Quyết định 361/QĐ-BNV 2020 Điều lệ Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam
Quyết định số 361/QĐ-BNV 2020
Quyết định 361/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam.
03 TH chấm dứt tư cách hội viên Hội Cựu thanh niên xung phong VN
Ngày 28/5/2020, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 361/QĐ-BNV về việc phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam.
Theo đó, hội viên của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam bị chấm dứt tư cách hội viên nếu thuộc một trong 03 trường hợp: Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hội (khi không còn đủ điều kiện tham gia Hội); Hội viên bị khai trừ ra khỏi Hội khi vi phạm pháp luật hình sự hoặc vi phạm Điều lệ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hoạt động của Hội; Hội viên bị chết hoặc giải thể (nếu là tổ chức).
Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam được cấu thành từ: Đại hội đại biểu; Ban Chấp hành; Ban Kiểm tra; Đoàn Chủ tịch Hội, Thường trực Đoàn Chủ tịch; Văn phòng, các ban chuyên môn và Chi hội, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội. Việc bầu, miễn nhiệm Đoàn Chủ tịch và các chức danh lãnh đạo khác, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành do Ban Chấp hành thực hiện. Tuy nhiên, số lượng bầu bổ sung không được quá 1/4 (một phần tư) và tăng không quá 10% số lượng Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam
____________________
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;
Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam đã được Đại hội nhiệm kỳ IV thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2019.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG Trần Anh Tuấn |
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI CỰU THANH NIÊN XUNG PHONG VIỆT NAM
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BNV ngày 28/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
____________________
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi, biểu tượng, ngày thành lập
1. Tên gọi:
a) Tên tiếng Việt: Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam (Hội Cựu TNXP Việt Nam);
b) Tên tiếng Anh: Vietnam Association of Ex-Youth Volunteers (VAEV).
2. Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có biểu tượng riêng được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.
3. Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam thành lập ngày 19/12/2004.
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam là tổ chức xã hội do Đảng, Nhà nước chỉ đạo thành lập, giao nhiệm vụ để tập hợp lực lượng cựu thanh niên xung phong cả nước đã hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng kinh tế 1975-1982; tiếp tục phát huy truyền thống của lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam do Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện; đã lập công xuất sắc trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam đại diện ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của cựu thanh niên xung phong cả nước. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, gắn bó mật thiết với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Hội hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết cựu thanh niên xung phong trong cả nước qua các thời kỳ cách mạng, nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống đối với lực lượng thanh niên xung phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; động viên hội viên giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống, tiến hành các hoạt động nghĩa tình đồng đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu (bao gồm cả con dấu thu nhỏ, dấu nổi), có tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước, ngân hàng; hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.
2. Trụ sở của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam đặt tại thủ đô Hà Nội. Tùy theo nhu cầu hoạt động, Hội có thể thành lập văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội hoạt động trong phạm vi cả nước.
2. Hội hoạt động trong lĩnh vực xã hội về cựu thanh niên xung phong.
3. Hội chịu sự quản lý nhà nước của các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nguyên tắc, tổ chức hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản, dân chủ, hiệp thương, đồng thuận, công khai, minh bạch.
2. Không vì mục đích lợi nhuận.
3. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Chương II
QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ
Điều 6. Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động và Điều lệ Hội.
2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến nhiệm vụ của Hội.
3. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cựu thanh niên xung phong; đề đạt tâm tư nguyện vọng hợp pháp của cựu thanh niên xung phong đến cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
4. Tham gia với các cơ quan có thẩm quyền về giải quyết chế độ, chính sách đối với cựu thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia, phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiến hành các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của lực lượng thanh niên xung phong đối với thế hệ trẻ; phối hợp, tham gia với cơ quan liên quan về việc xây dựng, tôn tạo các di tích lịch sử cựu thanh niên xung phong theo quy định của pháp luật.
6. Tạo nguồn thu trên cơ sở hội phí của hội viên và hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
7. Nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Được thành lập các pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
9. Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
Điều 7. Nhiệm vụ
1. Động viên, giúp đỡ hội viên phấn đấu vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn để có cuộc sống khỏe, sống vui, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội; giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Vận động cựu thanh niên xung phong tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp sức lực, trí tuệ, kinh nghiệm, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo quy định của pháp luật.
3. Đại diện hội viên đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động; tham gia giám sát giải quyết chế độ, chính sách đối với cựu thanh niên xung phong theo quy định của pháp luật.
4. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thanh niên xung phong và nhân dân; hướng dẫn hội viên thực hiện tốt pháp luật, các chế độ, chính sách có liên quan đến cựu thanh niên xung phong và tổ chức, hoạt động Hội.
5. Tổ chức, hoạt động theo đúng quy định pháp luật, Điều lệ Hội đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện báo cáo định kỳ với các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
7. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí, tài sản của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 8. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam là cựu thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, giúp Lào và Campuchia, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng kinh tế 1975-1982; là cựu cán bộ trực tiếp làm công tác thanh niên xung phong các thời kỳ tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội, được Hội xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội.
2. Hội viên tổ chức: Hội Cựu thanh niên xung phong ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật, tự nguyện xin gia nhập Hội, được Hội xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội.
Điều 9. Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội; được Hội giúp đỡ về tinh thần và vật chất khi gặp khó khăn theo khả năng tài chính của Hội theo quy định của Hội và quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định; được kiến nghị, đề xuất ý kiến phản ánh tâm tư nguyện vọng hợp pháp với Hội, với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến cựu thanh niên xung phong, đến lĩnh vực hoạt động của Hội; giới thiệu hội viên vào cơ quan lãnh đạo của Hội theo quy định của Hội.
4. Hội viên đại biểu được tham dự Đại hội; tham gia ứng cử, đề cử, bầu cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các chức danh lãnh đạo của Hội theo quy định của Hội, Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được khen thưởng theo quy định của Hội, Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
7. Hội viên cá nhân được cấp thẻ hội viên, theo quy định của Hội.
8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ Hội và các nghị quyết, quyết định, chương trình hoạt động của Hội; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh. Đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội; tuyên truyền nâng cao uy tín và mở rộng ảnh hưởng của Hội trong xã hội. Bảo vệ uy tín của Hội.
3. Tích cực tham gia các hoạt động nghĩa tình đồng đội, các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động vì lợi ích của cộng đồng.
4. Giữ vững tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng của thanh niên xung phong, gương mẫu trong cuộc sống, giáo dục con cháu trong gia đình, góp phần giáo dục thế hệ trẻ.
5. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản. Phối hợp giúp đỡ các hội viên khác của Hội trong hoạt động.
Điều 11. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 Điều lệ này tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện làm đơn gia nhập Hội, được Hội xem xét, kết nạp là hội viên của Hội.
2. Hội viên của Hội khi xét thấy không đủ điều kiện tham gia Hội, làm đơn ra khỏi Hội, được Hội xem xét, chấp thuận.
3. Hội viên bị Hội chấm dứt tư cách hội viên khi:
a) Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hội theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Hội viên bị khai trừ ra khỏi Hội khi vi phạm pháp luật hình sự hoặc vi phạm Điều lệ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hoạt động của Hội.
c) Hội viên đương nhiên không còn tư cách hội viên khi bị chết (đối với cá nhân), bị giải thể (đối với hội viên tổ chức).
4. Ban Chấp hành quy định cụ thể tiêu chuẩn hội viên; thẩm quyền, trình tự, thủ tục kết nạp hội viên; việc cấp, quản lý, thu hồi thẻ hội viên; xin ra khỏi hội; chấm dứt tư cách hội viên phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
Điều 12. Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Hội Cựu thanh niên xung phong được thành lập ở Trung ương và địa phương:
a) Ở Trung ương: Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam;
b) Ở địa phương bao gồm: Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội Cựu thanh niên xung phong quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Hội Cựu thanh niên xung phong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội Cựu thanh niên xung phong ở địa phương). Hội Cựu thanh niên xung phong ở địa phương là hội viên tổ chức của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam thực hiện Điều lệ và quy định, hướng dẫn của Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam.
2. Tổ chức Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, gồm:
a) Đại hội đại biểu;
b) Ban Chấp hành;
c) Ban Kiểm tra;
d) Đoàn Chủ tịch Hội, Thường trực Đoàn Chủ tịch;
đ) Văn phòng, các ban chuyên môn;
e) Chi hội, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội.
Điều 13. Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 (năm) năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành đề nghị.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội đại biểu và hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt. Thành phần, số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành Hội quy định.
3. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung; đổi tên; chia, tách, sáp nhập; hợp nhất và giải thể Hội (nếu có);
c) Thảo luận và thông qua báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và báo cáo tài chính của Hội;
d) Quyết định số lượng thành viên, bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
đ) Thông qua Nghị quyết của Đại hội.
4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
b) Việc biểu quyết thông qua các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp quy định tại Điều 26 Điều lệ này.
Điều 14. Ban Chấp hành
1. Ban Chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa 02 (hai) nhiệm kỳ Đại hội, do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Trong cơ cấu Ban Chấp hành Hội là các hội viên được bầu vào Ban chấp hành, gồm: Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số cựu thanh niên xung phong tiêu biểu; mời đại diện lãnh đạo Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và một số Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức, công dân liên quan trực tiếp tới thanh niên xung phong tham gia để phối hợp công tác. Ủy viên Ban Chấp hành khi nghỉ công tác Hội hoặc chuyển công tác khác, nghỉ việc không còn liên quan đến Hội thì đương nhiên thôi không tham gia Ban Chấp hành.
Trường hợp khuyết Ủy viên Ban Chấp hành thì Ban Chấp hành bầu bổ sung Ủy viên theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, các Quyết định của Đại hội, Điều lệ Hội và mọi hoạt động của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội;
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch, quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; quy chế thành lập, quản lý hoạt động, giải thể tổ chức, đơn vị thuộc Hội; quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội; quy chế khen thưởng, kỷ luật; quy định về chế độ, chính sách đối với người làm việc tại Hội theo khả năng tài chính của Hội và các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
đ) Bầu, miễn nhiệm Đoàn Chủ tịch, các chức danh lãnh đạo Hội: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Đoàn Chủ tịch; Bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, số lượng bầu bổ sung không được quá 1/4 (một phần tư) và tăng không quá 10% (mười phần trăm) số lượng Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
4. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Chấp hành mỗi năm họp ít nhất một lần, có thể họp bất thường khi có đề nghị của Đoàn Chủ tịch hoặc yêu cầu của trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành;
c) Các cuộc họp Ban Chấp hành là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) Ủy viên Ban Chấp hành tham dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quy định;
d) Giữa hai kỳ họp, Ban Chấp hành có thể biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành thông qua việc lấy ý kiến Ủy viên bằng văn bản.
đ) Các Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành biểu quyết tán thành.
Điều 15. Đoàn Chủ tịch và Thường trực Đoàn Chủ tịch
1. Đoàn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Ban Chấp hành; Đoàn Chủ tịch Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn Ủy viên Đoàn Chủ tịch do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Đoàn Chủ tịch cùng với nhiệm kỳ của Đại hội; khi khuyết Ủy viên Đoàn Chủ tịch thì Ban Chấp hành bầu bổ sung trong số Ủy viên Ban Chấp hành.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn Chủ tịch
a) Thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết, các quyết định của Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
c) Ban hành các quy chế, quy định của Hội theo ủy quyền của Ban Chấp hành Hội và các quy chế, quy định thuộc thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch;
d) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo Nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo Quy chế của Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Đoàn Chủ tịch:
a) Đoàn Chủ tịch hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Đoàn Chủ tịch họp ít nhất 06 (sáu) tháng một lần, có thể họp bất thường khi có đề nghị của Chủ tịch Hội hoặc trên 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Đoàn Chủ tịch;
c) Các cuộc họp của Đoàn Chủ tịch là hợp lệ khi có 2/3 (hai phần ba) số Ủy viên Đoàn Chủ tịch tham dự họp. Đoàn Chủ tịch có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Đoàn Chủ tịch quyết định;
d) Giữa hai kỳ họp, Đoàn Chủ tịch có thể biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch thông qua việc lấy ý kiến Ủy viên bằng văn bản.
đ) Các Nghị quyết, Quyết định của Đoàn Chủ tịch được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Đoàn Chủ tịch biểu quyết tán thành.
4. Thường trực Đoàn Chủ tịch Hội do Đoàn Chủ tịch phân công để tổ chức thực hiện các hoạt động theo Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch. Thường trực Đoàn Chủ tịch gồm có: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, một số Ủy viên Đoàn Chủ tịch là cán bộ chuyên trách công tác Hội. Thường trực Đoàn Chủ tịch Hội có nhiệm vụ sau:
a) Thay mặt Đoàn Chủ tịch quản lý, điều hành, triển khai các hoạt động thường xuyên của Hội; xem xét, quyết định kết nạp hội viên tổ chức;
b) Chuẩn bị nội dung, chương trình các kỳ họp của Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành;
c) Xây dựng các báo cáo, quy chế, quy định của Hội để trình Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành thông qua theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
d) Chuẩn bị và trình Đoàn Chủ tịch thông qua nhân sự Văn phòng, Ban chuyên môn; việc bổ nhiệm, bãi miễn các chức danh lãnh đạo Văn phòng, các ban chuyên môn, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội;
đ) Hướng dẫn, phối hợp công tác với các Hội Cựu thanh niên xung phong ở địa phương là hội viên tổ chức của Hội hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật.
Điều 16. Ban Kiểm tra Hội
1. Ban Kiểm tra gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban (nếu có) và một số Ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn Ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội. Khi có sự thay đổi Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên thì Ban Kiểm tra bầu bổ sung hoặc thay thế.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm tra:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội; Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, các quy chế của Hội, hoạt động của các tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên;
b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội theo Điều lệ Hội, các quy định của Hội và quy định của pháp luật.
3. Ban Kiểm tra hoạt động theo Quy chế do Ban Kiểm tra ban hành phù hợp với Điều lệ Hội, quy định của pháp luật; tuân thủ Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
Điều 17. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ Hội, Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Hội;
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Hội về mọi hoạt động của Hội;
c) Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định của Điều lệ Hội; Nghị quyết Đại hội; Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Hội;
d) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch. Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội, Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Hội.
đ) Thay mặt Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch ký các văn bản của Hội;
e) Chủ tài khoản của Hội.
3. Các Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Đoàn Chủ tịch. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định. Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác và ký văn bản của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền.
4. Phó Chủ tịch Thường trực Hội do Đoàn Chủ tịch phân công có nhiệm vụ và quyền hạn giúp Chủ tịch Hội điều hành công việc thường xuyên của Hội theo yêu cầu của Chủ tịch Hội và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch, Đoàn Chủ tịch và Ban Chấp hành về điều hành hoạt động thường xuyên của Hội.
5. Phó Chủ tịch Hội, trong đó có Phó Chủ tịch Thường trực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Hội, phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
Điều 18. Văn phòng, các ban chuyên môn
1. Văn phòng và các ban chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo Hội triển khai thực hiện các hoạt động của Hội theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật; được tổ chức, hoạt động theo quy chế do Đoàn Chủ tịch ban hành phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
2. Tổ chức bộ máy, nhân sự của Văn phòng, các ban chuyên môn, do Thường trực Đoàn Chủ tịch Hội quyết định trên cơ sở Nghị quyết của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch.
3. Các nhân viên của Văn phòng, các ban chuyên môn, phải là những người có chuyên môn phù hợp, làm việc theo chế độ hợp đồng theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí hoạt động hàng năm của Văn phòng, các ban chuyên môn, do Phó Chủ tịch Thường trực dự trù trình Thường trực Đoàn Chủ tịch phê duyệt trên cơ sở Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành.
Điều 19. Chi hội, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội
1. Chi hội: Ở những tổ chức, địa phương, cơ sở không đủ số lượng hội viên hoặc điều kiện thành lập Hội thì có thể thành lập chi hội thuộc Hội. Đoàn Chủ tịch Hội quy định cụ thể trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức và hoạt động chi hội thuộc Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật. Chi hội do Hội thành lập không có tư cách pháp nhân và con dấu.
2. Các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội:
a) Khi cần thiết và trên cơ sở nghị quyết của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Hội quyết định việc thành lập tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ của Hội;
b) Hồ sơ, điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội được thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Việc giải thể, sáp nhập, chia, tách; quản lý và hoạt động; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh lãnh đạo của các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội thực hiện theo quy định của pháp luật, Quy chế của Hội.
Chương V
CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ HỘI
Điều 20. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và đổi tên Hội
Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, Nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 21. Giải thể Hội
1. Hội tự giải thể theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức của Hội.
2. Hội bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi Hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc Hội không hoạt động liên tục ít nhất 12 (mười hai) tháng.
3. Trình tự, thủ tục, hồ sơ giải thể Hội, việc giải quyết tài sản, tài chính khi giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội và các quy định của pháp luật có liên quan.
Chương VI
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN
Điều 22. Tài chính, tài sản của Hội
1. Nguồn thu của Hội:
a) Hội phí hàng năm của hội viên;
b) Thu từ hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
d) Nhà nước cấp (khoán), hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
đ) Các khoản thu hợp pháp khác.
2. Các khoản chi của Hội:
a) Chi các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, hành chính của Hội;
b) Chi thuê trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện làm việc;
c) Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm việc tại Hội theo quy định của Ban Chấp hành Hội, quy định của pháp luật;
d) Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của Ban Chấp hành;
đ) Các khoản chi hợp pháp khác.
3. Tài sản của Hội bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội; do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Điều 23. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính, tài sản của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội.
2. Tài chính, tài sản của Hội khi chia tách; sáp nhập; hợp nhất và giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Ban Chấp hành Hội ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Chương VII
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 24. Khen thưởng
1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên có thành tích xuất sắc được Hội khen thưởng hoặc được Hội đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Điều 25. Kỷ luật
1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên vi phạm pháp luật; vi phạm Điều lệ, quy định, quy chế hoạt động của Hội thì tùy theo mức độ sai phạm có thể bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật:
a) Với tập thể: Khiển trách, cảnh cáo, xóa tên khỏi danh sách hội viên;
b) Với cá nhân: Khiển trách, cảnh cáo, bãi miễn chức vụ; xóa tên khỏi danh sách hội viên; buộc bồi thường thiệt hại. Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lý theo pháp luật.
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
Chỉ có Đại hội đại biểu Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được ít nhất từ 2/3 (hai phần ba) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Điều 27. Hiệu lực thi hành
1. Điều lệ này có 08 (tám) Chương, 27 (hai mươi bảy) Điều đã được Đại hội đại biểu Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam lần thứ IV thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ.
2. Căn cứ quy định của pháp luật về hội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Hành chính được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Tham khảo thêm
Quyết định 1183/QĐ-BTNMT 2020 thủ tục hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn được sửa đổi, bổ sung
6 hành vi giáo viên không được làm để tránh bị kỷ luật
Bảng chuyển xếp lương công chức viên chức theo quy định mới nhất
Biểu mẫu nghị định 40/2019
Thông tư 35/2019/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng
Quy định xử phạt lỗi vượt quá tốc độ 2025
Các trường hợp được sinh con thứ 3 2025
Thông tư ban hành Điều lệ trường THCS, THPT
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Quyết định 361/QĐ-BNV 2020 Điều lệ Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam
838,5 KB 29/05/2020 4:12:00 CHGợi ý cho bạn
-
Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định biện pháp thi hành Luật Thanh tra
-
Tải Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH file doc, pdf về sửa đổi quy định việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy
-
Quy định số 99-QĐ/TW 2023 về sử dụng cờ Đảng
-
Quyết định 03/2023/QĐ-TTg Chương trình điều tra thống kê quốc gia
-
Thông tư 18/2023/TT-BTC 2023 về thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính
-
Nghị định 01/2023/NĐ-CP cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
-
Hồ sơ bổ nhiệm lại cán bộ quản lý THCS năm 2025
-
Điều kiện và lệ phí thi bằng lái xe B1, B2 và C
-
Thông tư 04/2018/TT-BTP về biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước
-
Thông tư 5/2023/TT-BNV mẫu hợp đồng dịch vụ, HĐLĐ trong cơ quan hành chính
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hành chính
Quyết định 108/QĐ-UBDT giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước 2016
Thông tư 2682/2019/TT-BNG
Quyết định 369/QĐ-TCHQ năm 2016 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa
Công văn 30/TANDTC-HTQT
Điều kiện và thủ tục đăng ký KT3
Quyết định 131/QĐ-TTg Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển 2016-2020
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác