Phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề là 2 phương pháp dạy học tốt, đem lại những hiệu quả nhất định cho học sinh. Vậy, 2 phương pháp dạy học này khác nhau thế nào?
So sánh dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề
1. Thế nào là dạy học theo lý thuyết kiến tạo?
Phương pháp dạy học theo lý thuyết kiến tạo là phương pháp như thế nào?
Lý thuyết kiến tạo đang là một trong những lý thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục. Lý thuyết này khuyến khích học sinh tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những thực nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp vào môi trường học tập của các em. Mỗi cá nhân học sinh là trung tâm của tiến trình dạy học, còn giáo viên đóng vai trò tổ chức điều khiển và là người đại diện cho tri thức khoa học chính thống, đóng vai trò trọng tài để thể chế hóa tri thức mới của bài học.
Lý thuyết kiến tạo là một lý thuyết về hoạt động học tập, được xây dựng trên cơ sở xem xét hoạt động học tập của học sinh. Do đó, để xem xét hoạt động dạy học theo lý thuyết kiến tạo cần xem xét hoạt động học tập kiến tạo của học sinh.
Dạy học theo kiểu kiến tạo không phải là dạy học theo kiểu thông báo, cho sẵn mà người học phải chủ động tìm tòi, tìm hiểu, phát hiện các vấn đề trong quá trình học tập.
2. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là gì?
Bên cạnh phương pháp dạy học theo lý thuyết kiến tạo là phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề"
Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.
3. Phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề khác nhau như thế nào?
Tiêu chí | Dạy học theo lý thuyết kiến tạo | Dạy học nêu và giải quyết vấn đề |
Các bước tiến hành | Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm của học sinh. - Trong bước này giáo viên giúp HS hệ thống, ôn lại các kiến thức cũ có liên quan đến kiến thức mới bằng cách sử dụng các câu hỏi, các bài tập. - Sau đó GV hoặc HS sẽ nêu vấn đề (bài tập, thí nghiệm, câu hỏi, ..) từ đó tạo Cơ hội cho HS bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề học tập. Bước 2: Tổ chức điều khiển HS thảo luận HS đề xuất các giả thuyết, kiểm tra giả thuyết ch kết quả và từ đó rút ra kết luận chung cho cả lớp. Bước 3: Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề về lý thuyết cũng như thực tiễn qua đó giúp HS khắc sâu hơn kiến thức mới. | Bước 1: Xây dựng tình huống có vấn đề - Xác định mục tiêu, nội dung bài học - Lựa chọn nội dung, đối tượng đáp ứng được yêu cầu của tình huống có vấn đề - Phân tích nội dung liên hệ với những kiến thức Hs đã biết để xác định mâu thuẫn - Hoàn thiện tình huống có vấn đề - Dự kiến thời gian, hình thức, địa điểm - Dự kiến các tình huống, các hướng giải quyết có thể có Bước 2: Giải quyết vấn đề - Tiếp nhận tình huống, phân tích vấn đề, nội dung của tình huống, xác định nhiệm vụ cần thực hiện - GV hướng dẫn HS suy luận giải quyết vấn đề - HS huy động những kiến thức liên quan và đưa ra những giả thiết - Dựa vào tri thức đã có để lập luận, nghiên cứu thêm thông tin mới để khẳng định hay bác bỏ giả thiết, phương án đã đề xuất, trình bày giải pháp - HS nhận xét và đưa ra cách giải quyết của mình - GV tổng kết, rút ra kết luận |
Khái niệm | - Là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp này coi trọng vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập, người học chủ động tự xây dựng hiểu biết cho bản thân, tự kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để kiến thức mới có ý nghĩa hơn và tạo nên các thông tin mới khác. - Việc học tập không phải diễn ra nhờ quá trình chuyển thông tin từ giáo viên hay giáo trình đến bộ não của học sinh, thay vào đó, mỗi người học tự xây dựng hiểu biết hợp lý mang tính cá nhân của riêng họ. | - Là PPDH GV đặt ra những tình huống có vấn đề, GV điều khiến HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó nắm. được kiến thức mới lẫn phương pháp đi tới kiến thức đó, đồng thời phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành thế giới quan khoa học - PPDH GQVĐ không phải là 1 PPDH riêng biệt mà là tập hợp nhiều PPDH liên kết chặt chẽ và tương tác với nhau. Trong đó, PP này đóng vai trò trung tâm, gắn bó các PPDH khác trong tập hợp, làm cho tính chất của chúng tích cực hơn |
Ưu điểm | - Tạo cơ hội cho HS phát triển các kỹ năng học tập trình bày các giải pháp, áp dụng thông tin của mình nhằm phát triển độ nhận thức của mình. - Là cách dạy học tích cực mang theo ưu điểm của dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm HS không chỉ nắm được tri thức một cách vững chắc mà còn biết cách tìm ra tri thức đó - Là cách dạy học đón trước vùng phát triển gần nhất, dạy học gắn liền với phát triển - HS được phát triển các kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm và chia sẻ thông tin, hợp tác nhóm - Giúp học sinh được trải nghiệm, tiếp cận vấn đề, huy động nguồn tri thức, kinh nghiệm sử dụng nguồn tri thức dó là một cách hữu ích | - Góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết - Phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất. - Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức "giải quyết vấn đề" không còn chỉ thuộc phạm trù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội). |
Nhược điểm | - Việc nhấn mạnh đơn phương việc học trong nhóm cần được xem xét Chỉ Có thể học tập có ý nghĩa những gì mà người ta quan tâm tuy nhiên cuộc sống cần cả những điều mà khi còn đi học tất cả mọi người không quan tâm. - Quan điểm cực đoan trong lí thuyết kiến tạo phủ nhận sự tồn tại của tri thức khách quan là không thuyết phục - Hạn chế trong thời gian tổ chức và chưa khai thác được triệt để tính chất của nhóm | - Đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gọi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề - Đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường |
Trên đây, Hoatieu.vn đã Phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:
Phạm Huyền Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm

Gợi ý cho bạn
-
Bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày 26/3 hay và ý nghĩa
-
Liên hệ về trách nhiệm cá nhân về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước
-
(Mới 2025) Đáp án trắc nghiệm thi Tìm hiểu Nghị quyết 15-NQ/TW về phát triển Thủ đô
-
Bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị 2025 mới nhất
-
Đáp án thi tìm hiểu Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Cao Bằng 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Câu hỏi và đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2025
-
Lịch thi, thể lệ thi VioEdu năm 2024-2025
-
Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết lá thư về cách con người có thể chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt
-
Cách viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025
-
Đáp án thi trực tuyến thanh niên Việt Nam về lí luận chính trị
-
Đáp án cuộc thi Măng non Kinh Bắc - Tự hào trang sử quê hương năm 2024
-
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk
-
Tấm gương anh hùng tiêu biểu trong sự kiện Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
-
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn, viết về Kim Đồng 2025
-
Mẫu giấy hoa thi viết chữ đẹp (30 mẫu)
-
7 Bản thuyết minh sản phẩm sáng tạo 2025 mới nhất
-
Bộ tranh vẽ tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng 2025

Bài viết hay Bài dự thi
Bộ câu hỏi trắc nghiệm về thi hành Điều lệ Đảng
Dẹp loạn 12 sứ quân là ai?
Hành vi đi xe đạp nào dưới đây vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?
Tham luận đại hội chi bộ về công tác Đoàn thanh niên 2025
Đề xuất kiến nghị góp phần xây dựng lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH chính quy, tinh nhuệ
Bộ câu hỏi Tìm hiểu Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XIII có đáp án