Mẫu số 24/ĐK-TCT: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế 2024

Tải về

Mẫu số 24/ĐK-TCT: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế là biểu mẫu cho người nộp thuế áp dụng để đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế, văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế được ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về đăng ký thuế.

HoaTieu.vn đã biên tập và tổng hợp mẫu văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế, mời bạn đọc tham khảo và có thể tải về sử dụng trực tiếp.

1. Mã số thuế là gì?

Mã số thuế là một chuỗi ký tự, bao gồm cả số, chữ cái và các ký tự đặc biệt, được cấp bởi cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế được sử dụng để nhận biết và xác định từng người nộp thuế, bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, và được quản lý thống nhất trên toàn quốc.

Về cơ bản, mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.

2. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế

a) Đối với doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản;

- Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất);

b) Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:

- Tổ chức kinh tế, tổ chức khác chấm dứt hoạt động; hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh.

- Tổ chức kinh tế, tổ chức khác bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương; hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do vi phạm pháp luật.

- Tổ chức lại đối với tổ chức kinh tế (chia, sáp nhập, hợp nhất), chuyển đổi tổ chức từ đơn vị trực thuộc thành đơn vị độc lập hoặc đơn vị độc lập thành đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản này thành đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản khác.

- Tổ chức kinh tế, tổ chức khác bị cơ quan thuế ra Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trên một năm và không đăng ký hoạt động trở lại.

- Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

- Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng.

c) Đối với đơn vị trực thuộc:

- Đơn vị trực thuộc có Quyết định chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản.

- Đơn vị trực thuộc bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

- Đơn vị trực thuộc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương theo quy định của pháp luật.

d) Đối với cá nhân không kinh doanh:

Cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

3. Mẫu 24/ĐK-TCT Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế là gì?

Mẫu 24/ĐK-TCT Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế là mẫu văn bản do người nộp thuế lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền quản lý thuế trước khi doanh nghiệp đó giải thể hoặc không còn hoạt động. Mẫu văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế nêu rõ những thông tin về người nộp thuế, lý do chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Các doanh nghiệp trước khi vào hoạt động thì cần phải đăng ký doanh nghiệp cũng như phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ về thuế về thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp khi doanh nghiệp đó trước khi giải thể, hoặc muốn chấm dứt hoạt động thì doanh nghiệp đó cần phải làm đơn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Mẫu văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Mẫu số 24/ĐK-TCT) là mẫu văn do người nộp thuế lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền quản lý thuế trước khi doanh nghiệp đó giải thể hoặc không còn hoạt động. Mẫu văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Mẫu số 24/ĐK-TCT) được ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT- BTC.

4. Mẫu 24/ĐK-TCT: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mới nhất

Mẫu số 24/ĐK-TCT: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Nội dung Mẫu 24/ĐK-TCT Đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Mẫu số: 24/ĐK-TCT

(Ban hành kèm theo Thông số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính)

TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ

____________

Số: ………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

…., ngày... tháng ... năm ...

THÔNG BÁO

Đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

_____________

1. Tên người nộp thuế (ghi theo tên NNT đã đăng ký thuế hoặc đăng ký doanh nghiệp):

2. Mã số thuế:………………………………………………………………..

3. Địa chỉ trụ sở (ghi theo địa chỉ trụ sở của tổ chức đã đăng ký thuế hoặc của doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã): ……………..

4. Địa chỉ kinh doanh (ghi địa chỉ kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã đăng ký thuế): ……………………………………………………………..

5. Lý do chấm dứt hiệu lực mã số thuế:…………………………………

………………………………………………………..………………………

6. Hồ sơ đính kèm: …………………….…………………………………..

………………………………………………………………………………..

Người nộp thuế cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản này./.

Nơi nhận:

- CQT quản lý;

- Lưu: VT

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

Người nộp thuế là tổ chức không phải đóng dấu khi đăng ký thuế và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải đóng dấu vào văn bản này.

5. Quy định về chấm dứt hiệu lực mã số thuế

– Cơ sở pháp lý: Thông tư 105/2020/TT-BTC

* Quy định chung:

Tại Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:

– Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế là văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuếmẫu số 24/ĐK-TCTban hành kèm theo Thông tư này theo quy định tại Điều 38, Điều 39 Luật Quản lý thuế và các giấy tờ khác như sau:

+ Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác theo quy định tại điểm a, b, c, d, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này

+ Đối với đơn vị chủ quản, hồ sơ là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định giải thể, bản sao quyết định chia, bản sao hợp đồng hợp nhất, bản sao hợp đồng sáp nhập, bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, bản sao thông báo chấm dứt hoạt động, bản sao quyết định chuyển đổi.

– Trong trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc đã được cấp mã số thuế 13 chữ số thì đơn vị chủ quản phải có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động gửi cho các đơn vị phụ thuộc để yêu cầu đơn vị phụ thuộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

– Trường hợp đơn vị phụ thuộc chấm dứt hiệu lực mã số thuế nhưng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đơn vị chủ quản có văn bản cam kết chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ khoản nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc gửi cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc với cơ quan thuế quản lý các nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc sau khi mã số thuế của đơn vị phụ thuộc đã chấm dứt hiệu lực.

+ Đối với đơn vị phụ thuộc, hồ sơ là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định hoặc thông báo chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc, bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị phụ thuộc của cơ quan có thẩm quyền.

+ Đối với nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí; nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài theo quy định tại điểm đ, h Khoản 2 Điều 4 Thông tư này (trừ nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài được cấp mã số thuế theo quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 Thông tư này), hồ sơ là: Bản sao bản thanh lý hợp đồng, hoặc bản sao văn bản về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tham gia hợp đồng dầu khí đối với nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí.

+ Đối với hộ kinh doanh; cá nhân kinh doanh; địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, hồ sơ là: Bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).

– Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và hợp tác xã trước khi nộp hồ sơ để chấm dứt hoạt động doanh nghiệp, hợp tác xã do bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất hoặc chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã phải nộp hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện các thủ tục về thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế theo thời hạn quy định tại Luật Doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp) và các pháp luật khác có liên quan. Trường hợp Luật Doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan không quy định thời hạn người nộp thuế phải nộp hồ sơ đến cơ quan thuế thì người nộp thuế nộp hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chia, hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất, quyết định hoặc thông báo của doanh nghiệp, hợp tác xã về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.

6. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

– Thành phần hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh là Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này và các giấy tờ khác bao gồm:

+ Thứ nhất, hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp, hợp tác xã bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định chia, bản sao hợp đồng hợp nhất, bản sao hợp đồng sáp nhập.

+ Thứ hai, hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và hợp tác xã là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định hoặc thông báo của doanh nghiệp, hợp tác xã về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Thứ ba, hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quyết định, thông báo, giấy tờ khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

* Đối với quyết định giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã; Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã do chia, hợp nhất, sáp nhập; hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; Thông báo giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã; Thông báo chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã do chia, hợp nhất, sáp nhập; Thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã của cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký hợp tác xã.

* Đối với quyết định, Thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Văn bản tương đương của cơ quan cấp phép.

* Đối với quyết định Tuyên bố phá sản của Tòa án.

* Đối với các giấy tờ liên quan của cơ quan có thẩm quyền xác nhận cá nhân đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự (Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự).

* Đối với thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo quy định pháp luật

Do đó, có thể thấy rằng khi đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trước hết thì người nộp thuế hoặc người đại diện theo pháp luật cần phải chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ, giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật, đây là những giấy tờ để chứng minh về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng lý do, trường hợp muốn chấm dứt cụ thể mà người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật phải chuẩn bị những giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và nêu rõ lý do muốn chấm dứt mã số thuế.

7. Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Theo khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019, có 5 nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:

- Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;

- Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019;

- Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;

- Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;

- Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Trên đây là Mẫu số 24/ĐK-TCT: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mới nhất hiện nay cùng thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Qua đó các doanh nghiệp nắm được các thủ tục, hồ sơ sao cho đúng và đầy đủ nhất.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thuế kiểm toán kế toán trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
5 121.773
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm