Các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội để giáo dục tính tự chủ cho học sinh bao gồm?

Các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội để giáo dục tính tự chủ cho học sinh bao gồm? Đây là câu hỏi mà HoaTieu.vn nhận được rất nhiều trong những ngày gần đây. Mời các bạn tham khảo gợi ý giải đáp dưới đây để trả lời câu hỏi trên.

Lưu ý: Đây là tài liệu do HoaTieu.vn sưu tầm và chỉnh sửa, bạn đọc chỉ nên lấy làm đáp án tham khảo, tránh sao chép nguyên mẫu.

Giáo dục tính tự chủ cho học sinh
Giáo dục tính tự chủ cho học sinh

1. Các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội để giáo dục tính tự chủ cho học sinh bao gồm?

Trong chương trình dạy học cũng như nâng cao trình độ bản thân, đáp ứng yêu cầu phát triển trình độ giáo dục, nhiệm vụ cần triển khai thực hiện trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội để giáo dục tính tự chủ cho học sinh bao gồm:

- Giáo dục học sinh tự giác làm việc nhà, tự lao động phục vụ cá nhân. Từ đó giúp hình thành tính tự chủ động trong mọi việc không phụ thuộc vào bố mẹ.

- Giáo dục học sinh tự giải quyết nhiệm vụ học tập trong hợp tác với thầy cô và với bạn trong nhóm học tập, không ỷ lại khi tham gia học tập. Từ đó hình thành tính năng động, chủ động trong học tập, các em sẽ tự tin và tự tìm tòi, khám phá khi học tập.

- Giáo dục học sinh tự học, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà trước khi lên lớp - Giúp hình thành tính tự lập, tự chủ động trong việc học. Các em không phụ thuộc vào thầy cô hay kiến thức đóng khuôn trong sách giáo khoa, khi tự học các em sẽ biến kiến thức của thầy cô thành của bản thân.

Giáo dục học sinh tự giải quyết nhiệm vụ học tập trong hợp tác với bạn trong nhóm học tập
Giáo dục học sinh tự giải quyết nhiệm vụ học tập trong hợp tác với bạn trong nhóm học tập

2. Giáo viên cần làm gì để giáo dục tính tự chủ cho học sinh?

Giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài những công việc của một giáo viên bộ môn giảng dạy trong lớp còn có các nhiệm vụ sau đây:

- Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp: tổ chức bộ máy tự quản cho lớp, dựa trên nghiên cứu hồ sơ, học bạ và quan sát thực tiễn, chỉ định một ban cán sự lâm thời.

Ví dụ: Phân lớp thành các tổ học sinh có cơ cấu học sinh nam, nữ, trình độ học tập tương đối đồng đều. Phân công trách nhiệm cho ban cán sự và các tổ trưởng để quản lí học sinh và bắt đầu tổ chức các hoạt động chung.

Chậm nhất một tháng cho lớp bầu ra ban cán sự và các tổ trưởng chính thức. Ban cán sự lớp phải là những học sinh thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

  • Có học lực từ loại khá trở lên, có tư cách đạo đức tốt.
  • Nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.
  • Có năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao...
  • Biết quản lí tập thể.
  • Có tinh thần gương mẫu, được đa số học sinh bầu chọn.

Giáo viên chủ nhiệm trở thành cố vấn về phương pháp công tác cho ban cán sự lớp, cần phát huy vai trò tự quản và tinh thần sáng tạo của các em. Giáo viên chủ nhiệm lớp luôn ủng hộ những sáng kiến của ban cán sự và tất cả học sinh, chỉ đạo thực hiện để các sáng kiến đó trở thành hữu ích.

Công tác tổ chức của lớp là một công việc quan trọng, ban cán sự như thế nào thì lớp sẽ phát triển theo chiều hướng đó. Ban cán sự tốt là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động giáo dục học sinh.

- 1-2-3 sau đó mới là giáo viên:

Cho học sinh một phút để suy nghĩ độc lập, hai phút để thảo luận và trao đổi với nhau, và ba phút để lên kế hoạch giải quyết nhiệm vụ. Chỉ sau ba bước đó học sinh mới có thể yêu cầu sự trợ giúp. Hoặc giáo viên đưa ra một phút giải thích, hướng dẫn cho cả lớp sau đó mới cho học sinh đọc thầm hoặc làm việc theo cặp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 12.228
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm