Ví dụ về giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
Ví dụ về giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Để hoàn thành mục tiêu giáo dục và đào tạo học sinh thì cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cả ba môi trường giáo dục là Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Để minh chứng cho tầm quan trọng của vấn đề này, HoaTieu.vn xin đưa ra những ví dụ cụ thể về giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết.
Ví dụ Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục

I. Nội dung hoạt động giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
1. Ví dụ hoạt động giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình
a. Đối với Phụ huynh:
- Thiết lập và duy trì mối liên hệ với Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn qua gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, xem sổ liên lạc hay các kỳ họp Phụ huynh.
- Thường xuyên nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con ở trường, lớp đồng thời cung cấp thông tin (diễn biến tâm tư, tình cảm) của con cho Giáo viên chủ nhiệm.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp Phụ huynh, các hoạt động khác theo yêu cầu của trường, lớp.
- Nắm bắt thông tin và luôn giữ liên lạc với ban Phụ huynh, cán sự lớp và bạn bè thân thiết của con.
b. Đối với Nhà trường:
- Thông tin cho Phụ huynh biết về các hoạt động giáo dục của Nhà trường.
- Giám sát Giáo viên, Học sinh trong việc dạy và học; cử Giáo viên hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Định hướng nội dung các kỳ họp Phụ huynh, cần có nhiều nội dung trao đổi khác như: phương pháp giáo dục con, cách thức giao tiếp với con...
- Huy đông cộng đồng hỗ trợ để học sinh có “3 đủ - 1 có” ( đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở và có góc học tập).
- Tổ chức các buổi truyền thông đến cha mẹ học sinh về nội dung giáo dục (có sự hỗ trợ của cộng đồng).
2. Ví dụ Hoạt động giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
a. Đối với Phụ huynh :
- Tạo điều kiện tốt nhất cho con được tham gia các hoạt động cộng đồng.
- Các gia đình cùng trong địa bàn dân cư thường xuyên trao đổi, phản ánh các thông tin về giáo dục con em thông qua các cuộc họp, sinh hoạt CLB...
b. Đối với Cộng đồng:
- Thường xuyên cung cấp thông tin về giáo dục Học sinh cho gia đình thông qua họp tổ dân phố, sinh hoạt CLB, loa truyền thanh của phường xã.
- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt Cộng đồng phù hợp với từng lứa tuổi.
- Nắm bắt tình hình Học sinh bỏ học, hỗ trợ gia đình giáo dục học sinh chưa ngoan, biểu dương khen thưởng Học sinh có thành tích trong học tâp, rèn luyện.
- Các tổ chức xã hội (Hội phụ nữ, Nông dân, Đoàn TN, Hội khuyến học…) phối hợp phân công giúp đỡ Học sinh khuyết tật, hoặc có hoàn cảnh khó khăn (tư vấn kiến thức nuôi dạy con, hỗ trợ vật chất, tinh thần...).
- Thành lập và đẩy mạnh Quỹ khuyến học, Chi hội khuyến học…
- Chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng và nhà trường tổ chức các buổi Tuyên truyền, tập huấn kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho các em nhỏ đang cư trú trên địa bàn.
- Các địa phương phối hợp với gia đình quản lý sinh hoạt, hoạt động của học sinh trong dịp nghỉ hè (nhiệm vụ được giao cho tổ chức cơ sở đoàn xã, phường)…
c. Mối liên hệ giữa Phụ huynh và Phụ huynh:
- Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con trực tiếp thông qua mối liên hệ làng xóm, sinh hoạt CLB, họp phụ huynh, gọi điện thoại...
- Nội dung trao đổi:
+ Cách mua và sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
+ Chọn lớp, chọn trường, chọn nghề, chọn bạn...
+ Cách hướng dẫn con học tập hiệu quả.
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng để con có sức khỏe.
+ Cách quản lý, giám sát, hỗ trợ giúp con học tập tốt...
- Kinh nghiệm cho chúng ta thấy: Để thiết lập, duy trì và tăng cường mối liên hệ của Gia đình, Nhà trường, Cộng đồng được tốt thì vai trò của Gia đình là vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ cần chủ động xây dựng mối liên hệ và thường xuyên duy trì các mối liên lạc thì việc hỗ trợ con học tập và rèn luyện mới đạt hiệu quả.
Kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội
II. Sự cần thiết của việc phối hợp giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội
Việc giáo dục đạo đức nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài và liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế việc giáo dục nói chung và giáo dục học sinh theo từng cấp học nói riêng luôn đòi hỏi sự kết hợp của nhiều lực lượng đoàn thể xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm thực sự sâu sắc của gia đình, nhà trường và mọi người trong xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống, ngoại nhữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì không có kết quả tốt như mong muốn.
Có 3 nhân tố chính trong việc giáo dục đạo đức học sinh đó là: gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi nhân tố đều mang 1 vai trò riêng nhất định:
+ Gia đình: là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía học sinh.
+ Nhà trường: là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con người trí thức thật sự cố đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình.
+ Xã hội: là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kĩ năng cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh.
Vì vậy, sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh. Giống như chiếc kiềng 3 chân, đơn giản, vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào
II. Ví dụ về giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
1. Ví dụ Việc chấp hành trật tự an toàn giao thông học đường
Đã có sự kết hợp khá tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện an toàn giao thông học đường. Học sinh được học luật giao thông từ cấp 1 và được liên tục cập nhật, bổ sung thông tin. Xã hội bảo vệ học sinh bằng những luật như đội mũ bảo hiểm và không được đi xe phân khối lớn. Việc thi hành pháp luật cũng đã được tiến hành gắt gao với sự kết hợp của nhà trường và xã hội. Phụ huynh không cho con đến trường bằng xe phân khối lớn, mua mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông. Phụ huynh nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để làm tấm gương cho con học tập, noi theo. Đây là ví dụ điển hình cho việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
2. Ví dụ Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Các bậc cha mẹ muốn cho con mình được bồi dưỡng thêm những khả năng giao tiếp cuộc sống để khi bước vào đời không phải ngỡ ngàng, thiệt thòi. Xã hội cũng đã tạo rất nhiều điều kiện cho các em học sinh có thể tham gia như tạo các nhà văn hoá, các tổ chức đoàn đội của phường. Nhà trường phối hợp cùng địa phương để tổ chức các buổi rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh như sắp xếp buổi chào cờ để tuyên truyền kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước, phòng tránh hỏa hoạn... Nhà trường mời các lực lượng chức năng như công an, lính cứu hỏa và cả phụ huynh học sinh cùng giam gia buổi tuyên truyền và ký cam kết thực hiện.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:
Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS
Giáo viên có trách nhiệm nào trong việc phối hợp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh Tiểu học
Báo cáo Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên 2025
Kể tên một vài hoạt động giáo dục trong nhà trường thể hiện nội dung “Phối hợp các lực lượng để giáo dục cho học sinh lòng nhân ái; sự sẻ chia; hợp tác, tôn trọng sự khác biệt”
Tình cảm của học sinh tiểu học thường có những biểu hiện như thế nào?
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có những nguyên tắc nào cần thực hiện khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?
Có thể bạn quan tâm
-
Báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa phổ thông 2018
-
Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình GDPT 2018 (cập nhật mới nhất 2025)
-
Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2025
-
Mẫu nhận xét lớp 2 theo Thông tư 27 năm 2025
-
Mẫu nhận xét lớp 3 theo Thông tư 27 năm 2025
-
Mẫu nhận xét môn Tin học theo quy định mới 2025
-
Báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 4 phổ thông 2018
-
Mẫu nhận xét học bạ lớp 4 theo Thông tư 27 năm 2025
-
Nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 lớp 2
-
Thầy cô hãy nêu giải pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống thiên tai
-
(Mới) Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27
-
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chương trình GDPT 2018

Bài viết hay Dành cho giáo viên
(File word) Phụ lục 1, 3 Mĩ thuật 6, 7, 8, 9 Kết nối tri thức
5 Mẫu góp ý dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học
Hỏi đáp về sách Hoạt động trải nghiệm lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo
Biên bản góp ý lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 8 môn Công nghệ
Mẫu PowerPoint họp phụ huynh 2025 đẹp nhất
Lịch báo giảng lớp 5 năm 2024-2025 (sách mới)