Tờ khai quyết toán phí, lệ phí Mẫu số 02/PH

Mẫu tờ khai quyết toán phí, lệ phí năm 2024 là gì? Tổ chức thu phí có trách nhiệm như thế nào? theo Thông tư 80/2021/TT-BTC. Mời bạn đọc tìm hiểu và tải mẫu tờ khai quyết toán phí 02/PH về sử dụng trong bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.

1. Tờ khai quyết toán phí, lệ phí là gì?

Tờ khai quyết toán phí, lệ phí là mẫu tờ khai quyết toán lệ phí và phí của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thu phí, lệ phí khác thuộc ngân sách Nhà nước, bao gồm số tiền phí, lệ phí thu được và số tiền phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà nước. Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế.

Việc sử dụng đúng mẫu tờ quyết toán phí, lệ phí là một trong những yêu cầu cơ bản đối với cá nhân/tổ chức/cơ quan/doanh nghiệp thu phí, lệ phí khác thuộc ngân sách Nhà nước. Việc nộp chậm tờ khai cũng như số tiền phí, lệ phí cho ngân sách Nhà nước không đúng quy định có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Do đó, việc nắm rõ và sử dụng đúng mẫu tờ khai quyết toán phí, lệ phí rất cần thiết để đảm bảo sự chính xác, tính đầy đủ thông tin liên quan đến các khoản phí, lệ phí đã thu.

2. Mẫu tờ khai quyết toán phí, lệ phí theo Thông tư 80

Mẫu tờ khai quyết toán phí, lệ phí theo Thông tư 80

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI QUYẾT TOÁN PHÍ

[01] Kỳ tính thuế[1]: Năm …….....

[02] Lần đầu[2]: [03] Bổ sung lần thứ:….......

[04] Người nộp thuế[3]:..................................................................................................

[05] Mã số thuế [4]:

[06] Đại lý thuế (nếu có):.............................................................................................

[07] Mã số thuế:

[08] Hợp đồng đại lý thuế: Số:..................................... ngày .......................................

STTLoại phíĐơn vị tiềnSố tiền phí thu đượcTỷ lệ trích để lại theo chế độ (%)Số tiền phí trích để lại theo chế độSố tiền phí phải nộp Ngân sách Nhà nướcSố tiền phí đã kê khai trong kỳChênh lệch giữa số quyết toán và kê khai
(1)(2)(3)(4)(5)[5](6)[6](7) = (4) - (6)(8)[7](9)=(7)-(8)
...
Tổng cộng (theo đơn vị tiền)

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.

..., ngày....... tháng....... năm 2023

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:.............................

Chứng chỉ hành nghề số:......

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)/Ký điện tử)

3. Cách điền tờ khai quyết toán lệ, lệ phí

[1] Điền năm quyết toán phí.

[2] Đánh dấu X vào ô nếu người nộp phí quyết toán phí lần đầu trong kỳ tính thuế hoặc điền vào chỉ tiêu [03] số lần khai bổ sung nếu người nộp phí có khai bổ sung.

[3] Điền tên của người nộp thuế.

[4] Điền mã số thuế của người nộp thuế.

[5] Theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP, việc thực hiện tỷ lệ trích để lại được quy định như sau:

- Các đối tượng được khấu trừ tỷ lệ trích để lại là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí, bao gồm các cơ quan sau:

+ Cơ quan thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

+ Cơ quan công an, quốc phòng được giao cung cấp dịch vụ, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí theo quy định của Luật phí và lệ phí.

- Tỷ lệ trích để lại được xác định như sau:

Tỷ lệ để lại (%) = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí / Dự toán cả năm về phí thu được) x 100

Trong đó:

+ Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định;

+ Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm;

+ Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề;

+ Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.

[6] Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.

[7] Điền số tiền phí đã thực hiện việc kê khai phí.

4. Thời gian thực hiện việc quyết toán phí

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2016/NĐ-CP, thời gian thực hiện việc quyết toán phí được quy định như sau:

2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được như sau:

a) Tổ chức thu lệ phí thực hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

b) Định kỳ hàng ngày; tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí thu được vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước. Căn cứ số tiền phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quy định định kỳ ngày; tuần hoặc tháng tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được trong kỳ vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách.

Tổ chức thu phí thực hiện kê khai tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và nộp tiền phí phải nộp vào ngân sách nhà nước, sau khi trừ số tiền phí được để lại.

=> Như vậy, theo quy định trên, Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện khai quyết toán lệ, lệ phí theo năm. Chậm nhất đến cuối quý 1 năm sau, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước phải tiến hành xong việc khai quyết toán phí, lệ phí năm trước cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

5. Trình tự khai quyết toán phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước

- Bước 1: Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước nộp hồ sơ khai quyết toán phí, lệ phí cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Nghĩa là chậm nhất đến cuối quý 1 năm sau, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước phải tiến hành xong việc khai quyết toán phí, lệ phí năm trước cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

- Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận:

Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo quy định đối sơ hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc hồ sơ được gửi qua đường bưu chính. Trường hợp hồ sơ được nộp đến cơ quan thuế thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.

- Đối tượng thực hiện khai quyết toán phí, lệ phí: Công dân Việt Nam, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX)

- Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ khai quyết toán phí, lệ phí: Cục thuế, Chi cục thuế nơi cá nhân, cơ quan, tổ chức đặt trụ sở.

- Thành phần hồ sơ: Tờ khai quyết toán phí, lệ phí năm theo mẫu số 02/PH tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (1 bản chính)

6. Vi phạm quy định kê khai phí, lệ phí bị phạt như thế nào năm 2024

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 186/2013/TT-BTC quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định kê khai phí, lệ phí:

1. Phạt cảnh cáo trong trường hợp vi phạm lần đầu đối với hành vi đăng ký, kê khai chậm thời hạn theo quy định pháp luật phí, lệ phí.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai trở đi đối với hành vi đăng ký, kê khai chậm thời hạn theo quy định pháp luật phí, lệ phí.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai không đúng, khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai thu, nộp phí, lệ phí hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kê khai thu, nộp phí, lệ phí với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, cùng một hành vi vi phạm đối với tổ chức sẽ bị xử phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc Mẫu tờ khai quyết toán phí, lệ phí theo Thông tư 80 và cách viết. Mời bạn đọc theo dõi các bài viết khác tại mục Biểu mẫu.

Đánh giá bài viết
2 19.361
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo