều kiện được hưởng không nhiều. Sự chênh lệch và phân hóa đối tượng được hưởng đã dẫn đến những nhận thức không đúng trong người dân, dẫn đến nảy sinh những quan điểm trái ngược nhau trong công tác cho con em đi học và không cho đi học.

Để công tác duy trì sĩ số đạt hiệu quả, tôi xin đề xuất các giải pháp như sau:

1. Về phía nhà trường:

- Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về quan điểm đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước cho nhân dân hiểu thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh. Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt giữa ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp và ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.

- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với các tổ chức mặt trận, đoàn thể ở thôn buôn để tuyên tuyền giáo dục và vận động, động viên học sinh đi học chuyên cần.

- Quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khó khăn để hỗ trợ về vật chất và tinh thần. Thành lập ban vận động trong nhà trường để thường trực, nếu có học sinh nghỉ học thì kịp thời vận động trở lại lớp.

- Tăng cường chỉ đạo công tác giảng dạy sát với nội dung chương trình, đặc biệt là chương trình giảng dạy vùng miền để phù hợp với đối tượng học sinh. Yêu cầu Giáo viên khi lên lớp quan tâm tới đối tượng học sinh có học lực yếu kém, hỏi những câu hỏi phù hợp, cho điểm, khuyến khích, động viên tinh thần học tập để các em cố gắng vươn lên trong học tập.

- Giao cho Giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội theo dõi kiểm diện học sinh hàng ngày để kịp thời nắm bắt tình hình đi học chuyên cần của học sinh. Tăng cường tổ chức các giờ học sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt vui tươi lành mạnh bổ ích, để thu hút học sinh đến trường.

2. Đối với các cấp chính quyền địa phương:

- Tăng cường công tác chỉ đạo vai trò của các tổ chức mặt trận đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục địa phương.

- Đẩy mạnh phát triển hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, tổ chức các hoạt động giáo dục dưới mọi hình thức để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi được học tập.

- Huy động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức hội đóng góp vật chất hỗ trợ kịp thời cho con em địa phương còn gặp khó khăn.

3. Những bài học kinh nghiệm:

1. Huy động học sinh ra lớp là hoạt động mang tính xã hội hóa rõ rệt, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, sự phối hợp hài hòa giữa các cấp, các ngành, mà chủ động là phía nhà trường. Trong mỗi thời điểm, mỗi điều kiện, mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhà trường phải luôn chủ động trong công tác vận động học sinh ra lớp, kết hợp với các biện pháp duy trì sĩ số để đảm bảo chuyên cần. Hai mặt công tác trên phải luôn gắn bó và được tiến hành đồng thời. Có thế mới đủ điều kiện để đảm bảo nâng cao chất lượng học cũng như việc duy trì sĩ số.

2. Muốn khắc phục tình trạng học sinh bỏ học phải theo dõi và nắm vững sĩ số học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Phải tìm hiểu nguyên nhân đối tượng bỏ học, học sinh hay nghỉ học, tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân đó. Phải xử lý từng trường hợp cụ thể, không hô hào, không chán nản.

3. Người Giáo viên phải có tình yêu thương và tận tình giúp đỡ các em. Luôn phải kiên trì, tận tâm tận lực và phải tâm niệm rằng: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Một điều quan trọng nhất là sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo. Những bài giảng của thầy cô cần phải tạo cho các eem tâm lí muốn học và thích đến lớp hơn. Các thầy cô giáo không những chỉ dạy kiến thức mà còn phải dỗ học sinh học bài . Vì vậy, với giáo viên không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải rất kiên trì, hiểu tâm lí học sinh.

4. Khi tổ chức đi vận động học sinh ra lớp phải đi tập thể có đông đủ thành phần ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các đoàn thể đến gặp trực tiếp cha mẹ học sinh như một chiến dịch đi vận động học sinh ra lớp.

5. Trong công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương phải kịp thời, nhanh chóng và quyết liệt, quyết tâm thực hiện, không đùn đẩy trách nhiệm.

6. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho học sinh. Qua các hoạt động này cho thấy các em đến trường không những đến để học mà đến trường là vừa được học, vừa được chơi. nhằm làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số đảm bảo chuyên cần để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Trên đây là bài tham luận về công tác duy trì sỉ số của đơn vị trường THCS Liêng Trang. Xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe hạnh phúc. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cám ơn!

4. Báo cáo chuyên đề về công tác vận động học sinh ra lớp mới nhất

4.1. Báo cáo chuyên đề về công tác vận động học sinh ra lớp

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Công tác vận động học sinh ra lớp.

Thực hiên theo Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 02/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ. Nay Chi bộ thực hiện chuyên đề về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với nội dung: Công tác vận động học sinh ra lớp.

I. Thực trạng của nhà trường

1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân nhân xã................... và lãnh đạo phòng GDĐT chỉ đạo công tác vận động học sinh bỏ học.

- Được sự quan tâm của của ban đại diện cha mẹ học sinh đến chất lương giáo dục nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình công công tác giảng dạy, luôn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới trong kiểm tra đánh giá.

2. Khó khăn

- Một số em học sinh không xác định được động cơ học tập các em không hứng thú khi đến trường, đến lớp. Từ đó các em chán học rồi bỏ học, trong khi đó cha mẹ các em luôn bận bịu với cuộc sống hằng ngày, không quan tâm đến việc học tập của các con em mình, không quản lí được các em. Bên cạnh đó, cũng có nhiều phụ huynh không xác định được động cơ cho con ăn học.

- Trong những năm qua, giáo dục nước ta chịu sức ép rất lớn về nhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng, song lao động dư thừa nhiều, khả năng sử dụng lao động của nền kinh tế còn hạn chế, khả năng đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp.

3. Nguyên nhân

Ngoài những nguyên nhân khách quan đã nêu, còn có những nguyên nhân chủ quan sau đây của chính bản thân học sinh dẫn đến hiện tượng bỏ học.

3.1. Học kém, chán học.

Như ta đã biết, có học tốt, hiểu bài, tiến bộ mới kích thích sự hứng thú học tập; ngược lại học kém mất căn bản, không đủ khả năng tiếp thu kiến thức mới làm cho các em mặc cảm dẫn đến bỏ học. Đây là nguyên nhân khá phổ biển ở học sinh.

3.2. Ham chơi, lười học.

Do học kém, lại thiếu sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, của thầy cô chủ nhiệm, bạn bè, các em càng chán nản, bỏ bê việc học tập, lêu lỏng tìm thú vui rồi bỏ học.

3.3. Bắt chước bạn.

Bắt đầu từ sự tụ tập, rủ rê, lôi kéo của bạn bè, các em trở nên lêu lỏng, ham chơi, lười học, trốn học, xem nhẹ việc học dẫn đến bỏ học.

3.4 Nguyên nhân kinh tế - xã hội

Do những năm gần đây đời sống gia đình nông dân gặp khó khăn do mất mùa, các em phải bỏ theo gia đình đi làm ở các khu công nghiệp.

II. Môt số giải pháp nhằm vận động học sinh trở lại lớp.

1. Đối với nhà trường.

*Biện pháp 1:

Mỗi cán bộ, giáo viên có tinh thần tự giác và phối hợp tuyên truyền vận động phụ huynh, học sinh và nhân dân cùng chống hiện tượng bỏ học của học sinh.

*Biện pháp 2: Giáo dục học sinh chưa ngoan.

- Giáo viên chủ nhiệm phải liên hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo dục các em.

- Tuyên truyền cho phụ huynh học sinh một số kiến thức cơ bản cần thiết trong việc giáo dục, giúp đỡ các em.

- Vận động gia đình để các em trở lại trường học.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho cac em

*Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.

- Đối với phương pháp dạy học: Dạy học theo hướng tích cực, lên lớp có đồ dùng dạy học, thực hành trực quan sinh động để gây hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh, kiểm tra, đánh giá công bằng chính xác có hiệu quả nhằm khuyến khích các em học tập.

- Mỗi tiết lên lớp, thầy cô giáo phải chuẩn bị chu đáo bài giảng cả về nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, nắm bắt được tình hình của mỗi lớp và các đối tượng trong lớp.

*Biện pháp 4: Tạo hoạt động thu hút học sinh trong nhà trường.

- Tổ chức sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh phong phú, có chủ đề trong năm học, kế hoạch hàng tuần, hàng tháng dưới hình thức vừa vui vừa học, vừa thi đấu vừa học tập để các em phát huy được năng lực sở trường của mình.

- Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa phải có sự hấp dẫn, phù hợp với thực tế, khả năng của các em, nhẹ nhàng tạo cho các em ham tìm hiểu.

- Tổ chức tốt và thường xuyên phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường (dạy tốt, học tốt).

- Giữ gìn phong trào thi đua học tập, rèn luyện giữa các tổ, giữa các lớp, hàng tuần có đánh giá tổng kết dưới cờ.

Báo cáo kịp thời những biến động về sĩ số của lớp với ban giám hiệu để có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng học sinh bỏ học (phải theo dõi hàng tuần).

Cải thiện cảnh quan nhà trường, xây dựng các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm thu hút các em cùng tham gia hoạt động, làm thế nào cho các em thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, có ích”

2. Đối với xã hội và gia đình.

Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương, tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức phụ huynh học sinh.

Thông báo, trao đổi, bàn bạc những biện pháp giáo dục với phụ huynh học sinh có con em học yếu, học không chuyên cần để phụ huynh quan tâm, cùng theo dõi, giúp đỡ việc học của các con em và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng muốn bỏ học.

Tư vấn nghề sau tốt nghiệp: Tư vấn sau tốt nghiệp, tư vấn cho học sinh lao động nước ngoài trình độ cao.

Cố gắng vận động phụ huynh học sinh tham dự đầy đủ trong các cuộc họp phụ huynh, để phụ huynh nắm bắt kịp thời sự tiến bộ của con em mình trong việc giáo dục con.

Phải tôn trọng nhân cách của học sinh, cần tế nhị khi nói đến những thiếu sót của các em. Coi trọng việc tuyên dương, khuyến khích đối với các em.

Trên đây là báo cáo chuyên đề của chi bộ về các giải pháp vận động học sinh ra lớp trong nhà trường.

4.2. Báo cáo chuyên đề về công tác duy trì sĩ số lớp

Trong giáo dục đào tạo những năm gần đây, ngoài việc nâng cao chất lượng dạy và học thì việc "Duy trì sĩ số học sinh" cũng là mục tiêu cần đạt trong mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, hàng năm Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch chỉ đạo việc duy trì sỉ số học sinh. Xuất phát từ chỉ đạo trên, mỗi giáo viên đều phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình để đề ra biện pháp cụ thể thực hiện, nhằm đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra.

Những năm gần đây, công tác mà Đảng và Nhà nước cũng như ở ghành giáo dục rất quan tâm là phổ cập giáo dục-chống mù chữ. Hàng năm Nhà nước phải chi trả một khoản tiền rất lớn cho công tác này. Nguyên nhân cũng là do số học sinh bỏ học nhiều.

Từ những vấn đề đó tôi xin được trình bày một số ý kiến nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm ra biện pháp tốt để giúp giáo viên tiểu học duy trì sĩ số học sinh trong lớp.

1. Thực trạng:

*Thuận lợi:

- Là trường vùng sâu nhưng được sự quan tâm của Sở GĐ-ĐT nên cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ, đồng thời đực trang bị các thiết bị hiện đại nhằm ứng dụng cơng nghệ thông tin vào giảng dạy.

- Cán bộ, giáo viên của trường đa số đạt trình độ chuẩn, đội ngũ giáo viên trẻ, năng động nên không ngừng phấn đấu nâng cao tay nghề.

- Trường đặt ở trung tâm xã nên cũng được sự quan tâm của chính quyền địa phương.

*Khó khăn:

- Đa số các em là con em tại địa phương điều kiện đi lại gặp nhiều khó khăn, đường lộ đất là chủ yếu, phương tiện đi lại bằng phương tiện xuồng, bè.

- Do lứa tuổi của các em luôn hiếu động dễ tiếp cận nhiều luồng văn hóa không lành mạnh.

- Tỉ lệ học sinh yếu mấy năm gần đây còn cao.

- Sự nhận thức của nhiều phụ huynh chưa cao về vấn đề cho con em đi học tiếp.

- Một số giáo viên cũng còn chưa coi công tác chủ nhiệm lớp là công tác quan trọng. Một số tiết dạy của giáo viên chưa thực sự vận dụng phương pháp mới vào dạy học nên chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh.

- Sự phối hợp chưa chặt chẽ của các đoàn thể, các ban ngành .

2. Nguyên nhân:

Qua thực tế của trường, tôi xin dẫn một số lý do học sinh bỏ học như sau.

Về phần học sinh

- Đa số học sinh là con em trong gia đình kinh tế chủ yếu dựa vào nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản nhưng do giá cả thất thường nên đời sống gia đình các em còn nhiêu khó khăn, điều kiện học tập còn nhiều hạn chế.

- Kinh tế không ổn định nhiều em học sinh phải theo cha mẹ đi làm ăn xa hay cha mẹ đi làm mướn các em phải ở với ông bà. Vì vậy, việc quan tâm nhắc nhở các em đi học gặp rất nhiều khó khăn.

- Có nhiều học sinh vì học yếu mà đâm ra chán nản, dẫn đến trốn học, bỏ học, đặc biệt là muốn nghỉ học luôn.

- Đôi khi hoàn cảnh gia đình đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của các em (Cha mẹ gặp chuyện bất hòa, cha mẹ ly hôn, mẹ lấy chồng, cha lấy vợ...) dẫn đến các em buồn chán không muốn học.

Về phía giáo viên:

- Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến hoàn cảnh của đối tượng học sinh bỏ học.

- Giáo viên chưa tìm hiểu xem các em bỏ học vì những lý do gì để có cách giúp các em trở lại trường.

- Khi học sinh bỏ học cũng có giáo viên chưa gặp gỡ gia đình và động viên các em...

Vì thế, muốn duy trì sĩ số học sinh được tốt trước hết thầy cô giáo phải quan tâm tới các đối tượng học sinh trong lớp, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em để có biện pháp kịp thời đối với học sinh bỏ học.

3. Giải pháp:

- Luôn là người gần gũi học sinh, tìm hiểu hòan cảnh gia đình từng em (đặc biệt là những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ thường đi làm ăn xa, học sinh nơi khác chuyển tới...) nắm lại học lực và hạnh kiểm năm học trước của các em.

- Học sinh yếu sinh ra chán nản, có hiện tượng bỏ học. Đối với đối tượng học sinh này, giáo viên phải tìm hiểu xem các em yếu môn nào? Yếu cái gì? Tìm hiểu nguyên nhân do đâu? (Hoàn cảnh gia đình, do mất căn bản, do khuyết tật...) để giúp đỡ các em.

- Giáo viên dành thời gian cho sinh hoạt lớp, giờ ra chơi, các buổi họp phụ huynh học sinh, các lần đến thăm gia đình các em...để tạo điều kiện gần gũi các em, giúp các em nói lên tâm tư nguyện vọng của mình, tạo cho các em thấy được sợ yêu thương của thầy cô giáo đối với các em. Từ đó, các em mạnh dạn nói những điều mà các em còn yếu, chưa hiểu biết. Giáo viên cần hết sức nhẹ nhàng, tế nhị, tránh những lời nói xúc phạm hoặc làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh. Giáo viên nên tuyên dương kịp thời những học sinh yếu khi các em có thành tích trong học tâp và các hoạt động khác.

- Giáo viên chọn các bài tập vừa sức, không quá khó, kiểm tra bài thường xuyên, phân công học sinh khá – giỏi giúp đỡ các em. Giáo viên kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để xây dựng thời gian biểu học tập ở nhà. Từ đó học sinh thấy được sự giúp đỡ từ mọi phía, làm cho học sinh hứng thú học tập, không còn nghĩ mình học yếu và cũng không có tâm trạng "bỏ học nữa".

- Trường hợp học sinh nghèo phải theo cha mẹ đi làm ăn xa: Như chúng ta đã biết, xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Xong vẫn còn những gia đình khó khăn, các em phải theo cha mẹ đi làm ăn xa hoặc ở nhà chăm sóc em cùng với ông bà, nên việc học sinh bỏ học lại càng cao. Vì vậy, giáo viên phải có kế hoạch cụ thể theo từng tháng, phải phân loại từng đối tượng học sinh.

- Về phía Ban giám hiệu nhà trường luân có sự giúp đỡ kịp thời như: miễn giảm các khoản tiền đóng góp, ủng hộ sách vở, cặp, viết để tạo điều kiện cho học sinh học tập.

- Đối với giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm thăm hỏi, động viên đối với những em có hòan cảnh gia đình khó khăn.

- Về phía Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phải có kế hoạch giúp đỡ họ sinh nghèo, học sinh khó khăn vượt khó trong mọi hoạt động, có phần quà khen tặng, phát động phong trào "Vòng tay bè bạn", "Lá lành đùm lá rách", ngoài ra các em còn sự quan tâm từ mọi phía: Đoàn thể, xã hội trong trường...

Nếu các em được sự quan tâm sâu sắc từ mọi phía như vậy sẽ góp phần làm cho các em giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, an tâm trong học tập và nó sẽ góp phần làm hạn chế việc học sinh nghỉ học trong độ tuổi phổ cập giáo dục, chống mù chữ ở địa phương và huyện đang quan tâm.

- Đối với gia đình phải chia ly, tan vỡ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự bỏ học của học sinh: Con cái phải theo cha hoặc mẹ hay ở với ông bà. Lúc này tâm lý các em bị khủng hoảng nặng nề, các em phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống và trong học tập dẫn đến tình trạng bỏ học là điều dĩ nhiên. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, đứng trước những học sinh như vậy phải hết sức thông cảm với các em. Giáo viên là chỗ dựa tinh thần vững chắc, phải quan tâm che chở cho các em. Giáo viên khi phát hiện những học sinh có hoàn cảnh như trên cần kết hợp với hội cha mẹ học sinh, địa phương để hòa giải các xung đột nhỏ nhằm hàn gắn lại. Nếu làm được như vậy sẽ hạn chế việc học sinh bỏ học.

- Bản thân giáo viên phải tự học hỏi, trau dồi kiến thức để ngày càng nâng cao tay nghề, giảng dạy phải có sức thu hút, tạo sự hứng thú cho học sinh, nhất là từ khi thực hiện chương trình mới phải thay đổi phương pháp với từng bài, từng môn, từng đối tượng học sinh….

- Cần tăng cường sự phối hợp của các đoàn thể để tăng thêm sức mạnh về tinh thần, vật chất cho các em, cần vận động tuyên truyền cho gia đình hiểu tầm quan trọng trong việc cho con em đi học.

- Cần khen thưởng động viên kịp thời cho các em vượt khó chăm học.

Trên đây là một số kinh nghiệm "Duy trì sĩ số" của bản thân tôi trong suốt thời gian giảng dạy. nó đã đem lại kết quả tương đối tốt góp phần vào công cuộc xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên biện pháp bao giờ cũng chỉ là công cụ, yếu tố con người mới là quyết định. Đó là lòng ham học tập của học sinh, lòng nhiệt tình yêu nghề và sự quan tâm tận tình của giáo viên đối với học sinh. Bài viết của tôi có giới hạn, trong qúa trình trình bày không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, bổ sung của hội đồng nhà trường cho bài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn.

5. Bài tham luận về công tác duy trì sĩ số lớp ở trường mầm non

BÁO CÁO THAM LUẬN

VỀ NÂNG CAO TỈ LỆ HUY ĐỘNG TRẺ RA LỚP TẠI TRƯỜNG MẦM NON.................

Kính thưa đoàn chủ tịch, thưa quý vị đại biểu thưa toàn thể các đồng chí!

Sau khi nghe báo cáo. Tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo.....................

Bản thân tôi cũng có những băn khoăn khi trường đang gặp rất nhiều khó khăn như về cơ sở vật chất đòi hỏi mỗi CBGVNV sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, phải có một lòng quyết tâm, sự hi sinh, một trái tim tâm huyết với nghề với trẻ mà tôi nghĩ tất cả chúng ta ngồi đây đều đã có được và làm được. Bên cạnh đó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nâng cao tỉ lệ huy động học sinh ra lớp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tại đia phương.

Kính thưa hội nghị!

Công tác huy động trẻ ra lớp là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi nhà trường. Trong hội nghị này tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp nhằm huy động trẻ đến trường như sau:

1. Tuyên truyền vận động cộng đồng dân cư đưa trẻ đến trường

Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch tuyên truyền, đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể của UBND xã triển khai tuyên truyền các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, đề án, kế hoạch trong cấp học mầm non. Với các hình thức tuyên truyền như: Qua hệ thống cổng thông tin của xã, trường, các cuộc họp phụ huynh đầu năm học và cuối năm học ở nhà trường cũng như các cuộc họp xóm và qua loa phát thanh của địa phương. Với các nội dung cụ thể như: Tuyên truyền về ý nghĩa “Ngày hội đến trường của bé”; tuyên truyền các hoạt động một ngày của bé ở trường, cách nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đúng theo CTGDMN các độ tuổi. Các hội thi, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, Rằm Trung thu…

Mặt khác còn kết hợp tổ chức cho các bậc phụ huynh họp 3 lần/ năm học, qua việc dự giờ, thăm lớp của Ban đại diện phụ huynh ở các nhóm, lớp, các hội trưởng hội phụ huynh trong lớp, nhóm đã chủ động tuyên truyền đến toàn thể phụ huynh còn lại trong các khối, lớp về những công việc của các cô giáo và các hoạt động của trẻ trong ngày, ai nấy đều yên tâm hơn, tiếng nói của ban đại diện phụ huynh sẽ giúp mọi người tin tưởng hơn, đặc biệt là các bậc phụ huynh ở khối nhà trẻ, khối mẫu giáo bé. Trong khi đi điều tra, ngoài việc ghi chép, lấy số liệu, giáo viên còn phải trò chuyện, giao tiếp một cách khéo léo với cha mẹ trẻ để nắm bắt tình hình về hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của họ và kết hợp tuyên truyền về giáo dục mầm non hiện nay, cùng với việc vận động trẻ ra lớp.

- Nếu họ còn băn khoăn điều gì giáo viên phải có cách giải thích ngắn gọn, cụ thể, hoặc đề đạt lên BGH nhà trường để có cách thuyết phục tốt nhất.

- Nếu trường hợp cha mẹ trẻ đi vắng, giáo viên phải tìm mọi cách để tiếp cận, có thể phải tranh thủ đi vào buổi tối, buổi trưa.

- Đối với trường hợp cha mẹ trẻ đi làm ăn xa, để con cho ông bà trông giữ, ông bà không giám quyết định cho trẻ đến trường, hoặc đối với những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tôi yêu cầu giáo viên ghi chép cẩn thận vào cột ghi chú. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, ở mỗi gia đình , giáo viên cần có mỗi cách thuyết phục khác nhau, sao cho đa số mọi người đều có thể hiểu sự cần thiết của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là gì, độ tuổi bao nhiêu thì nên đưa trẻ đến trường…

2. Thực hiện điều tra chính xác trẻ trong độ tuổi mầm non

Công tác điều tra số liệu nói chung và công tác điều tra trẻ trong độ tuổi mầm non nói riêng là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, nếu chúng ta điều tra một cách đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho công tác xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn một cách chính xác, sát với yêu cầu thực tế, đáp ứng được mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Trong khi đi điều tra, ngoài việc ghi chép, lấy số liệu, giáo viên trò chuyện, trao đổi với cha mẹ trẻ để nắm bắt tình hình về hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của họ và kết hợp tuyên truyền về giáo dục mầm non hiện nay, cùng với việc vận động trẻ ra lớp.

3. Xây dựng môi trường học tập vui chơi thân thiện, an toàn cho trẻ tạo sự gắn bó giữa trẻ với thầy cô, với trường lớp

Ban giám hiệu bàn và thống nhất dành cho các lớp nhà trẻ phòng học tốt và thuận tiện cho cô và trẻ thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày, phòng học tĩnh hơn tránh ồn ào, nền nhà lát gạch chống trơn, đảm bảo khô nhanh...

Trong phòng học trang trí tranh, ảnh theo chủ đề, ngoài hiên chơi có góc tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, có chỗ đặt các chậu cây xanh, các cây hoa, cây cảnh được bố trí hợp lý tạo môi trường thân thiện.

Chỉ đạo xây dựng phong trào thi đua tổ chức các trò chơi, hội thi... sáng tác thơ, ca, hò vè và các trò chơi dân gian…

4. Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường

Để làm tốt nhiệm vụ này tôi luôn động viên, giúp đỡ mỗi giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình từ việc cho trẻ đi vệ sinh cho đến việc học tập, vui chơi, làm thế nào khi trẻ đến trường mỗi ngày thực sự là ngày vui của trẻ.

Chỉ đạo các nhóm lớp thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non thông qua các hoạt động cụ thể như giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”, “Lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở”, tạo mọi cơ hội để trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh trẻ.

Chỉ đạo nhân viên y tế cân, đo, theo dõi sức khỏe trẻ theo đúng quy định, có kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thường xuyên phối hợp với phụ huynh cùng chăm sóc trẻ nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở từng nhóm lớp. Phối kết hợp với Trạm y tế xã để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường. Xây dựng khẩu phần ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn.

Thông qua những việc làm trên đã gây dựng được uy tín của cha mẹ trẻ, trẻ đến trường có sự khác biệt rõ rệt so với những trẻ ở nhà, cháu nào cũng nhanh nhẹn, hoạt bát, phát triển mạnh mẽ về các mặt thể chất, nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ, cha mẹ trẻ rất tin tưởng và yên tâm gửi con tại nhà trường.

5. Thu hút các nhà hảo tâm đầu tư ủng hộ từ thiện cho nhà trường

Trong mấy năm gần đây nhà trường thu hút được rất nhiều các nhà hảo tâm, các câu lạc bộ để ủng hộ, tài trợ cho các cháu. Đây cũng là một biện pháp thu hút trẻ ra lớp đạt tỷ lệ cao.

Qua nhiều biện pháp tác động đồng bộ khác nhau, đặc biệt là sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, các đoàn thể trong trường học; sự đồng tình, hỗ trợ của phụ huynh học sinh và sự vào cuộc của cấp ủy chính quyền địa phương, đặc biệt là đội ngũ trưởng xóm đã tạo điều kiện cho nhà trường có điều kiện tiếp xúc với bà con nhân dân trong các buổi họp xóm. Từ đó, việc huy động trẻ ra lớp và duy trì sĩ số được đảm bảo đạt kết quả tốt.

Trong thời gian tới nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác huy động trẻ đến trường, đặc biệt là trẻ lứa tuổi nhà trẻ. Dự kiến năm học 2019 - 2020 huy động được trẻ ra lớp đạt tỉ lệ cao

Để làm được điều đó, tập thể sư phạm nhà trường cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ, công chức, viên chức được giao, tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhận thức cho phụ huynh, cho cộng đồng về vai trò của giáo dục mầm non. Chú trọng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Trên đây là báo cáo tham luận về công tác duy trì và nâng cao tỷ lệ huy động trẻ Nhà trẻ ra lớp của Trường Mầm non ..................... Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý đại biểu, bạn bè đồng nghiệp.

6. Bài tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục tại trường THCS

BÀI THAM LUẬN

CÁC BIỆN PHÁP DUY TRÌ SĨ SỐ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HS DÂN TỘC................. Ở TRƯỜNG THCS....................

Kính thưa:

- Quý lãnh đạo

- Quý vị đại biểu cùng quý Thầy Cô có mặt trong buổi hội nghị ngày hôm nay.

Như chúng ta đã biết giáo dục, đào tạo đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài”. Cùng với sự phát triển, đổi mới trong sự nghiệp giáo dục của các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh nói chung và của đơn vị trường THCS DTNT....................nói riêng thì công tác duy trì số lượng học sinh đóng vai trò quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của đội ngũ giáo viên và học sinh của nhà trường. Đây chính là vấn đề mà đơn vị trường chúng tôi rất vui được chia sẽ trong buổi hội nghị giao ban các trường PTDTNT ngày hôm nay.

Trong năm học qua, kết quả duy trì sĩ số học sinh dân tộc của trường còn nhiều hạn chế. Do đó, việc đi tìm giải pháp giúp để duy trì sĩ số, tăng tỷ lệ chuyên cần và giúp các em tiến bộ hơn trong học tập là một trong những việc làm khó khăn bởi nhận thức của học sinh chậm, khó phát huy tính tích cực hoạt động, các em học theo cách thụ động, chưa chủ động nắm bắt kiến thức, nhiều học sinh học không theo kịp chương trình dẫn đến bỏ học. Vì vậy, để làm tốt công tác duy trì sĩ số một cách hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học , trường chúng tôi đã thực hiện những giải pháp sau:

I. Về vấn đề duy trì sĩ số học sinh

- Lãnh đạo trường tăng cường chỉ đạo công tác chủ nhiệm, phân công giáo viên chủ nhiệm lớp giáo dục học sinh ý thức đi học chuyên cần, GVCN kết hợp GVBM , cha mẹ học sinh để quản lý học sinh, đảm bảo sĩ số. Đồng thời GVCN thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của học sinh nhằm phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, nhất là sau kỳ nghỉ tết ở học kỳ 2, đến tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp vận động phù hợp.

- Nhà trường tích cực tham mưu với Hội khuyến học huyện và phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tạo điều kiện giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần để các em yên tâm đến trường. Cụ thể trong năm học qua, Hội khuyến học huyện và cha mẹ học sinh đã cấp phát học bổng cho ....... hs vượt khó học giỏi với tổng số tiền....................

- Tuyên truyền vận động CB-GV-NV tăng cường trách nhiệm thực hiện kế hoạch phong trào “Hội viên chữ thập đỏ nhận đỡ đầu học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” (.................) để tạo điều kiện giúp đỡ các em về vật chất lẫn tinh thần. Hằng năm, giáo viên của trường nhận hỗ trợ từ ...........hs/năm học.

- Trường hợp các em bị bệnh nằm viện, điều trị kéo dài thời gian thì nhà trường phối hợp với Hội Khuyến học và Tổng phụ đội tổ chức vận động hội viên đóng góp hỗ trợ và tổ chức đi thăm, động viên các em sớm bình phục trở lại học. Cụ thể ở đầu năm học..................., Hội chữ thập đỏ và Tổng phụ trách đội kết hợp vận động hội viên đóng góp ủng hộ cho ........ học sinh bệnh phải phẩu thuật với số tiền ........................

- Nhà trường phân công ........GVCN của lớp thay phiên giám sát lớp 15 phút đầu giờ hằng tuần, thường xuyên theo dõi sự chuyên cần học tập của các em, kịp thời phát hiện những học sinh có dấu hiệu bỏ học để phối hợp giúp đỡ và khắc phục. Bên cạnh đó, GVCN thường xuyên liên hệ với những gia đình học sinh có dấu hiệu bỏ học bằng điện thoại, gặp trực tiếp thông qua các kỳ họp cha mẹ học sinh hoặc tổ chức đi thăm gia đình học sinh tìm hiểu nguyên nhân có khả năng bỏ học, qua đó tạo điều kiện động viên, giúp đỡ không để các em bỏ học.

II. Về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc

Việc làm thứ nhất, nhà trường làm tốt việc nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong giáo viên và học sinh.

Thực tiễn cho thấy, tập thể giáo viên có nhận thức được trách nhiệm đối với chất lượng giáo dục của nhà trường thì mới toàn tâm toàn ý đầu tư cho công tác giảng dạy. Học sinh ý thức được học để có kiến thức, nghề nghiệp, cuộc sống tốt hơn cho bản thân, gia đình và xã hội thì các em mới ra sức cố gắng học tập tốt.

Để tạo được nhận thức tốt trong giáo viên và học sinh, thông qua sinh hoạt trong Hội đồng sư phạm, sinh hoạt các đoàn thể, sinh hoạt dưới cờ, họp mặt truyền thống,…Hiệu trưởng thường xuyên triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên đến toàn thể CBGV và HS để mọi ngư­ời cùng thực hiện. Qua đó giáo dục tư tưởng để xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần làm việc tận tụy.

Việc làm thứ hai là xây dựng nề nếp, trật tự trong nhà trường cũng là một biện pháp mà nhà trường đã thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Kinh nghiệm cho thấy, trường muốn đạt được chất lượng cao phải có nền nếp, trật tự tốt. Vì vậy, lãnh đạo trường phối hợp công đoàn thể xây dựng quy chế làm việc rõ ràng và triển khai đến toàn thể GV để thống nhất thực hiện. Nâng cao nhận thức của gv là phải không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình, phải thương yêu, tôn trọng, tin tưởng học sinh, có ý thức trách nhiệm về mọi hành vi ngôn ngữ, cử chỉ của mình đối với học sinh, đồng nghiệp và bản thân phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức cho GV kí cam kết thực hiện nhiệm vụ để nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Đối với học sinh, ngay từ đầu mỗi năm học,nhà trường chỉ đạo tổ quản sinh và GVCN tổ chức cho HS học nội quy của nhà trường . Đồng thời cho HS và PHHS kí cam kết thực hiện nội quy của Trường, lớp. Nâng cao trách nhiệm và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, kịp thời nhắc nhở, uốn nắn học sinh. Nghiêm khắc xử lý các học sinh vi phạm, tùy theo mức độ, giúp học sinh sửa chữa, đồng thời còn có tác dụng ngăn ngừa, giáo dục các học sinh khác.

Việc làm thứ 3 là đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá.

Trong công tác dạy và học, Lãnh đạo trường tập trung chỉ đạo giáo viên phải mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học. Giáo viên cần coi trọng phương pháp giảng dạy theo hướng thân thiện, tạo hứng thứ cho học sinh trong quá trình dạy và học. Giáo viên phải thể hiện sự quan tâm, gần gũi, thân thiện với học sinh, kịp thời nắm bắt những thắc mắc về học tập của học sinh. Vì phần lớn các em người dân tộc rất nhút nhát, ngại tiếp xúc với giáo viên. Việc kiểm tra đánh giá, cho điểm phải thiết thực nhằm động viên được ý thức học tập của học sinh, không vì điểm số kiểm tra mà làm cho học sinh chán nản trong việc học tập, tạo mọi cơ hội cho học sinh vươn lên, động viên, khuyến khích các em dù chỉ là tiến bộ rất nhỏ trong học tập. Chẳng hạn khi học sinh được kiểm tra bài cũ lần 1 chưa đạt yêu cầu, nhưng lần sau các em đạt yêu cầu, thì giáo viên cần động viên khích lệ, tuyên dương để các em tích cực hứng thú hơn trong học tập.

Việc làm thứ tư là tăng cường phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi.

Ngay từ đầu năm, nhà trường chỉ đạo cho giáo viên khảo sát đầu năm để phân loại học sinh. Đồng thời chỉ đạo cho giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngoài giờ học chính khóa, cụ thể là vào các buổi chiều thứ 3,5,7 hàng tuần.Và trong quá trình phụ đạo học sinh khi các em không hiểu tiếng Việt thì giáo viên giải thích bằng tiếng dân tộc để các em hiểu. GVCN chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học tập của HS, cùng với phụ huynh tìm biện pháp giáo dục phù hợp đối với những em học yếu. Đồng thời, trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài nhất thiết phải có kế hoạch dạy học cho những học sinh yếu. Kế hoạch dạy học cho học sinh yếu phải phù hợp với trình độ học sinh đó.

Việc làm cuối cùng là tăng c­ường các hoạt động văn hóa VN-TDTT và phối hợp đoàn thể tổ chức các phong trào thi đua:

Chỉ đạo tổ quản sinh kết hợp với Đoàn TN tổ chức các hoạt động văn nghệ, TDTT vào những buổi tối thứ Bảy ở những tuần học sinh ở lại trường nhằm tạo không khí vui tươi cho học sinh sau những giờ học căng thẳng nhằm lôi cuốn HS vui mà học, học mà vui.

Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Tăng cường và nâng cao vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường, đây là lực lượng quan trọng, nhân tố tích cực trong việc phát huy tốt vai trò xung kích, gương mẫu của đội viên trong học tập và rèn luyện. Đồng thời tổ chức nhiều đợt thi đua giữa các lớp với những nội dung trọng tâm, có sơ kết, đánh giá mỗi tuần trong tiết sinh hoạt dưới cờ, khen thưởng các lớp thực hiện tốt ở mỗi đợt và cuối năm, nhờ đó các lớp đều cố gắng phấn đấu thực hiện tốt nề nếp và học tập. Phát huy vai trò của Hội Khuyến học, luôn quan tâm, tìm hiểu kịp thời giúp đỡ, trợ cấp để học sinh có điều kiện tiếp tục học tốt. Đồng thời khen thưởng kịp thời những cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong giảng dạy và học tập cả về vật chất lẫn tinh thần.

III.Kết quả đạt được:

1. Công tác duy trì sỹ số

Năm học ................: Sĩ số học sinh đầu năm........., đến cuối năm giảm ..........với tỷ lệ ...........

2. Kết quả học tập của học sinh:

Tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng và vượt chỉ tiêu nghị quyết đã đề ra, cụ thể:.................

Trên đây là một số biện pháp cơ bản của trường chúng nhằm duy trì sĩ số để nâng cao chất lượng giáo dục đối với đơn vị và những kết quả đạt được trong năm học vừa qua, xin chia sẻ với Hội nghị. Chắc chắn trong hội nghị chúng ta còn nhiều biện pháp hay hơn nữa, rất mong hội nghị có ý kiến chia sẽ, góp ý cho bản tham luận của chúng rôi thêm hoàn thiện để trường chúng tôi có những biện pháp thiết thực nhằm duy trì tốt nhất sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.

Tôi xin chân thành cảm ơn hội nghị đã lắng nghe và chúc hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng kính chào!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 21.607
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo