Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học

Dụa thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học

Chiều 19-1, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đã công bố dự thảo chương trình của 20 môn học và hoạt động. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN KHOA HỌC

(Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018)

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Môn Khoa học ở lớp 4, 5 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2, 3); tích hợp những kiến thức về vật lí, hoá học, sinh học và nội dung giáo dục sức khoẻ, giáo dục môi trường. Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học sơ sở và các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông.

Môn học chú trọng tới việc khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách giữ gìn sức khoẻ và ứng xử phù hợp với môi trường sống xung quanh.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Căn cứ vào quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, kế hoạch giáo dục và định hướng về nội dung giáo dục được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng như đặc điểm môn học, việc xây dựng chương trình môn Khoa học cấp tiểu học chú trọng tới một số quan điểm sau đây:

– Tích hợp kiến thức vật lí, hoá học, sinh học, trong đó hướng đến việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường tự nhiên; về con người, sức khoẻ và an toàn.

– Tổ chức nội dung chương trình thành các chủ đề: chất; năng lượng; thực vật và động vật; nấm, vi khuẩn, virus; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường. Những chủ đề này được phát triển từ lớp 4 đến lớp 5. Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị và kỹ năng sống; giáo dục sức khoẻ, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai,... được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.

– Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập. Học sinh học khoa học qua tìm tòi, khám phá, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm. Qua đó hình thành và phát triển ở các em năng lực nhận thức; tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; năng lực vận dụng kiến thức khoa học để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 443
0 Bình luận
Sắp xếp theo