Giáo án buổi 2 môn Toán và Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2024

Giáo án buổi 2 môn Toán và Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là mẫu giáo án bài giảng buổi chiều theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Bộ giáo án mà Hoatieu.vn chia sẻ gồm 2 môn Toán và Tiếng Việt được biên soạn đầy đủ 35 tuần học, phù hợp với trình độ, năng lực và phẩm chất của học sinh lớp 2.

Lưu ý: Giáo án tăng cường Toán lớp 2 Kết nối tri thức và Giáo án tăng cường Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức gồm 2 bộ đầy đủ cả năm học. Mời thầy cô tải file Giáo án buổi chiều môn Toán, Tiếng Việt lớp 2 KNTT về máy để tham khảo đầy đủ cũng như chỉnh sửa nội dung theo ý muốn.

1. Giáo án buổi 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Dưới đây giáo án buổi chiều bài thứ nhất của tuần 1 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức. Các bài khác trong 35 tuần đều được Hoatieu chia sẻ trong file tải về, các bạn tải về và tham khảo đầy đủ nhé.

Môn: HDH

Tuần: 1

Lớp:

Thứ...., ngày....., tháng..... năm......

BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Tôi là học sinh lớp 2

2. Năng lực:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.

3. Phẩm chất:

- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động:

- GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng thực hiện hát bài “Cô giáo em”

2. HDHS làm bài tập

Bài 1: Những chi tiết nào trong bài cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai trường? (đánh dấu y vào ô trống trước đáp án đúng)

- GV gọi HS đọc yêu cầu .

- GV gọi HS đọc lại bài tập đọc.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi

- GV nhận xét chữa bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Từ nào nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?

ngạc nhiên háo hức rụt rè

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- GV gọi 1- 2 HS trả lời

+BT yêu cầu gì?

- GV gọi 1- 2 HS đọc trước lớp

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét.

Bài 3 : Từ ngữ nào có thể thay thế cho "loáng một cái"?

một lúc sau trong chớp mắt chẳng bao lâu

+BT yêu cầu gì?

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét , kết luận

Bài 4: Nối câu với tranh tương ứng

- GV cho HS nêu yêu cầu

- GV gọi 4 HS lên bảng nối câu với tranh

- YC HS làm bài

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét

Bài 5: Viết 2- 3 câu về ngày nghỉ hè của em

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm vào vở , thu 1- 2 bài chiếu lên màn hình nhận xét

- GV chữa bài:

+ Khi viết câu lưu ý điều gì?

- GV nhận xét .

3. Củng cố, dặn dò:

- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau

- Học sinh đứng dậy thực hiện các động tác cùng cô giáo

- 1 HS đọc

- HS đọc bài

- HS làm bài .

Vùng dậy

Muốn đến sớm nhất lớp

Chuẩn bị rất nhanh

- HS chữa bài, nhận xét.

- HS đọc yêu cầu

- 1- 2 HS trả lời

+ Từ nào nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?

- HS đọc bài làm

+ Đáp án đúng: rụt rè

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung

- HS đọc yêu cầu

- HS hoàn thành bảng vào VBT

Từ ngữ có thể thay thế cho "loáng một cái": Chẳng bao lâu

- HS chữa bài, nhận xét, bổ sung

- HS đọc yêu cầu

- HS quan sát

- HS làm bài

- HS nhận xét

- HS trả lởi

- HS đọc đề bài

- HS làm vào vở

Những tháng nghỉ hè vào đúng dịp mùa thu hoạch hoa màu. Bởi vậy sinh hoạt hè của em có một niềm vui vô cùng. Nhà em ở ngay rìa làng, trông ra cánh đồng rất khoáng đãng. Chiều chiều em thích đứng trước cửa nhà nhìn ra cánh đồng. Mùa lúa là một màu xanh mênh mông bắt đầu từ dưới chân bụi tre, chạy ra tít đến đường cái. Người và xe cộ đi trên đường ấy nhỏ bé như nắm tay thôi. Ngắm cảnh đồng em thường thích thú nhất vào các buổi chiều đẹp trời, mấy con cò trắng muốt bay sà xuống rồi mất hút dưới màu xanh. Hoặc đi học về tắt qua cánh đồng, một vài con chim "dẽ giun" thấy bóng người vội bay vút lên làm em giật mình.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS học bài và chuẩn bị bài sau

Để xem đầy đủ nội dung Giáo án buổi 2 môn Toán và Tiếng Việt sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn bấm vào nút tải file về, hoàn toàn miễn phí nhé.

2. Giáo án buổi 2 môn Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án buổi 2 môn Toán và Tiếng Việt lớp 2
Giáo án buổi 2 môn Toán và Tiếng Việt lớp 2

Dưới đây là mẫu Giáo án buổi 2 môn Toán lớp 2 Kết nối tri thức tuần 1 với đầy đủ các tiết trong một tuần. Mời các bạn tham khảo.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: HDH

Tuần: 1

Lớp:

Thứ hai, ngày.... tháng.... năm......

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số.

- Đọc, viết và xếp theo thứ tự các số đến 100.

2. Năng lực:

- Phát triển năng lực tính toán.

3. Phẩm chất:

- Có tính tính cẩn thận khi làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể

- GV giới thiệu vào bài học (nêu mục tiêu bài học), ghi bài

2. HDHS làm bài tập

Bài 1. Viết (theo mẫu)

- GV gọi HS đọc yêu cầu.

- Đề bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát hình bài 1, phân tích và hướng dẫn mẫu cho HS:

+ Hàng thứ nhất có mấy hàng 1 chục quả táo và có mấy quả táo rời?

+ Ghi mấy chục vào cột chục? Ghi mấy vào cột đơn vị.

+ Số gồm 2 chục và 5 đơn vị là số bao nhiêu?

+ Nêu cách đọc số 25.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở BT

- GV gọi HS nhận xét.

- GV chốt đáp án đúng

- GV hỏi: Dựa vào đâu để làm tốt BT1?

- GV nhận xét và khen.

=> GV chốt: Nắm vững cấu tạo số để đọc và viết được chính xác. Thông qua bài 1 cô và trò chúng mình đã được ôn lại cách viết cách đọc các số có 2 chữ số.

Bài 2. Viết thêm số thích hợp vào con cá mà mèo câu được (theo mẫu).

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- GV tổ chức thành trò chơi: Tiếp sức.

- GV giới thiệu luật chơi:

+ Hai đội chơi. Các thành viên còn lại làm trọng tài.

+ Các thành viên trong đội quan sát nhanh và đọc nội dung trên mỗi tấm bảng của các chú mèo cầm, sau đó nối với các số thích hợp trên con cá: Bạn đầu tiên lên nối, nhanh chóng chạy về chuyền bút cho bạn thứ hai của đội lên nối.

+ Đội nào nối nhanh, nối chính xác sẽ chiến thắng.

- Tổ chức chơi.

- GV cùng HS nhận xét, phân định thắng thua.

=> GV chốt: Thông qua bài 2 cô và trò chúng mình đã ôn lại cấu tạo thập phân của các số có 2 chữ số.

Bài 3. Viết vào ô trống (theo mẫu).

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài 3.

- GV cho HS làm bài cá nhân.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.

- Chữa bài

- Con hãy nêu, viết số hoặc cách đọc số vào ô này…. “?”

=> Chốt: GV nhận xét. Thông qua bài 3 cô và trò chúng mình đã được ôn lại cách viết cách đọc các số có 2 chữ số dựa vào cấu tạo thập phân của số đó.

Bài 4.

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 4.

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 2. Các con hãy quan sát các số, so sánh các số để làm bài tập cho đúng.

- GV cho HS báo cáo kết quả của nhóm.

- GV cho HS nhận xét.

- GV chốt và chữa đáp án đúng.

=> GV chốt ý: Như vậy các con đã biết quan sát, so sánh các số trả lời đúng các câu hỏi bài 4.

3. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức

- Nêu cấu tạo của phần thập phân của số: 35; 30; 56; ....

- Con cảm thấy tiết học ngày hôm nay thế nào?

- GV nhận xét tiết học và dặn dò hoàn thành bài còn thiếu.

- HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm.

- HS ghi vở

- 1 HS đọc

- 1, 2 HS trả lời

- HS quan sát mẫu , lắng nghe hướng dẫn và trả lời câu hỏi:

+ Có 2 hàng 1 chúc và 5 quả táo rời.

+ Ghi 2 vào cột chục, 5 vào cột đơn vị.

+ Số 25.

+ Hai mươi lăm.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS nhận xét.

- HS quan sát, lắng nghe và chữa bài

- HS trả lời: Dựa vào cách đọc và viết số có hai chữ số.

- HS lắng nghe.

- HS đọc

- HS lắng nghe cách chơi và tham gia chơi.

- HS chơi theo đội, mỗi đội 3 HS.

- Các bạn còn lại làm trọng tài.

- 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài 3.

- HS làm việc cá nhân hoàn thành bảng theo mẫu trong VBT.

Số gồm

Viết số

Đọc số

6 chục và 4 đơn vị

64

Sáu mươi tư

5 chục và 5 đơn vị

55

Năm mươi lăm

8 chục và 2 đơn vị

82

Tám mươi hai

9 chục và 1 đơn vị

91

Chín mươi mốt

- HS nối tiếp nêu đáp án.

- 1 HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 4.

- HS làm việc nhóm 2, quan sát tranh và so sánh các số rồi trả lời câu hỏi. (Một bạn hỏi, một bạn trả lời).

- Đáp án:

a) Tô màu vàng: 59, 47.

b) Tô màu đỏ: 56

Tô màu xanh : 48.

c) 59, 56, 51, 53

- 2 cặp Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- HS nhận xét và chữa.

- HS theo dõi.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: HDH

Tuần: 1

Lớp:

...., ngày.... tháng.... năm......

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết, phân tích được số có 2 chữ số theo số chục và số đơn vị.

- Viết được số có 2 chữ số dạng 67 = 60 + 7

- Củng cố về thứ tự, so sánh số có 2 chữ số.

2. Năng lực:

- Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Giáo dục học sinh tính chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. Khởi động

- GV tổ chức cho HS ôn bài bằng trò chơi: Hỏi nhanh, đáp đúng

- GV đưa cho hai đội chơi hai phiếu ghi số (hoặc cấu tạo số). Nhiệm vụ hai đội oẳn tù tì giành lượt chơi trước. Một đội nêu số hoặc cấu tạo số, đội kia phải nêu nhanh cấu tạo số (hoặc số). Nếu trả lời đúng được quyền đổi lượt. Kết thúc đội nào trả lời đúng nhiều sẽ chiến thắng.

- Giới thiệu bài.

2. HDHD làm bài tập

Bài 1. Số ?

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 1.

- GV hướng dẫn HS phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị trên cơ sở mô hình.

- Vì sao con lại điền số 7 vào ô trống trên?

- Vì sao con lại điền số 50 vào ô trống trên?

- Hs làm bài.

- Dựa trên kết quả đúng GV cho hs đổi vở kiểm tra.

- GV cho HS nhận xét.

- GV chữa bài, chốt và nhận xét.

Bài 2.

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 2 và xác định yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS quan sát tranh, so sánh các số và sắp xếp các số theo yêu cầu bài.

- Làm việc nhóm 2.

- GV theo dõi các nhóm hoạt động.

- GV cho đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- GV hỏi:

+ Số lớn nhất trong các số này là số nào?

+ Số bé nhất trong các số này là số nào?

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất đáp án và ghi vào vở bài tập

- GV nhận xét và tuyên dương

Bài 3. Số?

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV cho HS làm bài cá nhân.

- Gv chữa bài và chốt đáp án.

- Dựa vào kiến thức nào em làm được bài này?

- Nêu cách nhận biết số chục, số đơn vị?

=> GV chốt: Nhận biết số chục, số đơn vị của số có hai chữ số.

Bài 4. Viết tất cả các số có hai chữ số lập được từ ba thẻ số bên. 2, 5, 8.

- GV cho HS đọc yêu cầu BT4.

- Hs làm việc nhóm 2.

- GV cho HS sử dụng thẻ số trong bộ đồ dùng toán để ghép số trong nhóm 2.

- Chữa bài và chốt đáp án.

- GV cho HS nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét.

=> GV chốt: HS biết cách lập số từ 3 số có sẵn.

3. Củng cố - Dặn dò

- Nhận xét chung tiết học

- HS chơi trò chơi.

- HS cùng GV nhận định thắng thua.

- 1 HS đọc yêu cầu

- Cả lớp đọc thầm và xác định yêu cầu bài 1.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn mẫu.

- HSTL.

- HS làm việc cá nhân, phân tích cấu tạo số và viết phép tính vào vở bài tập.

54 = 50 + 4

88 = 80 + 8

36 = 30 + 6

- 2 HS báo cáo miệng kết quả đã làm được

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài 2.

- HS quan sát tranh và trao đổi trong nhóm 2.

- HS thực hiện làm bài.

a. Từ bé đến lớn: 37; 39; 40; 43.

b. Từ lớn đến bé: 43; 40; 39; 37.

- 2 đại diện nhóm báo cáo.

- HSTL:

+ 43.

+ 37.

- HS nhận xét bài làm của nhóm.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc và xác định yêu cầu bài 3.

- HS làm việc cá nhân, điền số trong VBT.

Số

Số chục

Số đơn vị

47

4

7

62

6

2

77

7

7

80

8

0

89

8

9

- 1, 2 HS nêu đáp án và giải thích vì sao mình lại đưa ra đáp án đó

- 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài 4.

- HS làm việc trong nhóm 2, dùng thẻ số để tạo các số có hai chữ số từ ba thẻ số: 3; 7; 5.

+ 25; 28; 52; 58; 82; 85;

- 2 HS nêu được số các số mà nhóm mình đã lập được.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- 1, 2 HS trả lời

- HS lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: HDH

Tuần: 1

Lớp:

...., ngày.... tháng.... năm......

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TIẾT 3)

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố cách ước lượng theo nhóm chục.

- Ôn tập, củng cố về phân tích số và bảng số từ 1 đến 100 đã học.

2. Năng lực.

- Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Thông qua hoạt động ước lượng số đồ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rồi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học, ...

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi.

- GV cho HS hát bài “Lớp chúng mình”.

- Giới thiệu bài.

2. HDHD làm bài tập

Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- Tương tự cách làm như SGK.

- GV cho HS chữa bài, chốt và nhận xét

- GV nhận xét

=> GV chốt: HS đã tập ước lượng theo nhóm chục.

Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV cho HS làm việc nhóm 2, làm tương tự như bài 1.

- GV gợi ý: Khoanh vào 2 hình tam giác và 1 hình vuông. Cứ vậy liên tiếp đến khi kết thúc ta sẽ còn thừa 3 hình tam giác.

- Con hãy nêu cách ước lượng?

- GV cho HS nhận xét.

- GV chữa và chốt đáp án đúng.

- GV nhận xét và tuyên dương.

=> GV chốt: Bài 2 các con đã tiếp tục tập ước lượng theo nhóm chục.

Bài 3. Nối (theo mẫu).

- GV yêu cầu đọc yêu cầu bài 3.

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV cho HS chữa bài và nhận xét.

- GV chốt đáp án.

- GV nhận xét, đánh giá.

=> GV chốt: HS tự viết được số có hai chữ số thành tổng các chục và đơn vị.

Bài 4.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài 4.

- Làm cá nhân

- Chữa bài.

- Sau đó, GV chốt: Có thể xuất phát từ mỗi vị trí ở ô trống trong bảng để tìm ra một miếng ghép thích hợp A, B, C, D tương ứng.

+ Những số nào có hai chữ số giống nhau?

+ Số nào lớn nhất?

+ Số nào bé nhất?

+ Số lớn nhất có một chữ số là số nào?

+ Số bé nhất có một chữ số là số nào?

+ Số tròn chục lớn nhất là số nào?

+ Số lớn nhất có 2 chữ số khác nhau là số nào?

- GV nhận xét và tuyên dương.

=> GV chốt: Bài tập này củng cố bảng các số từ 1 đến 100.

3. Củng cố - Dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức

- Dặn dò, hoàn thành bài chưa xong.

- Nhận xét chung tiết học.

- HS hát.

- 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài.

- HS làm việc cá nhân làm vào VBT.

+ Em ước lượng có khoảng 4 ghế.

+ Em đếm được: 42 ghế

- HS nhận xét và chốt.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 2.

- HS lắng nghe

- Em ước lượng: Khoảng 5 chục que tính.

- Em đếm được: 56 que tính.

- HS chữa và nhận xét bài nhóm khác.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài 3.

- HS làm bài vào VBT.

+ Số 49 gồm 4 chục và 9 đơn vị.

+ Số 55 gồm 5 chục và 5 đơn vị.

+ Số 81 gồm 8 chục và 1 đơn bị.

- HS nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- HS đọc đề

- HS tự làm bài cá nhân vào VBT.

a) - Ghép G vào B

- Ghép H vào A

- Ghép K vào D

b) - Trong các số ở miếng bìa E, số bé nhất là 6.

- Trong các số ở miếng bìa G, số bé nhất là 27

- Trong các số ở miếng bìa H, số bé nhất là 23

- Trong các số ở miếng bìa K, số bé nhất là 67.

- HS chữa bài, soát lỗi.

- HSTL thứ tự lần lượt các câu hỏi.

+ 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99.

+ 100.

+ 1.

+ 9.

+ 1.

+ 90.

+ 98.

- HS lắng nghe.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: HDH

Tuần: 1

Lớp:

...., ngày.... tháng.... năm......

BÀI 2: TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC, SỐ LIỀN SAU (TIẾT 1)

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số.

- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số.

2. Năng lực.

- Thông qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh tia số, dựa vào tia số để so sánh và xếp thứ tự các số, nhận biết số liền trước, số liền sau của một số; liên hệ, giải quyết một số ví dụ trong thực tế, Hs bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề.

- Thông qua hoạt động trên, qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (nói, viết) giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. Khởi động:

- Đếm các số từ 1 đến 100.

- Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?

- Nêu các số tròn chục có hai chữ số.

2. HDHD làm bài tập

Bài 1.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Chữa bài.

- GV nhận xét.

=> GV chốt: Qua bài 1, dựa vào hình ảnh tia số các con đã đựơc củng cố các số từ 0 đến 10 thông qua việc điền số vào tia số.

Bài 2. Nối (theo mẫu)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV chữa bài và cho HS nhận xét.

- Con hãy nêu cách làm đối với những quả bóng có phép tính?

- GV chốt kết quả đúng.

=> GV chốt: Bài 2 giúp các con củng cố lại các số từ 0 đến 20 thông qua việc điền số vào tia số.

Bài 3.

- GV cho HS nêu yêu cầu bài.

- GV cho HS làm việc nhóm 2.

- GV theo dõi các nhóm hoạt động, kết quả.

- GV cho HS báo cáo.

- GV cho HS nhận xét bài làm.

- GV chữa bài nêu đáp án.

- GV hỏi thêm:

+ Vì sao số liền trước của 18 là 17 là đúng ?

+ Ngoài cách làm trên con còn có thể nhận biết số liền trước và liền sau ở bài 3 bằng cách nào?

+ Theo các con dựa vào tia số thì số nào không số liền trước mà chỉ có số liền sau?

- GV nhận xét và tuyên dương.

=> GV chốt: “Số 0 không có số liền trước mà chỉ có số liền sau là 1”. Bài 3 giúp các con dựa vào tia số để nhận biết số liền trước và số liền sau.

3. Củng cố - Dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức đã học

- Nêu số liền trước và liền sau của số: 35; 30; 56; ....

- Nhận xét chung

- 5 HS nối tiếp đếm các số từ 1 – 100.

- Số lớn nhất có hai chữ số là 99.

- Các số tròn chục là: 10, 20, 30, 40….

- 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài.

- HS làm bài cá nhân.

- 1 HS chữa bài

b) Quan sát tia số ở câu a, các số lớn hơn 3 và bé hơn 10 là: 4, 5, 6, 7, 8, 9

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu bài.

- HS quan sát tranh và chọn số hoặc phép tính trên quả bóng thích hợp với số trên tia số nối cho đúng.

- HS làm bài

- 1 HS chữa bài.

- HS nhận xét.

- HSTL.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu bài.

- HS dựa vào hình ảnh tia số ở bài 2, trao đổi trong nhóm 2 trả lời các câu đúng, sai của bài.

* Số liền trước của 18 là 17 => Đ

* Số liền sau của 17 là 18 => Đ

* Số liền trước của 0 là 1 => S

* Số liền sau của 0 là 1 => Đ

- 2, 3 HS báo cáo kết quả.

- HS nhận xét.

- HS quan sát, chốt chữa.

- HSTL câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- 1, 2 HS trả lời

- HS lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: HDH

Tuần: 1

Lớp:

...., ngày.... tháng.... năm......

BÀI 2: TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC, SỐ LIỀN SAU (TIẾT 2)

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố kiến thức về tia số và số liền trước, số liền sau của một số.

2. Năng lực.

- Thông qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh tia số, dựa vào tia số để so sánh và xếp thứ tự các số, nhận biết số liền trước, số liền sau của một số; liên hệ, giải quyết một số ví dụ trong thực tế, Hs bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề.

- Thông qua hoạt động trên, qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (nói, viết) giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. Khởi động

- GV nêu yêu cầu và đặt các câu hỏi ôn lại số liền trước, số liền sau của một số.

VD: + Số liền trước của số 1 là số nào?

+ Số 10 là liền sau của số nào?

- GV nhận xét, kết nối vào bài mới.

2. HDHS làm bài tập

Bài 1. Quan sát tia số dưới đây rồi viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát trên tia số, so sánh, xếp thứ tự số để tự làm các câu a, b.

- HS làm bài cá nhân.

- Chữa bài.

- GV cho HS nhận xét.

- GV chốt, chữa và nhận xét.

=> GV chốt: Dựa vào tia số các con đã biết so sánh, xếp thứ tự số.

Bài 2. Viết tất cả các số có hai chữ số lập được từ ba thẻ số bên.

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 2.

- HD HS xác định yêu cầu bài tập.

- GV cho HS làm việc nhóm 2, sử dụng thẻ số trong bộ đồ dùng toán để ghép số. Sau đó đếm các số lập được.

- GV yêu cầu đại diện nhóm nêu các số lập được.

- GV cho HS nhận xét.

- GV chốt, chữa bài và nhận xét.

=> GV chốt: Từ 3 số 5, 0, 2 các con đã lập được 4 số có 2 chữ số khác nhau. Các số ghép được như 05, 02 không phải là số có hai chữ số.

Bài 3. Số?

- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.

- GV cho HS làm việc cá nhân.

- Có thể dùng 6 miếng hình phẳng (trong Bộ đồ dùng học Toán 2) và có ghi số như ở các toa tàu để HS có thể làm được các câu a, b, c.

- GV chốt, chữa bài và cho HS nhận xét.

- GV nhận xét và khen.

=> GV chốt: Bài 3 giúp con ôn lại số liền trước và số liền sau.

Bài 4. Số?

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 4.

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.

- GV cho HS làm việc cá nhân.

- GV gọi 1 HS đọc bài làm.

- GV chữa bài và cho HS nhận xét.

- GV nhận xét và tuyên dương.

=> GV chốt: Như vậy các con đã dựa vào tia số để tìm được số liền trước, số liền sau của 1 số.

Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- GV nêu bài toán như câu chuyện vui (bật silde tranh)

- GV yêu cầu HS lên chỉ

- Các số ghi ở các làn chạy là các số theo thứ tự từ 4 đến 8. Số nào bị che khuất? ( số 6 ; 7 ).

- Vậy bạn thỏ C và thỏ D chạy ở làn số mấy?

- GV chốt đáp án.

=> GV chốt: HS củng cố được kiến thức về số liền trước và số liền sau.

3. Củng cố - Dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức

- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài hôm nay là gì?

- GV nhận xét tiết học

- 2-3 HS trả lời câu hỏi:

+ Số liền trước của số 1 là số 0.

+ Số 10 là số liền sau của số 9.

- HS đọc và xác định yêu cầu đề bài.

- HS quan sát tia số, so sánh.

- HS làm bài cá nhân.

a, Các số lớn hơn 36 và bé hơn 41 là: 37, 38, 39, 40

b, Các số có số chục bằng 3 là: 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39

- HS chữa bài.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài 2.

- HS làm việc trong nhóm 2, dùng thẻ số để tạo các số có hai chữ số từ ba thẻ số: 5; 0; 2.

- Đáp án:

+ 50; 52; 20; 25.

- HS nêu được số các số mà nhóm mình đã lập được.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 3.

- HS làm bài tập cá nhân.

- HS dùng 6 miếng hình phẳng (trong Bộ đồ dùng học Toán 2) và có ghi số như ở các toa tàu để HS có thể làm được các câu a, b, c.

a) Toa liền sau toa 48 là toa 49

Toa liền trước toa 53 là toa 52

b) Toa liền trước toa 50 là toa 49

Toa liền sau toa 50 là toa 51

c) Ở giữa toa 48 và toa 50 là toa 49

Ở giữa toa 49 và toa 52 là toa 51

- HS xếp hình.

- 1 HS chữa bài.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu bài.

- HS làm bài vào VBT.

- Đáp án:

Số liền trước

Số đã cho

Số liền sau

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

- 1 HS chữa bài.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh

- HS lên thực hiện yêu cầu.

- HS nêu đáp án.

+ Thỏ C chạy ở làn số 6

+ Thỏ D chạy ở làn số 7.

- 1, 2 HS trả lời

- HS lắng nghe

Mời các bạn xem đầy đủ nội dung Giáo án buổi 2 môn Toán sách Kết nối tri thức với cuộc sống trong file tải về nhé.

3. Giáo án tăng cường Toán, Tiếng Việt lớp 2 Kết nối (Bộ 2)

Luyện Tiếng việt:

Luyện đọc: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI

1. Yêu cầu cần đạt:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui.

- Nhận diện từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian). Tìm thêm được các từ ngữ ở ngoài bài chỉ người, vật, con vật, thời gian.

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ (biết giá trị của lao động; tìm thấy niềm vui trong lao động, học tập).

2. Đồ dùng dạy học:

2.1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, SGK

2.2. Học sinh: SGK, Vở BT.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động tổ chức, hướng dẫn của GV

Hoạt động học tập của HS

HĐ 1: Đọc thành tiếng

- GV đọc mẫu bài Làm việc thật là vui: Giọng đọc vui, hào hứng, nhịp hơi nhanh; kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó: sắc xuân, rục rỡ, tưng bừng, đỡ.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ GV chỉ định 1 HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. Khi theo dõi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thể đọc cho HS nhắc nhở các em cần nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp. VD, ngắt nghỉ đúng ở câu: Con tu hú kêu / tu hú, tu hú. Cành đào nở hoa / cho sắc xuân thêm rực rỡ, / ngày xuân thêm tưng bừng. ...

+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Từng cặp HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong nhóm.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp theo cặp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, bình chọn.

+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài với giọng vừa phải, không đọc quá to.

+ GV mời 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

HĐ 2: Đọc hiểu

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 3 CH.

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời CH tìm hiểu bài bằng trò chơi phỏng vấn.

- HS luyện đọc theo yêu cầu của GV:

+ 1 HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt các em bên cạnh đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

+ HS làm việc nhóm đôi.

+ HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp theo cặp. Cả lớp bình chọn.

+ Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

+ 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

- HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

4. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bạn đọc nhấn vào nút tải về để tải trọn bộ Giáo án tăng cường Toán và Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức nhé! 

Trên đây là Giáo án buổi 2 môn Toán và Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2024 mới nhất. Tài liệu được biên soạn khoa học, với nội dung phong phú, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới, được trình bày dưới dạng file Word, giúp thầy cô tải file và chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung giáo án, bài giảng dễ dàng, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
23 24.651
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo