SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật ở trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hoạt động giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp mới cho học sinh tiểu học được sử dụng cho tất cả các khối lớp trong trường tiểu học. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các thầy (cô) dạy môn Mĩ thuật cấp tiểu học có thêm nguồn tư liệu để rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng giảng dạy môn học, bồi dưỡng tình yêu nghệ thuật trong sáng cho học sinh. Sau đây Hoatieu.vn xin giới thiệu đến thầy (cô) thông tin chi tiết và mời thầy (cô) tải file Word, PDF đầy đủ về tham khảo.

Song song với các môn học Toán, Tiếng việt, Khoa học... ở bậc tiểu học, Mĩ thuật cũng là một môn học quan trọng, mang đến cho các em học sinh một tâm hồn trong sáng, phát huy tính sáng tạo và tư duy nghệ thuật. Từ đó, học sinh bắt đầu hình thành cảm xúc thẩm mỹ tươi sáng, mang lại cho các em niềm hứng khởi với cái đẹp, biết thưởng thức những điều tốt đẹp trong cuộc sống, biết biểu đạt những điều bình dị nhất xung quanh bằng các nét vẽ, màu sắc. Với tầm quan trọng của môn học, SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hoạt động giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp mới cho học sinh tiểu học là những đúc rút kinh nghiệm thực tiễn từ quá trình giảng dạy của người viết, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên đang dạy học bộ môn này.

SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học HĐGD Mĩ thuật theo phương pháp mới ở trường Tiểu học

II. Mô tả giải pháp đã biết:

Qua tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo ở sách báo, tài liệu; Bậc tiểu học là bậc học quan trọng - là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các em được học tập một cách toàn diện, học sinh được học đủ các môn học. Song song với các môn học khác, Hoạt động giáo dục (HĐGD) Mĩ thuật cũng là môn học hết sức quan trọng, học tốt môn Mĩ thuật cũng đồng nghĩa các em học tốt môn học khác như: Toán, Tiếng Việt, Khoa học . . . Mĩ thuật luôn mang đến cho các em một tâm hồn tươi sáng, yêu đời và yêu cuộc sống xung quanh hơn.

Thông qua học tập môn Mĩ thuật ở trường phổ thông, bước đầu học sinh sẽ được làm quen với ngôn ngữ tạo hình, những yếu tố cơ bản của Mĩ thuật, những kiến thức thẩm mĩ qua các bài tập thực hành; qua các tác phẩm nghệ thuật của cuộc sống và thiên nhiên. Để từ đó hình thành xúc cảm thẩm mĩ lành mạnh, đúng đắn. Cũng chính vì lẽ đó Giáo dục nghệ thuật trong nhà trường còn mang ý nghĩa giáo dục nhân văn, giáo dục nhân cách của con người trong xã hội.

Qua những năm thực hiện theo chương trình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới, bản thân tôi nhận thấy phương pháp dạy học Mĩ thuật mới hình thành tư duy sáng tạo hình ảnh của học sinh, hơn thế nữa rèn được nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác…; khơi gợi và phát huy vốn thẩm mỹ, mang lại niềm hứng khởi cho các em trước cái đẹp từ đó các em biết vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khả năng tư duy hình tượng và sáng tạo sản phẩm, được kể bằng ngôn ngữ mỹ thuật thì không phải học sinh nào cũng có được; thậm chí khi có sự hỗ trợ của giáo viên thì đối với những em không có năng khiếu, kĩ năng trình bày yếu cũng là khó khăn cho các em. Bên cạnh đó, khi áp dụng phương pháp mới này đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị nhiều đồ dùng hỗ trợ quá trình thực hành, nhiều học sinh quên đồ dùng, không chuẩn bị đồ dùng có thể do điều kiện khách quan nên lại càng khó khăn để học sinh thực hiện hoạt động thực hành có hiệu quả. Đồng thời trong quá trình tổ chức dạy học việc tiếp cận dạy học theo phương pháp mới nhiều giáo viên còn băn khoăn về cách sử dụng đồ dùng phục vụ môn học giải quyết như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh hay hình thức tổ chức lớp học ra sao, cách thực hiện các quy trình dạy học. Để giải quyết vấn đề này, không chỉ ngày một ngày hai mà cần cả một quá trình để các em tiếp cận, làm quen và vận dụng phương pháp mới. Tôi thiết nghĩ có nhiều biện pháp giúp học sinh học tốt HĐGD Mĩ thuật phù hợp với đặc điểm tư duy của học sinh bậc tiểu học. Đó chính là lý do vì sao tôi chọn cho mình nội dung: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học HĐGD Mĩ thuật theo phương pháp mới ở trường Tiểu học”. để nghiên cứu và áp dụng vào công tác giảng dạy của mình.Với phạm vi nghiên cứu như vậy, tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện nhiệm vụ của một nhà giáo trong giai đoạn mới.

1. Ưu điểm:

a) Giáo viên:

Đội ngũ giáo viên cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá

trình giảng dạy.

b) Học sinh:

Đa số học sinh có đủ Sách giáo khoa và các đồ dùng học tập.

2. Hạn chế:

a) Giáo viên:

- Giáo viên vẫn còn phân vân nhiều trong việc lựa chọn và vận dụng các quy trình dạy học.

- Trang thiết bị phục vụ môn học chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho dạy - học Mĩ thuật.

- Quan niệm một số phụ huynh chỉ coi trọng các môn học như Toán, Tiếng Việt... mà chưa coi trọng HĐGD Mĩ thuật nên làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em, nhiều em chỉ học qua loa, gây chán nản, không tự tin khi học bài vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp của Mĩ thuật.

- Diện tích phòng học Mĩ thuật còn chật hẹp không đảm bảo không gian cho các em tập vẽ, hội họa.

b) Học sinh:

- Nhiều em do thờ ơ với môn học nên không chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. Đối với các em lớp 1 nền nếp lớp chưa ổn định, học sinh không quen ngồi lâu trong khuôn khổ.

Như vậy, qua thời gian giảng dạy tại trường tôi nhận thấy vẫn còn rất nhiều em không thích học môn HĐGD Mĩ thuật, nhiều em chưa nắm được cách vẽ ...... Một số em cảm thấy lúng túng khi chọn màu vẽ, chưa thực sự tự tin cách vẽ của mình. Một số em cảm thấy khó vì mình không có năng khiếu, còn thiếu dụng cụ học tập, đến giờ vẽ bạn làm bài mình không có dụng cụ thì ngồi chơi nên sinh ra chán nản. Sau đay tôi xin chia sẻ một vài biện pháp dạy học mà bản thân trực tiếp ứng dụng để nâng cao hiệu quả tiếp thu của học sinh khi học HĐGD Mĩ thuật.

c) Cha mẹ học sinh:

Cha mẹ các em còn ít quan tâm đến việc học hành của các em do phải vất vả với công việc hàng ngày, do hiểu biết và trình độ còn hạn chế,…

III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến

Để giải quyết được mục đích yêu cầu của môn Mĩ thuật và khắc phục những nguyên nhân tồn tại đã nêu trên. Tôi đã tiến hành thực hiện các giải pháp, biện pháp những nội dung cụ thể sau:

1. Bám sát hướng dẫn dạy Mĩ thuật đồng thời lên kế hoạch thiết kế bài học phù hợp, đảm bảo, đúng trình tự

Với chương trình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới, về cơ bản học sinh được học theo hướng dẫn của Sách học Mĩ thuật. Tuy nhiên, để phù hợp từng đối tượng và năng lực của học sinh, tôi đã thực hiện kế hoạch bài học riêng cho từng tiết.

*/ Mục tiêu: Khi xây dựng kế hoạch bài học tôi bám theo mục tiêu chung của chủ đề của Sách học Mĩ thuật, rồi chia mục tiêu đó theo tiết, phù hợp với năng lực của học sinh những vẫn đảm bảo được kiến thức, kĩ năng, năng lực và thái độ.

*/ Khởi động – giới thiệu bài: Đây là hoạt động quan trọng tiến trình dạy học, nó luôn tạo hứng khởi cho học sinh và đưa các em đến gần với bài học hơn. Để một tiết học lôi cuốn học sinh tham gia tích cực, hứng thú ngay vào đầu tiết học thì phần khởi động và giới thiệu bài phải phong phú, đa dạng. Tôi thường tổ chức hát bài hát liên quan đến chủ đề hay chơi trò chơi.

Ví dụ ở tiết 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề ( chủ đề Khu vườn kì diệu – Lớp 2 ) trình tự các hoạt động như sau:

- Khởi động: Giáo viên tổ chức trò chơi: Ai nhanh tay – khéo tay. Phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên vẽ cây và lá cây. Học sinh dưới lớp hát 1 bài tự chọn. Khi hát hết bài thì các đội thi vẽ phải ngừng tay. Đội nào có học sinh vẽ nhanh, vẽ được nhiều hình cây, lá cây nhất là đội thắng cuộc.

- Cả lớp nhận xét phần thi của các đội.

- Giáo viên dẫn dắt vào chủ đề:

+ Xung quanh chúng ta nhiều cảnh vật đẹp nhưng hình ảnh về cây cối, hoa lá vẫn là hình ảnh quen thuộc và tươi đẹp nhất. Để làm cho hình ảnh mang một vẻ đẹp khác ở trong tranh vẽ, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu qua chủ đề: Khu vườn kì diệu.

Ví dụ: Tổ chức trò chơi Hát nhanh những bài hát có tên con vật . Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có 30 giây để tìm ra bài hát nói về các con vật. Oẳn tù tì để chọn nhóm hát trước, khi hát xong nhóm tiếp theo hát, cứ lần lượt cho đến khi nhóm còn lại không tìm ra bài hát nào thì nhóm đó thua. Kết thúc trò chơi, giáo viên giới thiệu: Đây là những bài hát nói về các con vật quen thuộc. Để giúp các em có thể tạo hình được những con vật nuôi mà mình thích, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu qua chủ đề Con vật quen thuộc (Tiết 1).

Mời bạn đọc tải file word hoặc pdf đầy đủ để tham khảo thêm

Mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 291
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    Trải nghiệm Hoatieu.vn không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Hoatieu.vn với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật ở trường Tiểu học