Hỏi đáp về sách Hoạt động trải nghiệm lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Cùng tìm hiểu về sách qua bài Hỏi đáp về sách Hoạt động trải nghiệm bộ Kết nối tri thức với cuộc sống sau đây nhé.
Tìm hiểu SGK lớp 2 hoạt động trải nghiệm bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu hỏi 1. Bản chất của HĐTN ở tiểu học thể hiện trong SGK và SGV HĐTN 2: nội dung và phương pháp thực hiện có gì khác so với HĐ trải nghiệm của các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp trước đây?
Trả lời:
Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (HĐTN HN) là hoạt động giáo dục do NHÀ GIÁO DỤC định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện. Hoạt động này tạo cơ hội cho HS TIẾP CẬN THỰC TẾ, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; từ đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới, góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.” (Trích Chương trình).
Từ đó, trong mỗi hoạt động trải nghiệm, các tác giả chú trọng các thời điểm sau:
- Thời điểm 1: HS được gợi lại những kinh nghiệm cũ, kiến thức đã có, cảm xúc đã
từng trải qua để tiếp cận vấn đề thực tế mới;
- Thời điểm 2: HS tham gia tiến hành việc trải nghiệm trên lớp, ở trường dưới sự gợi ý, hướng dẫn của GV;
- Thời điểm 3: HS cùng GV khái quát hoá những gì mình trải nghiệm thành kiến thức mới (những “bí kíp”, cách làm), chia sẻ cảm xúc mới, từ đó tạo động lực hành động thực tế ngoài nhà trường;
- Thời điểm 4: HS vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống với sự hỗ trợ của phụ huynh, ở mức cao hơn: lôi cuốn phụ huynh, người thân, cộng đồng (hàng xóm, người quen) cùng tham gia các hoạt động của mình.
Khác với HĐTN của từng môn học riêng biệt, hệ thống HĐTN được thiết kế theo mạch nội dung đầy đủ, cân đối, dựa trên các thử thách thực tế trong CS của HS, đồng thời tạo điều kiện cho HS ứng dụng các kiến thức tổng hợp từ tất cả các môn học để giải quyết nhiệm vụ.
Nếu HĐNGLL là HĐ trong kế hoạch giáo dục của nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, tạo điều kiện cho HS gắn lý thuyết với thực hành thì HĐTN lại là một bộ môn HĐ giáo dục được chính thức đưa vào thời lượng học tập, hoat động trên lớp, được thiết kế đồng bộ, có mục tiêu, yêu cầu cần đạt rõ ràng cho từng nội dung, tiết hoạt động, góp phần hình thành và rèn luyện phẩm chất, năng lực của HS.
Câu hỏi 2. Các loại hình và thời lượng hoạt động của mỗi loại hình HĐTN trong Chương trình? Lưu ý về vai trò, nhiệm vụ của GV và HS trong từng loại hình.
Trả lời:
Theo quy định của Chương trình, HĐTN bao gồm 4 loại hình chính và thời lượng phân bổ như sau:
+ 35 tiết Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) – nhóm lớn, quy mô trường. Ở loại hình này, nội dung sinh hoạt sẽ do Nhà trường sắp xếp, chỉ đạo cho phù hợp với nội dung giáo dục của nhà trường và địa phương, đồng thời, nhà trường phân công GV tổng phụ trách Đội hoặc GV và tập thể lớp trực ban thiết kế kịch bản và dẫn dắt. Chính vì thế, nội dung đề xuất trong SGK chỉ là gợi ý, không bắt buộc. HS lớp trực ban tham gia dẫn dắt, chia sẻ trước toàn trường.
+ 35 tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề (HĐGDTCĐ) – nhóm lớn, quy mô lớp học. Ở loại hình này, GV chủ nhiệm lớp sẽ chủ động thiết kế hoạt động dựa theo gợi ý của SHS và SGV, tiến hành thực hiện trên lớp. HS làm việc dưới sự hướng dẫn của GV, đồng thời lựa chọn và nhận nhiệm vụ Hoạt động sau giờ học (HĐSGH) – những HĐ thực hiện cá nhân hoặc với sự tham gia, hỗ trợ của người thân.
+ 35 tiết Sinh hoạt lớp (SHL): GV chủ nhiệm chủ động đưa nội dung HĐTN vào nội dung SHL, sao cho nhuần nhuyễn, phù hợp với công việc tổng kết tuần của lớp. Thông thường, SHL sẽ bao gồm HĐ tổng kết tuần; HĐ phản hồi, chia sẻ những trải nghiệm từ tiết trước và một hoạt động nhóm (quy mô nhóm, tổ, lớp).
+ Loại hình HĐTN theo các Câu lạc bộ HS (CLB HS) với quy mô lớp học, nhóm lớp học, được tiến hành linh hoạt tuỳ theo điều kiện mỗi trường và là hoạt động ngoài giờ, vì thế, chúng tôi không đưa nội dung này vào SHS mà mô tả, hướng dẫn triển khai trong SGV.
Câu hỏi 3. Các mạch nội dung lớn của HĐTN tiểu học nói chung và HĐTN 2 nói riêng?
Trả lời:
Bốn mạch nội dung lớn mà Chương trình quy định: Hoạt động hướng vào bản thân; hoạt động hướng đến xã hội; hoạt động hướng đến tự nhiên; hoạt động hướng nghiệp.
Câu hỏi 4. Vì sao cần thiết kế đa dạng hình thức và phương pháp tổ chức HĐ? Đó là những hình thức cụ thể nào?
Trả lời:
Trong SHĐTN 2, việc dạng hoá các hình thức, phương thức và phương pháp tổ chức hoạt động sẽ tạo động lực tham gia cho HS, đồng thời giúp HS chủ động thực hiện các nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu vào lớp, giúp rèn luyện năng lực tự chủ, tự học, hợp tác, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch của HS.
Nhóm tác giả thiết kế các HĐTN theo 4 phương thức tổ chức chính được nhắc tới trong Chương trình. Đó là Phương thức khám phá; Phương thức thể nghiệm, tương tác; Phương thức cống hiến; Phương thức nghiên cứu. Từ các phương thức này, chúng ta lựa chọn các hình thức HĐ tương ứng.
a) Phương thức khám phá: Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa, các nhiệm vụ được giao về nhà như quan sát nơi em ở, quan sát và bày tỏ sự thân thiện với hàng xóm láng giềng, cùng bố mẹ lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch đi chơi ngoài trời…
b) Phương thức thể nghiệm, tương tác: Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, sân khấu, diễn kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi… - đặc biệt phù hợp với các hoạt động SHDC.
c) Phương thức cống hiến: Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền – những hoạt động quyên góp sách, xây dựng tủ sách, gửi quần áo ấm cho các bạn vùng sâu, vùng xa, viết thư thăm hỏi các chú bộ đội nơi đảo xa, quan tâm đến các hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình...
d) Phương thức nghiên cứu. Với HS lớp 2, đó có thể là những thí nghiệm nho nhỏ, những hoạt động quan sát, phỏng đoán để đưa đến một kết luận nào đó, tạo động lực hành động (ví dụ, thí nghiệm với các loại rác; quan sát sân trường, ghi chép và cộng số cây trên sân; quan sát bầu trời và ghi chép, mô tả…).
Đối với đối tượng HS lớp 2, nhóm biên soạn đặc biệt nhấn mạnh các hình thức hoạt động:
+ Quan sát
+ Dự đoán, đặt câu hỏi khám phá
+ Thí nghiệm, thực nghiệm
+ Thảo luận, phỏng vấn
+ Kể chuyện, diễn tiểu phẩm, đọc thêm thông tin, đọc thơ tương tác, múa hát, nhảy dân vũ
+ Vẽ tranh
+ Viết hoặc vẽ một thông điệp
+ Lập sơ đồ tư duy, làm ngôi sao thông tin
+ Trò chơi giáo dục
+ Sắm vai để xử lí tình huống
+ Giao lưu nhân vật
+ Sưu tầm đồ vật, sưu tầm bài hát, câu ca dao
+ Dự án chung của nhóm, của tổ
Các dạng nhiệm vụ đưa ra cũng rất đa dạng: nhiệm vụ dành cho cá nhân; nhiệm vụ dành cho cặp đôi; nhiệm vụ dành cho hoạt động nhóm; nhiệm vụ dành cho cả lớp.
Câu hỏi 5. Vai trò chủ động của giáo viên trong quá trình sử dụng SGK: quyền linh hoạt lựa chọn nội dung và hình thức hoạt động?
Trả lời:
Tác giả sách giáo khoa có quan điểm“mở” - khuyến khích sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt của GV trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động tuỳ theo trình độ và đặc điểm khác biệt của HS, năng lực và sở trường của GV, phù hợp với điều kiện văn hoá, kinh tế, xã hội và nội dung giáo dục của vùng, miền, địa phương; phù hợp với thời lượng hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của nhà trường, lớp học.
GV được chủ động lựa chọn hoặc thay đổi:
+ thứ tự chủ đề hoặc thứ tự các nội dung nhỏ của chủ đề phù hợp với nội dung giáo dục của nhà trường, địa phương và đặc điểm tập thể HS trên thực tế. Ví dụ, nếu trong thực tế, trong tập thể HS của lớp đang có hiện tượng căng thẳng trong các mối quan hệ bạn bè, chưa biết giải quyết mâu thuẫn, GV có thể ưu tiên đưa nội dung “Tìm sự trợ giúp để giữ gìn tình bạn” lên trước để giúp HS vượt qua thử thách có thật trong cuộc sống học đường;
+ hình thức hoạt động nằm trong một phương thức HĐ chung. Ví dụ, cùng là phương thức sân khấu, thể nghiệm, tương tác, SGK gợi ý HĐ hát, đọc thơ, GV có thể thay thế bằng HĐ trình diễn tiểu phẩm;
+ phương thức HĐ. Tùy vào trình độ nhận thức của HS của lớp, GV có thể đưa ra HĐ thay thế từ phương thức này sang phương thức khác, từ đó có HĐ thay thế. Ví dụ, có thể sử dụng HĐ thí nghiệm thay thế HĐ trò chơi nếu có điều kiện.
+ không gian sư phạm. GV linh hoạt quyết định về không gian sư phạm phù hợp để tiến hành HĐTN tùy nội dung mình đã lựa chọn và điều kiện thời tiết, cảm xúc của HS: trong lớp học, trên sân trường, ở sảnh, hành lang, phòng chức năng (thư viện, phòng truyền thống…), phòng y tế, bếp ăn, trong vườn trường (nếu có) hoặc cùng cây cối trên sân trường, cổng trường, góc phố gần trường.
Câu hỏi 6. Cấu trúc SGK HĐTN 2 có điểm gì mới?
Trả lời:
1. Cấu trúc SGK HĐTN 2:
- SGK bao gồm 9 chủ đề trải nghiệm với 34 tuần hoạt động bao gồm trọn vẹn các mạch nội dung mà Chương trình quy định. Các mạch nội dung này được triển khai thành những chủ đề cụ thể và các nội dung nhỏ, vừa sức, thiết thực với HS lớp 2. Cách làm này tạo được mạch hoạt động mạch lạc, dễ theo dõi khiến HS dễ nhớ thông điệp, dễ vận dụng các kĩ năng, kiến thức mới vào thực tế.
- Tuần 35 là tuần diễn ra các hoạt động tổng kết năm học và hoạt động lên kế hoạch trải nghiệm mùa hè của HS: Lớp 2, HS cần tăng cường rèn luyện kĩ năng lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch. HS lên kế hoạch cho việc trải nghiệm trong hè. GV cần thảo luận chung với cả lớp để HS có thể chỉnh sửa kế hoạch sao cho gần nhất với thực tế.
Nội dung trải nghiệm hè bao gồm: đi, làm, đọc và quan tâm đến sự phát triển của cơ thể mình (chiều cao, cân nặng).
- Thuật ngữ: Mục này nhằm sơ bộ giải thích cách hiểu những từ ngữ khó được sử dụng trong sách. HS hiểu sâu hơn qua cách dẫn dắt hoạt động của GV.
2. Cấu trúc mỗi chủ đề trải nghiệm được thể hiện trong SGK HĐTN2:
- Tên chủ đề : được tách ra từ bốn mạch nội dung lớn của Chương trình để dễ dàng đáp ứng linh hoạt các mục tiêu, yêu cầu cần đạt đề ra.
- Mục tiêu: yêu cầu cần đạt của các mạch nội dung mà chương trình quy định.
- Các tuần hoạt động trải nghiệm có nội dung đáp ứng mục tiêu đã đề ra.
- Tự đánh giá sau chủ đề: HS tự đánh giá kết quả HĐTN ở mức độ thường xuyên.
Câu hỏi 7. Phương tiện để tiến hành HĐTN tiểu học và HĐTN 2?
Trả lời:
Bên cạnh những phương tiện tổ chức HĐTN với quy mô toàn khối, toàn trường như loa đài, sân khấu, máy chiếu, tranh ảnh, clip, HĐTN được thiết kế dành cho tập thể lớp với những phương tiện thiết bị, công cụ trải nghiệm dễ làm, giản dị, thân thiện với HS. HĐTN liên quan chặt chẽ đến thực tế cuộc sống của HS, vì thế, phương tiện tổ chức HĐ cũng được lấy từ cuộc sống và hoàn toàn có thể thay thế bằng các vật phẩm tương đương về ý nghĩa, tùy vào điều kiện của địa phương, trường lớp.: bìa, quả bóng gai, quả chuông, micro bằng bìa mô phỏng micro thật, lá cây, viên sỏi, sợi len màu, ruy băng, chăn màn, quần áo, tất, bát đũa ...
Câu hỏi 8. Mối liên hệ giữa các loại hình HĐTN: Sinh hoạt dưới cờ (SHDC), Hoạt động giáo dục theo chủ đề (HĐGDTCĐ) và Sinh hoạt lớp (SHL)?
Trả lời:
SHDC được thể hiện trong HĐTN 2 có ý nghĩa định hướng cho các loại hình HĐTN tiếp theo trong tuần với cùng một nội dung, một chủ đề thống nhất. Những đề xuất được trình bày như vậy là để các trường, các thầy cô dễ dàng lựa chọn cho HĐ thực tế của mình. Nội dung này không bắt buộc, chỉ là gợi ý.
HĐGDTCĐ và SHL là cặp đôi tiết HĐTN không tách rời trong một tuần. Những cảm xúc được thể nghiệm, kiến thức mới và kĩ năng mới được khái quát ở tiết HĐGDTCĐ và các ứng dụng chủ động vào HĐ sau giờ học sẽ được chia sẻ, phản hồi ở SHL. HĐ nhóm trong tiết SHL giúp củng cố thêm các kết quả trải nghiệm của tiết trước, tạo thêm động lực để HS tiếp tục hành động để tiếp tục rèn luyện phẩm chất và năng lực đã và đang được hình thành thông quá các HĐTN.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án tập huấn SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo 2024-2025
-
Anh/chị hãy trình bày nội dung quản lý Nhà nước về giáo dục tiểu học là gì?
-
Gợi ý học tập môn Hoạt động trải nghiệm mô đun 3 Tiểu học
-
Bài tập bổ trợ Tiếng Anh 4 Global Success (Kèm file nghe)
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Giáo dục thể chất 8 Chân trời sáng tạo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Quy trình dạy tập viết, chính tả lớp 1
Bài thu hoạch tập huấn SGK Toán lớp 1 bộ sách Cánh Diều
Cảm nghĩ của bạn về hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ
Hỏi đáp về sách Mỹ thuật lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Kế hoạch giảm tải Mỹ thuật lớp 2 sách Kết nối tri thức theo công văn 3969
Hướng dẫn thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủ đề cho học sinh tiểu học