Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử

Tải về

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử

Chiều 19-1, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đã công bố dự thảo chương trình của 20 môn học và hoạt động. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN LỊCH SỬ
(Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018)

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Lịch sử là môn học lựa chọn trong nhóm môn Khoa học xã hội, được tổ chức dạy và học ở cấp trung học phổ thông.

Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực sử học, thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội thông qua hệ thống các chủ đề và chuyên đề về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, góp phần vào việc xây dựng những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Với đặc trưng riêng của môn học, môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, góp phần giúp học sinh nhận thức sâu sắc và vận dụng được các bài học lịch sử vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái và hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

Môn Lịch sử góp phần quan trọng trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện; giúp học sinh làm chủ kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.

Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của Sử học trong đời sống xã hội hiện đại. Hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, lãnh đạo, hoạt động du lịch, văn hoá, thông tin truyền thông...

II.QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình môn Lịch sử quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, định hướng chung về xây dựng và phát triển Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đặc biệt là quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Xuất phát từ đặc trưng của môn học, Chương trình môn Lịch sử nhấn mạnh một số quan điểm xây dựng chương trình sau đây:

1. Khoa học, hiện đại

Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh tiếp cận lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử dân tộc một cách khoa học trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại của khoa học lịch sử và khoa học giáo dục. Thứ nhất, Chương trình quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thứ hai, Chương trình coi trọng những nguyên tắc nền tảng của khoa học lịch sử, đảm bảo tôn trọng sự thật lịch sử, tính đa diện, phong phú của lịch sử; khách quan, toàn diện trong trình bày và diễn giải lịch sử. Thứ ba, Chương trình hướng tới việc hướng dẫn và khuyến khích học sinh tự tìm hiểu, khám phá lịch sử theo những nguyên tắc của khoa học lịch sử, thông qua đó giúp học sinh phát triển tư duy lịch sử và tư duy phản biện. Thứ tư, Chương trình góp phần xây dựng năng lực phân tích, đánh giá các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử một cách khoa học, giúp học sinh nhận thức được những quy luật, bài học lịch sử và vận dụng vào thực tiễn.

2. Hệ thống, cơ bản

Trục phát triển chính của chương trình môn Lịch sử là hệ thống các chủ đề và chuyên đề về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà học sinh đã được học ở cấp trung học cơ sở. Thứ nhất, Chương trình chọn lọc các chủ đề và chuyên đề lịch sử mang tính hệ thống, cơ bản, xuất phát từ yêu cầu phát triển năng lực và giáo dục lịch sử đối với từng lớp học. Thứ hai, tính hệ thống của Chương trình được biểu hiện qua mối liên hệ logic giữa các hợp phần kiến thức (trong mối liên hệ lịch đại và đồng đại, sự tương tác giữa lịch sử Việt Nam với lịch sử khu vực và lịch sử thế giới, mối quan hệ nhân – quả trong lịch sử, sự tiếp nối và thay đổi của tiến trình lịch sử,...). Thứ ba, Chương trình đảm bảo cho học sinh tiếp cận những tri thức lịch sử cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng; giúp học sinh xây dựng năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội thế giới, khu vực và Việt Nam.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 2.364
Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm