Mẫu sổ tiền gửi ngân hàng năm 2024

Mẫu sổ tiền gửi ngân hàng mới nhất năm 2024 là mẫu sổ tiền gửi ngân hàng của các đơn vị doanh nghiệp. Thông qua mẫu sổ tiền gửi ngân hàng thì doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời về số tiền gửi vào ngân hàng của doanh nghiệp mình. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu sổ tiền gửi ngân hàng trong bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.

Hiện tại, mẫu sổ tiền gửi ngân hàng có 3 mẫu: Mẫu số S05-DNN ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; Mẫu số S08-DN theo Thông tư 200/2014/TT-BTC áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế và Mẫu số S10 - DNSN cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.

Sổ tiền gửi ngân hàng giúp nhân viên kế toán của doanh nghiệp theo dõi chi tiết số tiền của doanh nghiệp gửi ở ngân hàng. Mỗi ngân hàng khi mở tài khoản gửi tiền sẽ có sổ theo dõi riêng. Sau đây Hoatieu xin gửi tới bạn đọc link tải mẫu sổ tiền gửi ngân hàng file word, file excel chi tiết.

1. Tiền gửi ngân hàng là gì?

Tiền gửi ngân hàng là số tiền được tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đã gửi, tổ chức, cá nhân sẽ nhận lại số tiền gốc và phần lãi suất. Mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau, mức lãi suất này cũng thay đổi tùy vào tình hình chung của quốc gia, thế giới và chính sách của mỗi quốc gia.

Có những hình thức tiền gửi như sau:

+ Tiền gửi tiết kiệm: Người gửi cam kết gửi tiền trong ngân hàng trong khoảng thời gian cố định với mức lãi suất tốt, việc rút tiền trước kì hạn có thể bị phạt hoặc mất lãi.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: Người gửi cam kết gửi tiền trong ngân hàng với khoảng thời gian cố định và mức lãi suất không đổi trong suốt kì hạn, kể cả khi ngân hàng có chính sách thay đổi lãi suất; việc rút tiền trước kì hạn có thể bị phạt hoặc mất lãi.

+ Tiền gửi không kỳ hạn: Hình thức tiết kiệm không cần có kỳ hạn, người gửi tiết kiệm có thể linh hoạt được thời điểm rút tiền của mình mà không cần phải báo trước. Thời gian gửi và rút tiền có thể được tính trong khoảng thời gian ngắn, có thể là 1 năm, 1 tháng, 1 tuần hay thậm chí là một ngày. Mức lãi suất của tiền gửi không kì hạn thấp hơn tiền gửi có kì hạn.

+ Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu: là các loại giấy tờ có giá được phát hành bởi ngân hàng (tổ chức tài chính) xác nhận nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng với người mua trong một khoảng thời gian nhất định. Hiểu đơn giản hơn, chứng chỉ này như một sổ tiết kiệm mà bạn gửi vào ngân hàng. Số tiền bạn gửi vào sẽ được để trong một thời gian nhất định. Khi đó, ngân hàng sẽ trả lãi suất định kỳ cho số tiền gửi của bạn. Lãi suất khi mua chứng chỉ tiền gửi sẽ cao hơn các hình thức gửi tiết kiệm khác.

=> Như vậy, sổ tiền gửi ngân hàng là mẫu văn bản được sử dụng thường xuyên tại các doanh nghiệp nhằm giúp người quản lý và nhân viên kế toán theo dõi chi tiết số tiền của doanh nghiệp gửi ở ngân hàng. Từ đó có sự cân đối thu chi hợp lý, sao cho tạo ra lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

2. Sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 133

Mẫu số S05-DNN - sổ tiền gửi ngân hàng ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, gồm các nội dung thông tin số chứng từ, tài khoản gửi, đã chi (rút) và số tiền còn lại vào cuối tháng (quý)...

Sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 133

Nội dung cơ bản của mẫu số S05-DNN: Sổ tiền gửi ngân hàng như sau:

Đơn vị: ......................

Địa chỉ: .....................

Mẫu số S05-DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)
SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Nơi mở tài khoản giao dịch: ............

Số hiệu tài khoản tại nơi gửi: ...........

Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải

TK
đối
ứng

Số tiền
Ghi chú
Số hiệuNgày, thángThu
(gửi vào)
Chi
(rút ra)
Còn lại
ABCDE123F
- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

- Cộng số phát sinh trong kỳxxx
- Số dư cuối kỳxxxx

- Sổ này có .... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: .......

Ngày ... tháng ... năm ...
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

3. Sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200

Mẫu sổ tiền gửi ngân hàng là mẫu S08-DN được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC Hoatieu.vn chia sẻ đến bạn đọc có file word và file excel. Mời bạn đọc tải file đày đủ để tham khảo chi tiết.

Sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200

Đơn vị: ..............

Địa chỉ: .............

Mẫu số: S08- DN

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Nơi mở tài khoản giao dịch: ................

Số hiệu tài khoản tại nơi gửi: ..............

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từDiễn giảiTài khoản
đối ứng
Số tiền

Ghi
chú

Số hiệuNgày, tháng

Thu (gửi vào)

Chi (rút ra)

Còn lại

A

BCDE

1

2

3

F

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

- Cộng số phát sinh trong kỳxxx
- Số dư cuối kỳxxxx

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

Ngày..... tháng.... năm ......

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Cách ghi sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200

- Căn cứ và phương pháp ghi sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200:

- Căn cứ để ghi vào sổ là giấy báo Nợ, báo Có hoặc sổ phụ của ngân hàng.

+ Đầu kỳ: Ghi số dư tiền gửi kỳ trước vào cột 8.

+ Hàng ngày:

  • Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
  • Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ (giấy báo Nợ, báo Có) dùng để ghi sổ.
  • Cột D: Ghi tóm tắt nội dung của chứng từ.
  • Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
  • Cột 1, 2: Ghi số tiền gửi vào hoặc rút ra khỏi tài khoản tiền gửi.
  • Cột 3: Ghi số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng.

+ Cuối tháng: Cộng số tiền đã gửi vào, hoặc đã rút ra trên cơ sở đó tính số tiền còn gửi tại Ngân hàng chuyển sang tháng sau. Số dư trên sổ tiền gửi được đối chiếu với số dư tại Ngân hàng nơi mở tài khoản.

4. Sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 132

Mẫu số S10 - DNSN: Sổ tiền gửi ngân hàng áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC chi tiết như sau:

Sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 132

Đơn vị: ..............

Địa chỉ: .............

Mẫu số S10 - DNSN

(Ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính)

SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Nơi mở tài khoản giao dịch: ................

Số hiệu tài khoản tại nơi gửi: ..............

Ngày, tháng ghi sổChứng từDiễn giảiSố tiềnGhi chú
Số hiệuNgày, thángThu (gửi vào)Chi (rút ra)Còn lại
ABCD123E
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong kỳ
- Cộng số phát sinh trong kỳxx
- Số dư cuối kỳxxx

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

Ngày..... tháng.... năm ......

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn cách điền mẫu sổ tiền gửi ngân hàng áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ 

Căn cứ và phương pháp ghi sổ tiền gửi ngân hàng áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ được hướng dẫn tại Mẫu số S10 - DNSN ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC như sau:

- Căn cứ để ghi vào sổ là giấy báo Nợ, báo Có hoặc bảng sao kê của ngân hàng.

- Số tiền gửi ngân hàng dư đầu kỳ (cuối kỳ trước) được ghi vào cột 3.

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ (giấy báo Nợ, báo Có) dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung của chứng từ.

- Cột 1, 2: Ghi số tiền gửi vào hoặc rút ra khỏi tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.

- Cột 3: Ghi số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng.

Cuối tháng: Cộng số tiền đã gửi vào, rút ra trên cơ sở đó tính số tiền còn gửi tại Ngân hàng. Số dư trên sổ tiền gửi được đối chiếu với số dư tại Ngân hàng nơi doanh nghiệp siêu nhỏ mở tài khoản giao dịch.

Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Biểu mẫu: Thuế - Kế toán - Kiểm toán của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 5.872
0 Bình luận
Sắp xếp theo