3 Mẫu biên bản giải trình 2024 mới nhất

Mẫu biên bản giải trình là mẫu biên được lập ra để ghi chép lại toàn bộ vụ việc giải trình. Mẫu biên bản giải trình nêu rõ thông tin của người giải trình, bên tổ chức giải trình, phương pháp giải quyết... Mẫu biên bản giải trình được áp dụng trong trường hợp giải trình trực tiếp. Mẫu được ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

1. Mẫu biên bản giải trình là gì?

Mẫu bản giải trình sự việc là dạng công văn giải trình của các cơ quan đơn vị khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải trình về một sự việc nào đó như chậm nộp tiền thuế, chậm nộp bảo hiểm xã hội, hay giải trình về tiến độ dự án đầu tư

2. Nội dung của mẫu biên bản giải trình

Tùy theo từng trường hợp cụ thể được yêu cầu giải trình sẽ dẫn đến nội dung mẫu bản giải trình trực tiếp có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, mẫu bản giải trình gồm các nội dung chính như sau:

Phần mở đầu

  • Quốc hiệu, Tiêu ngữ phía bên phải; tên doanh nghiệp phía bên trái.
  • Ngày, tháng, năm (thời gian cụ thể) lập mẫu công văn

Phần nội dung

  • Tên của mẫu công văn: Công văn giải trình
  • Kính gửi: ghi tên cơ quan nhận công văn giải trình (đây cũng là cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình)
  • Các thông tin của doanh nghiệp:
    • Tên doanh nghiệp
    • Người đại diện theo pháp luật và chức vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
    • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
    • Số điện thoại, fax
    • Mã số bảo hiểm xã hội, mã số thuế của doanh nghiệp
  • Nội dung cần giải trình:
    • Ghi rõ doanh nghiệp giải trình vấn đề gì, theo yêu cầu hay công văn số bao nhiêu (ghi rõ số hiệu công văn) của cơ quan nhà nước
    • Trình bày nội dung giải trình, các tài liệu kèm theo (nếu có) nhằm chứng minh cho yêu cầu giải trình.

Phần kết

  • Cam kết nội dung giải trình ở trên là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Mẫu biên bản giải trình theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Mẫu biên bản giải trình theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP là mẫu biên bản giải trình trực tiếp mới nhất và đang có hiệu lực pháp luật. Mời các bạn tham khảo dưới đây.

Mẫu biên bản phiên giải trình trực tiếp

Mẫu số: 02/BB

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN[2]
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB-GTTT

BIÊN BẢN
Phiên giải trình trực tiếp

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số .../2020/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số .../BB-VPHC lập hồi ... giờ ...phút, ngày…… tháng…… năm…… tại………………;

Căn cứ văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp ngày.... tháng... năm.... của <ông (bà)/tổ chức>[3]

Căn cứ văn bản ủy quyền cho người đại diện hợp pháp về việc tham gia phiên giải trình của <ông (bà)/tổ chức>[3] (nếu có);

Căn cứ Thông báo số…………ngày....tháng....năm…………của………………về việc tổ chức phiên giải trình trực tiếp;

Hôm nay, hồi……giờ……phút, ngày…… tháng……năm ……tại.............................................

Chúng tôi gồm:

I. Bên tổ chức phiên giải trình:

1. Ông (bà): ………………………… Chức vụ: ………………Đơn vị:.........................................

2. Ông (bà): ………………………… Chức vụ: ………………Đơn vị:.........................................

II. Bên giải trình:

<Họ và tên cá nhân vi phạm>:....................... Giới tính: ……

Ngày, tháng, năm sinh: …../…../…… Quốc tịch: ..............

Nghề nghiệp:.....................................................................

Nơi ở hiện tại:....................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:......................... ;
ngày cấp:..../..../....... ; nơi cấp: ……………………………

Mã số thuế (nếu có):.......................................................

<Tên tổ chức vi phạm>:..................................................

Địa chỉ trụ sở chính:.........................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:....... …

Ngày cấp:..../..../……; nơi cấp:........................................

Mã số thuế:.....................................................................

Người đại diện theo pháp luật:[4]................. Giới tính: …

Chức danh:......................................................................

Nội dung phiên họp giải trình như sau:

1. Ý kiến của người có thẩm quyền xử phạt:

- Về căn cứ pháp lý:......................................................

- Về các tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm:.....

- Về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm:
.....................................................................................

2. Ý kiến của cá nhân/tổ chức vi phạm, người đại diện hợp pháp của cá nhân/tổ chức vi phạm:
...................................................................................

Phiên giải trình kết thúc vào hồi……giờ.... phút, ngày.... tháng……năm ..........

Biên bản gồm……trang, được lập thành …… bản có nội dung và có giá trị như nhau; đã được đọc cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng, cùng ký tên dưới đây; lưu trong hồ sơ và đã giao cho bên giải trình 01 bản./.

ĐẠI DIỆN BÊN GIẢI TRÌNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ nếu có)

_______________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản;

[3] Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức vi phạm;

[4] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nêu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

4. Mẫu biên bản giải trình theo Thông tư 166/2013/TT-BTC

Biên bản giải trình trực tiếp theo Thông tư 166/2013/TT-BTC đã hết hiệu lực toàn bộ. Hoatieu chỉ liệt kê vào bài để các bạn tham khảo.

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
LẬP BIÊN BẢN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../BB-GTTT

BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH
(Áp dụng đối với trường hợp giải trình trực tiếp)

Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí và hóa đơn [2];

Căn cứ Thông tư số .../2013/TT-BTC ngày .... tháng .... năm 2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số …/BB-VPHC do ……………… lập hồi … giờ … ngày ..… tháng …… năm ….. tại …………;

Căn cứ văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp ngày …. tháng … năm …. của Ông (Bà)/Tổ chức: (ghi rõ) ………………....…………………..................;

Căn cứ văn bản ủy quyền cho người đại diện hợp pháp về việc tham gia phiên giải trình .................................. (nếu có);

Căn cứ Thông báo số ……….. ngày … tháng …. năm …... của …………….. về việc tổ chức phiên giải trình trực tiếp.

Hôm nay, hồi ....... giờ ..... ngày ......... tháng ..... năm ..... tại ………...…….....................

Chúng tôi gồm:

A. Người tổ chức phiên giải trình:

1. Ông (bà): ........... Chức vụ: ............ Đơn vị: .......

2. Ông (bà): ........... Chức vụ: ............ Đơn vị: .......

B. Bên giải trình:

Ông (bà)/Tổ chức:[3] ...............................

Năm sinh: ……... Quốc tịch: ....... (đối với cá nhân vi phạm).

Địa chỉ: ……………................................

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ………

Mã số thuế (nếu có): ................................

Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ...................;

Cấp ngày: ..............Nơi cấp: ..................;

Nội dung phiên họp giải trình như sau:

1. Ý kiến của người có thẩm quyền xử phạt:

- Về căn cứ pháp lý: .................................

- Về các tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm: ..........

- Về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm: ......................

2. Ý kiến của cá nhân/tổ chức vi phạm, người đại diện hợp pháp: ................

.......................................................................

Phiên giải trình kết thúc vào hồi ...... giờ ......... ngày .... tháng ..... năm .....

Biên bản gồm ….. trang, được lập thành ...... bản có nội dung và có giá trị như nhau; đã được đọc cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng, cùng ký tên dưới đây; lưu trong hồ sơ và đã giao cho bên giải trình 01 bản./.

ĐẠI DIỆN BÊN GIẢI TRÌNH

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH

(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ nếu có)

Ghi chú:

[1] Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;

[2] Áp dụng đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

[3] Ghi họ tên người vi phạm hoặc họ tên, chức vụ của người đại diện tổ chức vi phạm.

5. Mẫu biên bản giải trình với cơ quan thuế

Mẫu biên bản giải trình trực tiếp
Mẫu biên bản giải trình trực tiếp

TÊN CÔNG TY

Số: ....../CV-......

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

V.v: Giải trình chậm nộp tờ khai thuế

..........., ngày .... tháng .... năm ....

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH
(V.v: Nộp chậm tờ khai thuế)

Kính gửi: CHI CỤC THUẾ QUẬN/HUYỆN ............................

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY .......................

- Mã số thuế/Mã số doanh nghiệp: ...............

- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................

- Điện thoại: ........................... Fax: .............

- Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà ............ Sinh ngày: ......

- Chức vụ: ............... Số điện thoại liên hệ: .....

Báo cáo giải trình về việc nộp chậm tờ khai thuế Công ty .............................

Ngày .... tháng .... năm ....., chúng tôi nhận được công văn yêu cầu giải trình về việc nộp chậm tờ khai thuế Quý .../20.... Chúng tôi xin giải trình về lý do doanh nghiệp nộp chậm tờ khai thuế như sau:

........................................................................

..........................................................................

Công ty ................ xin cam đoan những gì chúng tôi đã trình bày và những giấy tờ cung cấp là đúng sự thật. Nếu không đúng, Công ty ............ xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Kính đề nghị Chi cục thuế Quận/Huyện ................ tiếp nhận đơn giải trình và xem xét.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
- Như trênGIÁM ĐỐC
- Lưu VT;…(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

6. Mẫu biên bản giải trình với cơ quan bảo hiểm xã hội

TÊN CÔNG TY

Số: ....../CV-......

--------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------

..........., ngày ..... tháng ..... năm .....

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V.v: ........................................)

Kính gửi: BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN/HUYỆN ...............................

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY ......................................................

- Người đại diện theo pháp luật: ......................... Chức vụ: ...................

- Địa chỉ trụ sở chính: ..................................................................

- Điện thoại: ..................................................... Fax: ...................

- Mã số thuế: ................................................................................

Ngày ...../...../....., Công ty chúng tôi có nhận được công văn số ..................... của Bảo hiểm xã hội Quận/Huyện .................; trong công văn yêu cầu Công ty chúng tôi giải trình về việc……………….

Công ty chúng tôi xin được giải trình về việc này như sau: [Giải thích rõ ràng, cụ thể những nguyên

nhân gây ra vụ việc trong công văn giải trình như: vì sao số người đóng bảo hiểm không bằng số người

lao động thực tế tại doanh nghiệp; vì sao doanh nghiệp chậm nộp BHXH; vì sao doanh nghiệp tham

gia BHXH chậm (trễ)...]

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

Do vậy: [Ghi rõ hướng giải quyết, khắc phục đối với vụ việc thực hiện giải trình; đưa ra những yêu

cầu cụ thể với cơ quan BHXH như: mong muốn cơ quan BHXH hỗ trợ giải quyết vụ việc đã tường

trình...]

...........................................................................................

............................................................................................

.............................................................................................

Trên đây là toàn bộ nội dung vụ việc mà cơ quan bảo hiểm xẽ hội quận/huyện ............. yêu cầu Công ty chúng tôi thực hiện việc giải trình. Nếu cơ quan bảo hiểm xã hội cần thêm hồ sơ nào

thì Công ty sẽ cung cấp đầy đủ.

Trân trọng cám ơn./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT;

Đại diện doanh nghiệp

Giám đốc

(ký, ghi rõ họ tên)

7. Lưu ý khi lập biên bản giải trình trực tiếp

Đảm bảo một biên bản giải trình đúng chuẩn hình thức biên bản hành chính là một trong căn cứ để biên bản giải trình sự việc sẽ được tiếp nhận và giải quyết nhanh hơn. Dưới đây, Hoatieu xin chia sẻ những lưu ý khi viết biên bản giải trình.

  • Văn bản cần tuân thủ thể thức của văn bản hành chính;
  • Đơn giải trình phải được trình bày ngắn gọn, khoa học nhưng vẫn thể hiện đầy đủ, chi tiết nội dung chính. Sự việc được đưa ra cần trình một cách khách quan nhất.
  • Các từ ngữ, câu chữ sử dụng trong mẫu đơn cần rõ ràng, đúng chính tả. Trong trường hợp có hậu quả để lại qua sự việc thì bạn phải đưa ra được thông tin cụ thể về hậu quả đó như thế nào? Có nghiêm trọng hay không?
  • Mọi nội dung không được phép thêm bớt, không nói quá sự việc cũng như không rút bớt thông tin khác với ý định giấu diếm một phần.

Trên đây là các mẫu biên bản giải trình trực tiếp 2024 và cách viết chi tiết. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thuế kế toán kiểm toán trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
5 40.459
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo