Giáo án Toán lớp 1 Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án Toán lớp 1 Sách kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình GDPT mới là tài liệu vô cùng bổ ích giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết mời các thầy cô cùng tham khảo.
Giáo án môn Toán theo chương trình mới
BÀI 1: CÁC SÔ 0, 1, 2, 3, 4, 5
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức.
- Đọc, đếm, viết được các số từ 0 đến 5.
- Sắp xếp được các số từ 0 đến 5.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài 1: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 | - Hát - Lắng nghe |
2. Khám phá - GV trình chiếu tranh trang 8 | - HS quan sát |
- GV chỉ vào các bức tranh đầu tiên và hỏi: + Trong bể có bao nhiêu con cá? + Có mấy khối vuông? + Vậy ta có số mấy? - GV giới thiệu số 1 - GV chuyển sang các bức tranh thứ hai. GV chỉ vào con cá thứ nhất và đếm “một”, rồi chỉ vào con cá thứ hai rồi đếm “hai”, sau đó GV giới thiệu “Trong bể có hai con cá”, đồng thời viết số 2 lên bảng. - GV thực hiện tương tự với các bức tranh giới thiệu 3, 4, 5 còn lại. - Bức tranh cuối cùng, GV chỉ tranh và đặt câu hỏi: + Trong bể có con cá nào không? + Có khối vuông nào không?” + GV giới thiệu “Trong bể không có con cá nào, không có khối vuông nào ”, đồng thời viết số 0 lên bảng. - GV gọi HS đọc lại các số vừa học. | - HS quan sát đếm và trả lời câu hỏi + Trong bể có 1 con cá. + Có 1 khối vuông + Ta có số 1 - HS quan sát, vài HS khác nhắc lại. - HS theo dõi, nhận biết số 2 - HS theo dõi và nhận biết các số: 3, 4, 5. - HS theo dõi, quan sát bức tranh thứ nhất và trả lời câu hỏi. + Không có con cá nào trong bể + Không có khối ô vuông nào + HS theo dõi nhận biết số 0 và nhắc lại. - HS đọc cá nhân- lớp: 1, 2, 3, 4, 5, 0 |
* Nhận biết số 1, 2, 3, 4, 5 | |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 1 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 1 que tính rồi đếm: 1 |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 2 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 2 que tính rồi đếm: 1, 2 |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 3 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3 |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 4 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4 |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 5 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4, 5 |
Viết các số 1, 2, 3, 4, 5 | |
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS viết lần lượt các số | |
* Viết số 1 + Số 1 cao 2 li. Gồm 2 nét: nét 1 là thẳng xiên và nét 2 là thẳng đứng. + Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng lại. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía dưới đến đường kẻ 1 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Theo dõi, viết theo trên không trung. - Viết bảng con số 1 |
* Viết số 2 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 2 cao 2 li. Gồm 2 nét: Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên và thẳng xiên. Nét 2 là thẳng ngang + Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong trên nối với nét thẳng xiên ( từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến đường kẻ 1 thì dừng lại. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 1) bằng độ rộng của nét cong trên. - GV cho học sinh viết bảng con | - Theo dõi, viết theo trên không trung. - Viết bảng con số 2 |
* Viết số 3 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 3 cao 2 li. Gồm 3 nét: 3 nét. Nét 1 là thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên và nét 3: cong phải + Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên đển khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải xuống đến đường kẻ 1 rồi lượn lên đến đường kẻ 2 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Theo dõi, viết theo trên không trung. - Viết bảng con số 3 |
* Viết số 4 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét: Nét 1: thẳng xiên, nét 2: thẳng ngang và nét 3: thẳng đứng. + Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới) đến đường kẻ 2 thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang rộng hơn một nửa chiều cao một chút thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng đứng từ trên xuống (cắt ngang nét 2) đến đường kẻ 1 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Theo dõi, viết theo trên không trung. - Viết bảng con số 4 |
* Viết số 5 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2: thẳng đứng và nét 3: cong phải. + Cách viết: Cách viết số 5 + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút trở lại điểm đặt bút của nét 1, viết nét thẳng đứng đến đường kẻ 3 thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải đến đường kẻ 2 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Theo dõi, viết theo trên không trung. - Viết bảng con số 5 |
* Viết số 0 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 0 cao 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 1 nét. Nét viết chữ số 0 là nét cong kín (chiều cao gấp đôi chiều rộng). + Cách viết số 0: Đặt bút phía dưới đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Dừng bút ở điểm xuất phát. Chú ý: Nét cong kín có chiều cao gấp đôi chiều rộng. - GV cho học sinh viết bảng con | - Theo dõi, viết theo trên không trung. - Viết bảng con số 0 |
Hoạt động thực hành * Bài 1: Tập viết số. - GV nêu yêu cầu của bài. - GV chấm các chấm theo hình số lên bảng - GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK. - GV cho HS viết bài | - HS theo dõi - HS quan sát - Theo dõi hướng dẫn của GV - HS viết vào vở BT |
* Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hỏi về nội dung các bức tranh con mèo: Bức tranh vẽ mấy con mèo? - Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy? - GV cho HS làm phần còn lại. - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - Vẽ 1 con mèo - Điền vào số 1 - Làm vào vở BT. - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
* Bài 3: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đếm số lượng các chấm xuất hiện trên mỗi mặt xúc xắc. - GV hướng dẫn HS mối quan hệ giữa số chấm xúc sắc và số trên mỗi lá cờ. - Tùy theo mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể yêu cấu HS làm luôn bài tập hoặc cùng HS làm ví dụ trước. - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát đếm - HS phát hiện quy luật: Số trên mỗi lá cờ chính là số chấm trên xúc sắc. - HS làm bài - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Số 0 giống hình gì? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. | |
Tiết 2 Luyện tập | |
* Bài 1: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và nêu kết quả - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát đếm -HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
* Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS tìm các số thích hợp điền vào chỗ trống - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát tìm số -HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
* Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát và đếm -HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
* Bài 4: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát và đếm -HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? | |
Tiết 3: Luyện tập | |
* Bài 1: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và khoanh tròn vào số ứng với số lượng mỗi con vật - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát đếm -HS khoanh vào số thích hợp - HS nhận xét bạn |
* Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đếm số lượng thùng trên xe a) Vậy cần phải thêm mấy thùng nữa để trên xe có 3 thùng? Tương tự với câu b) Hs tìm kết quả đúng - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát đếm -HS nêu câu trả lời thích hợp - HS nhận xét bạn |
* Bài 3: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống thích hợp - GV mời HS nêu kết quả - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS đếm thêm để tìm số thích hợp -HS nêu câu trả lời - HS nhận xét bạn |
* Bài 4: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu đếm số lượng các sự vật có trong hình và điền vào ô tương ứng vơi mỗi hình - GV mời HS nêu kết quả - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS đếm -HS nêu câu trả lời - HS nhận xét bạn |
Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? |
BÀI 2: CÁC SÔ 6,7,8,9,10
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức.
- Đọc, đếm, viết được các số trong phạm vi 10.
- Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Xúc sắc, mô hình vật liệu......
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài: | - Hát - Lắng nghe |
2. Khám phá - GV cho HS quan sát tranh: ? Trong bức tranh có những đồ vật gì? - GV cho HS làm quen với với số lượng và nhận mặt các số từ 6 đến 10 - Giới thiệu: Có 6 con ong. - Viết số 6 lên bảng -GV thực hiện việc đếm và giới thiệu số tương tự với các bức tranh còn lại. | - HS quan sát |
3.Hoạt động * Bài 1: Tập viết số. - GV nêu yêu cầu của bài. - GV chấm các chấm theo hình số lên bảng - GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK. - GV cho HS viết bài | - HS theo dõi - HS quan sát - Theo dõi hướng dẫn của GV - HS viết vào vở BT |
* Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đếm số lượng các loại bánh xuất hiện trong hình vẽ và nêu kết quả - Gv nhận xét , kết luận | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát đếm - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
Bài 3: Đếm số - Nêu yêu cầu bài tập - HD HS đếm thêm để tìm ra phương án đúng | - HS nêu - HS trả lời |
3.Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. | |
Tiết 2 | |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài: | - Hát - Lắng nghe |
2. Luyện tập Bài 1: - Nêu yêu cầu bài tập - GV giới thiệu tranh - Yêu cầu học sinh kiểm tra đáp số được đưa ra trong SGK - Nhận xét, kết luận | - Hs quan sát - HS nêu đáp số - HS nhận xét bạn |
Bài 2: - Nêu yêu cầu bài tập - Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số H1: thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1 - Gv nhận xét, kêt luận | - Hs nhắc lại - HS đếm số - Nhận xét |
Bài 3: - Nêu yêu cầu bài tập - Hướng dẫn HS đếm và ghi lại số chân của từng con vật - HS đếm số lượng các con vật có 6 chân - HS trả lời kết quả - GV nhận xét bổ sung | - HS nêu - HS đếm và ghi - HS đếm - Hs trả lời: Có 3 con vật có 6 chân - HS nhận xét |
Bài 4: - Nêu yêu cầu bài tập - Giới thiệu tranh - Yêu cầu HS đếm các con vật có trong tranh - GV yêu cầu Hs báo cáo kết quả - GV nhận xét bổ sung | - HS nhắc lại yêu cầu - Quan sát tranh - HS làm việc theo nhóm: Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết quả |
3/Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. | |
Tiết 3 | |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài: | - Hát - Lắng nghe |
2. Luyện tập Bài 1: - Nêu yêu cầu bài tập: Đếm số lượng các con vật trong mỗi bức tranh và chọn số tương ứng - GV giới thiệu tranh - ? Trong mỗi bức tranh vẽ con vật nào? - GV chọn một bức tranh hướng dẫn mẫu - HD HS đếm số lượng các con vật trong tranh sau đó chọn số tương ứng với mỗi bức tranh - Nhận xét, kết luận | - Hs quan sát - HS trả lời - HS nhận xét bạn |
Bài 2: - Nêu yêu cầu bài tập - Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Nhặt trứng Người chơi lần lượt gieo xúc xắc, đếm số chấm ở mạt trên xúc xăc. Lấy một quả trứng trong ô được bao quanh bởi số đó. Lấy đến khi được 6 quả trứng thì kết thúc trò chơi chơi - HS chơi theo nhóm - Kết thúc trò chơi GV tuyên dương nhóm nào lấy được trứng chính xác nhất. - GV nhận xét bổ sung | - HS nhắc lại yêu cầu - HS theo dõi - HS chơi theo nhóm |
3. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn |
BÀI 3: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức.
- Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sứ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài: | - Hát - Lắng nghe |
2. Khám phá GV hỏi: - Bạn nào đã từng nhìn thấy con ếch? - Các em thấy ếch ngồi trên lá chưa? - GV cho HS quan sát tranh: ? Trong tranh có đủ lá cho ếch ngồi không? ? Vậy số ếch có nhiều hơn số lá không? ? Số ếch có ít hơn số lá không? ? Các em có nhìn thấy đường nối giữa mấy chú ếch nối và mấy chiếc lá không? GV giải thích cứ một chú ếch nối với một chiếc lá ? Có đủ lá để nối với ếch không? - GV kết luận “Khi nối ếch với lá, ta thấy hết lá sen nhưng thừa ếch, vậy số ếch nhiều hơn số lá sen, Số lá sen ít hơn số ếch” -- GV lặp lại với minh hoạ thứ hai về thỏ và cà rốt, có thể mở đầu bằng câu hỏi; “Đố các em, thỏ thích ăn gì nào?”. - Với ví dụ thứ hai, GV có thể giới thiệu thêm cho các em “Khi nối thó với cà rốt cả hai đều được nối hết nên chúng bằng nhau | - HS quan sát _ HS trả lời câu hỏi |
3. Hoạt động * Bài 1: - Nêu yêu cầu Bài tập - GV hướng dẫn HD ghép cặp mỗi bông hoa với một con bướm. GV hỏi: Bướm còn thừa hay hoa còn thừa? ? Số bướm nhiều hơn hay số hoa nhiều hơn? - GV nhận xét, kết luận. - GV cho HS viết bài | - HS nhắc lại - HS quan sát - HS thực hiện ghép cặp - Nhận biết sự vật nào nhiều hơn, ít hơn |
* Bài 2: - Tương tự như bài 1 | |
Bài 3: - Nêu yêu cầu bài tập - HD HSghép cặp VD: Với chú chim đang đậu trên cây, ghép nó với con cá nó ngậm trong mỏ; với chú chim đang lao xuống bắt cá, ghép nó với con cá mà nó nhắm đến; với chú chim đang tranh cá, ghép nó với con cá nó đang giật từ cần câu. Có thể làm tương tự cho mèo với cá để xác định tính đúng sai cho câu c. - Sau khi ghép cho HS tìm ra câu đúng trong câu a và b - GV kết luận nhận xét | - HS nêu - HS theo dõi - HS tiến hành ghép |
3.Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Về nhà em tự tìm các đồ vật rồi so sánh | |
Tiết 2 | |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài: | - Hát - Lắng nghe |
2. Luyện tập Bài 1: - Nêu yêu cầu bài tập - Cho HS tự làm. - Sau đó GV gọi một số em đứng lên trả lời câu hỏi. - Cuối cùng, GV nhận xét đúng sai và hướng dẫn giải bằng cách ghép cặp lá dâu với tằm (nên ghép cặp lá dâu và tằm ở gần nhau). - Nhận xét, kết luận | - HS nêu lại - Hs làm bài - HS nêu kết quả - HS nhận xét bạn |
Bài 2: - Nêu yêu cầu bài tập - Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số H1: thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1 - Gv nhận xét, kêt luận | - Hs nhắc lại - HS đếm số - Nhận xét |
Bài 3: - Nêu yêu cầu bài tập - Hướng dẫn HS quan sát để nhận thấy tất các các con nhím đều có nấm mà vẫn còn 1 cây nấm không trên con nhím nào. - ? Vậy số nấm có nhiều hơn số nhím hay không - GV nhận xét kết luận | - HS nêu - HS quan sát - HS đếm - Hs trả lời - HS nhận xét |
Bài 4: - Nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS quan sát tranh , chọn câu trả lời đúng. - GV yêu cầu Hs báo cáo kết quả - GV nhận xét bổ sung | - HS nhắc lại yêu cầu - Quan sát tranh - HS làm việc theo nhóm: -Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết quả |
BÀI 22: So sánh số có hai chữ số
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:
- So sánh các số có hai chữ số.
- Nhận ra số lớn nhất, bé nhất trong nhóm có 3 số.
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
I. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, tranh ảnh, phiếu học tập, bảng nhóm
2. Học sinh:
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: Khởi động | |
- Tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp các số từ 85 đến 100 - Nhận xét, chốt, chuyển - Giới thiệu bài học. YC HS đọc mục tiêu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - Yêu cầu HS quan sát tranh gv đính lên bảng - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan mà nhận ra: 16: có 1 chục và 6 đơn vị. 19: có 1 chục và 9 đơn vị. 16 và 19 cùng có 1 chục, mà 6 < 9 nên 16 < 19 (đọc là 16 bé hơn 19) Chốt nội dung. - Giáo viên đưa ra 2 cặp số và yêu cầu học sinh tự đặt dấu < dấu > vào chỗ chấm 42 … 44 76 …. 71 *Giới thiệu 42 > 25 - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan mà nhận ra: 42 có 4 chục và 2 đơn vị. 25 có 2 chục và 5 đơn vị. 42 và 25 có số chục khác nhau 4 chục lớn hơn 2 chục (40 > 20) Nên 42 > 25. Có thể cho học sinh tự giải thích (chẳng hạn 42 và 25 đều có 2 chục, 42 còn có thêm 2 chục và 2 đơn vị. Tức là có thêm 22 đơn vị, trong khi đó 25 chỉ có thêm 5 đơn vị, mà 22 > 5 nên 42 > 25) - Giáo viên đưa ra 2 số 24 và 28 để học sinh so sánh và tập diễn đạt: 24 và 28 đều có số chục giống nhau, mà 4 < 8 nên 24 < 28 - Vì 24 < 28 nên 28 > 24 Hoạt động 3: Thực hành luyện tập Bài 1: - Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1. - Đính tranh hướng dẫn học sinh so sánh (theo mẫu) - Cho HS làm vào bảng con từng tranh - HS cùng GV nhận xét, sửa bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh nói lên cách so sánh từng tranh. Bài 2: - Cho hs đọc yêu cầu - Muốn tìm được số lớn nhất em cần làm gì? - Phát phiếu học tập yêu cầu HS làm phiếu bt . - GV nhận xét chốt. Bài 3: - Cho hs đọc yêu cầu bài 3 - Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lớn làm vào phiếu bt - GV nhận xét, chốt ý 24 > 19 56< 65 35<37 90 >89 68=68 71< 81 Bài 4: -Cho HS đọc yêu cầu bài - Gv đính các lọ theo hình trong sách. Hỏi: - Muốn tìm được số bé nhất ta cần làm gì ? - Muốn tìm được số lớn ta cần làm gì ? Trò chơi: Thi tiếp sức. Chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội 4 người. Luật chơi: Lần lượt các thành viên trong đội chạy lên chọn lọ có đáp án đúng. Đội nào làm nhanh và đúng hơn đội đó dành chiến thắng. - Tiến hành trò chơi. - Nhận xét, phát thưởng. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. - Yêu cầu học sinh đếm và so sánh số bạn nam và bạn nữ trong lớp . -Nhận xét - GV tổng kết bài học. - Nhận xét, dặn dò. | - HS chơi nối tiếp nhau đọc các số từ 85 đến 100. Một bạn đọc trước số 85 rồi chỉ định một bạn khác nêu số tiếp theo, lần lượt như vậy đến hết số 100 - Nghe, viết mục bài vào vở - Quan sát tranh - Học sinh nhận biết 16 < 19 nên 19 > 16 - Học sinh điền dấu vào chỗ chấm, có thể giải thích - Học sinh quan sát tranh - Học sinh so sánh và nhận biết: 42 > 25 nên 25 < 42 - Học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Lắng nghe - Cả lớp làm vào bảng con - HS diễn đạt cách so sánh từng tranh -1 Hs đọc yêu cầu bài 2 - Cá nhân HS trả lời: ta cần so sánh các số. -Cả lớp làm bài tập phiếu học tập. -1 Hs đọc yêu cầu bài 3 - Làm bài trên phiếu học tập - Trình bày kết quả và cùng nhau nhận xét. -1 HS đọc yêu cầu bài - HS trả lời: Ta cần so sánh các số. - Chơi theo đội. - Đếm và so sánh theo yêu cầu |
Toán:
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập môn Toán 1.
- Giới thiệu các hoạt động chính khi học môn Toán 1.
- Làm quen với đồ dùng học tập.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
- HS: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra: 5’ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: 1’ b. Tìm hiểu bài: 31’ * GV hướng dẫn HS sử dụng SGK Toán: - GV lấy SGK Toán - GV giới thiệu ngắn gọn về sách, từ trang bìa 1 đến tiết học đầu tiên. Sau «Tiết học đầu tiên» mỗi tiết học gồm 2 trang. - GV giới thiệu cho HS cách thiết kế bài học gồm 4 phần: Khám phá, hoạt động, trò chơi và luyện tập. - GV cho HS thực hành mở và gấp sách và hướng dẫn cách giữ gìn. * GV giới thiệu nhóm nhân vật chính của SGK Toán. - GV cho HS mở bài «Tiết học đầu tiên» và giới thiệu các nhân vật Mai, Nam, Việt và Rô - bốt. Các nhân vật sẽ đồng hành cùng các em trong suốt 5 năm Tiểu học. Ngoài ra sẽ có bé Mi, em gái của Mai cùng tham gia. * GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp 1. GV gợi ý HS quan sát từng tranh về hoạt động của các bạn nhỏ. Từ đó giới thiệu những y/c cơ bản và trọng tâm của Toán 1 như: - Đếm, đọc số, viết số. - Làm tính cộng, tính trừ. - Làm quen với hình phẳng và hình khối. - Đo độ dài, xem giờ, xem lịch. * GV cho HS xem từng tranh miêu tả các hoạt động chính khi học Toán, nghe giảng, học theo nhóm, tham gia trò chơi toán học, thực hành trải nghiệm toán học và tự học. * GV giới thiệu bộ đồ dùng Toán của HS - GV cho HS mở bộ đồ dùng Toán - GV giới thiệu từng đồ dùng, nêu tên gọi và giới thiệu tính năng cơ bản để HS làm quen. - HD HS cách cất, mở và bảo quản đồ dùng. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Hôm nay các em học bài gì ? - GV chốt kiến thức - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS chuẩn bị bài: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5. | - HS lấy SGK. - HS lấy SGK. - HS theo dõi. - HS thực hiện. - HS theo dõi. - HS theo dõi. - HS quan sát - HS thực hiện. - HS theo dõi. - HS theo dõi. |
CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5 (Trang 8, 9)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
* Kiến thức:
- Đếm, đọc, viết được các số từ 0 đến 5.
- Sắp xếp các số theo thứ tự từ 0 đến 5.
* Phát triển năng lực:
Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
- HS: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra: 5’ - HS nêu cách cất, mở và bảo quản đồ dùng học tập ? - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: 1’ b. Tìm hiểu bài: 31’ * Khám phá: GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 8: - Bức tranh 1: + GV chỉ, giới thiệu: «Trong bể có một con cá » + GV chỉ, giới thiệu: «Có một khối vuông » + GV viết số 1 lên bảng. GV đưa số 1in để HS nhận diện. - Bức tranh 2: + GV chỉ vào con cá thứ nhất và đếm « một », rồi chỉ vào con cá thứ hai và đếm « hai », sau đó giới thiệu: «Trong bể có hai con cá » + GV chỉ vào khối vuông thứ nhất và đếm « một », rồi chỉ vào khối vuông thứ hai và đếm « hai », sau đó giới thiệu: «Có hai khối vuông » + GV viết số 2 lên bảng. GV đưa số 1 in để HS nhận diện. Bức tranh 3,4,5,6: Tiến hành tương tự bức tranh 2. * Hoạt động: Bài 1: - GV nêu yêu cầu. - GV đưa mẫu số 0, chỉ và giới thiệu: số 0 gồm có 1 nét cong kín. Số 0 cao 2 li, rộng 1 li. - Viết số 0: + GV viết mẫu số 0 (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết). GV lưu ý HS điểm đặt bút và điểm kết thúc. + HS viết bảng - Viết số 1, 2, 3, 4, 5: Thực hiện tương tự như viết số 0 - GV chốt kiến thức. Bài 2: - GV nêu yêu cầu. - Phần a): + Bức tranh 1vẽ con gì ? Đếm và nêu kết quả. + Bức tranh 2, 3, 4, 5, 6: Tiến hành tương tự bức tranh 1. GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - Phần b): + Nêu điểm giống nhau và khác nhau của 3 bức tranh ? + Đếm số cá trong mỗi bể ? - GV chốt kiến thức. Bài 3: - GV nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn: Đếm số lượng chấm tròn xuất hiện trên mặt xúc xắc rồi nêu số tương ứng - GV chốt kiến thức. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Hôm nay các em học những số nào ? - HS lên bảng viết các số hôm nay các em học ? - GV chốt bài học. - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài Luyện tập (tr 10,11) | - 2 HS nêu - HS nhận xét. - HS chỉ, đếm, giới thiệu. - HS chỉ, đếm, giới thiệu. - HS đọc. - HS chỉ, đếm, giới thiệu. - HS chỉ, đếm, giới thiệu. - HS đọc. - HS chỉ, đếm, giới thiệu, đọc. - HS nhắc lại. - HS quan sát, nêu lại. - HS theo dõi. - HS viết bảng. - HS nhắc lại. - HS nêu. - Một số nhóm báo cáo. - HS nêu. - HS nêu. - HS nhắc lại. - HS làm. - HS chữa bài. - HS nêu. - HS lên bảng viết. |
Để xem toàn bộ nội dung giáo án Giáo án môn Toán lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời bạn tải file về.
Mời các bạn tham khảo các bài khác trong mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Do Nguyen KienThích · Phản hồi · 0 · 29/07/20
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Môn Toán
- Môn Tiếng Việt
- (Word) Giáo án Tiếng Việt 1 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Tiếng Việt 1 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Tiếng Việt 1 Cánh Diều
- (Word) Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cùng học
- (Word) Giáo án Tiếng Việt 1 Vì sự bình đẳng
- (PPT) PowerPoint Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức
- (PPT) PowerPoint Tiếng Việt 1 sách Cánh diều
- Môn Tự nhiên xã hội
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Cánh Diều
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Cùng học
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Vì sự bình đẳng
- (PPT) PowerPoint Tự nhiên xã hội lớp 1 Cánh Diều
- (PPT) PowerPoint Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Cùng học
- Môn Đạo đức
- Môn Hoạt động trải nghiệm
- Môn Mĩ thuật
- Môn Âm nhạc
- Môn Giáo dục thể chất
Bài viết hay Tài liệu
Lời bài hát Nhất Trên Đời (VAnh) Tay này hôn đi chứ đừng lặng im
Bài dự thi viết về bảo vệ môi trường 2024
9 Mẫu kịch bản tọa đàm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 hay và ý nghĩa 2024
Cảm nhận về một cuốn sách đã truyền cảm hứng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước
Vị tướng nào rơi ra 2 linh hồn khi bị Thresh hạ gục?
Đáp án cuộc thi Khách hàng với giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả