Hãy liệt kê 3 cách để thầy/cô thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất ở học sinh của mình

3 cách để thầy/cô thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất ở học sinh của mình là gì? Thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất ở học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. Vậy giáo viên cần làm gì để hoàn thành nhiệm vụ này?

1. 3 cách để thầy/cô thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất ở học sinh của mình

Thầy/cô thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất ở học sinh của mình bằng các cách sau:

1.1 Thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất ở học sinh của mình bằng cách quan sát hành vi

Thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất ở học sinh của mình bằng cách quan sát hành vi

Thầy cô quan sát việc học tập, hành vi, kết quả học tập của học sinh để tìm ra các đặc điểm phẩm chất của học sinh. Các phương pháp quan sát giúp xác định những thái độ, những sự phản ứng vô ý thức, những kĩ năng thực hành và một số kĩ năng về nhận thức.

Các thầy cô có thể thực hiện việc quan sát hành vi bằng các công cụ sau: Ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đo và bảng kiểm tra

  • Ghi chép các sự kiện thường nhật

Hàng ngày giáo viên làm việc với học sinh, quan sát học sinh và ghi nhận được rất nhiều thông tin về hoạt động học tập của học sinh. Ví dụ học sinh A phát âm sai một vài từ đơn giản, học sinh B luôn thiếu tập trung chú ý và nhìn ra cửa sổ. Học sinh C luôn làm xong nhiệm vụ của mình sớm và giúp đỡ các bạn khác trong giờ thực hành...

  • Thang đo

Đánh giá bằng thang đo cần tuân theo những nguyên tắc sau:

- Những tiêu chí của thang đo cần phải là những nội dung giảng dạy và giáo dục quan trọng

- Những mô tả trong thang đo phải là những bằng chửng cỏ thể trực tiếp quan sát được

- Các mức độ và mô tả mức độ của thang đo phải được định nghĩa rõ ràng.

- Nên đưa ra từ 3 đến 7 mức độ trong thang đo và cho phép người sử dụng thang đo đánh dấu vào khoảng giữa các mức độ.

- Nên cho phép người sử dụng thang đo bỏ qua những câu mà họ cảm thấy không có đủ bằng chứng để đánh giá.

- Nếu có thể, nên kết hợp kết quả đánh giá của nhiều người quan sát trên cùng một đối tượng.

  • Bảng kiểm tra

Bảng kiểm tra (bảng kiểm) có hình thức và sử dụng gần giống như thang đo. Tuy nhiên thang đo đòi hỏi người đánh giá chỉ ra mức độ biểu hiện của một phẩm chất hoặc mức độ thường xuyên của một hành vi còn bảng kiểm tra chỉ yêu cầu người đánh giá trả lời câu hỏi đơn giản Có - Không. Đó là phương pháp ghi lại xem một phẩm chất có biểu hiện hay không hoặc một hành vi có được thực hiện hay không.

1.2 Thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất ở học sinh của mình bằng cách củng cố hành vi

Các hình thức củng cố học sinh có rất nhiều. Các hình thức củng cố có thể là lời khen, đồ ăn hoặc đồ uống, đồ vật, thời gian tham gia các hoạt động yêu thích và v.v…

Khi đưa ra củng cố, hãy gợi nhắc hay nói rõ với trẻ về hành vi được củng cố (ví dụ, em đã giữ trật tự trong giờ học toán).

Một số củng cố sẽ có hiệu quả hơn những củng cố khác phụ thuộc vào các sở thích cá nhân của đứa trẻ. Bằng việc hỏi trẻ và kiểm tra các yếu tố củng cố tiềm năng khác nhau, giáo viên có thể tạo ra một danh sách các loại củng cố.

Các giáo viên có thể lựa chọn củng cố tiêu cực hoặc củng cố tích cực

1.3 Thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất ở học sinh của mình bằng cách thực hành các hành vi

Việc thực hành sẽ tạo được hứng thú và giúp học sinh nhớ lâu hơn so với việc chỉ nói bằng lý thuyết suông. Có rất ít phương pháp học tập có thể tác động đáng kể đến tư duy của người tham gia. Thực hành là một trong số đó. Khi thực hành, học sinh có thể phát huy sự sáng tạo, khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh chứ không chỉ gói gọn kiến thức trong những lời cô giáo giảng.

2. Các phẩm chất của học sinh

5 phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn.

Để tìm hiểu thêm về các phẩm chất, năng lực này, mời các bạn tham khảo bài: 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể

Trên đây, Hoatieu.vn đã Liệt kê 3 cách để thầy/cô thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất ở học sinh của mình. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 7.053
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm