Giáo án Tự nhiên - Xã hội chủ đề Con người và sức khỏe lớp 1

Giáo án Tự nhiên - Xã hội chủ đề Con người và sức khỏe

Giáo án Tự nhiên - xã hội chủ đề Con người và sức khỏe lớp 1 là tài liệu vô cùng bổ ích giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Môn TN&XH LỚP 1

Chủ đề: Con người và sức khỏe

Bài: Ăn uống hằng ngày (2 tiết)

Tiết 1

I. Mục tiêu:

Năng lực đặc thù: Kể được tên các bữa ăn chính trong ngày. Nêu dược tên một số thức ăn đồ uống có lợi cho sức khỏe.

Năng lực tìm hiểu môi trường xung quanh: Biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe. Nêu được các lợi ích của việc ăn uống đầy đủ.

Năng lực vận dụng kiến thức đã học: Có ý thức tự giác thực hiện việc ăn uống đầy đủ, sạch sẽ, an toàn, có lợi cho sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.

Năng lực tự chủ và tự học: Chăm chỉ học tập, tìm tòi, quan sát, phát biểu, nhận xét.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS thảo luận nhóm, lắng nghe chia sẻ và trình bày ý kiến trước lớp.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện vấn đề tìm câu trả lời giải quyết vấn đề.

Phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia các hoạt động vủa nhóm, lớp.

+ Tự giác: Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân

+ Trung thực: Trình bày ý kiến hiểu biết của mình

2. Thiết bị dạy học

- Giáo viên: Tranh, ảnh phóng to các bữa ăn trong ngày, những việc nên làm và không nên làm, SGK, giỏ đi chợ, các loại thức ăn rau, củ, quả….

- Học sinh: SGK, Sưu tầm một số loại rau, củ, quả…

III. Gợi ý tổ chức dạy học

Hoạt động gắn kết:

*Mục tiêu: Kết nối kiến thức đã có với kiến thức mới.

Giới thiệu câu hỏi bài học để thu hút sự quan tâm của học sinh đến nội dung học tập mới.

*Cách tiến hành

Cho cả lớp hát bài: Quả

H: Trong bài hát có những loại quả nào ăn được?

H: Khi ăn quả trứng thì cơ thể sẽ thế nào?

- GV nhận xét dẫn dắt vào bài

Hoạt động khám phá

*Mục tiêu: HS kể được tên các bữa ăn chính trong ngày. Học sinh biết được lợi ích của một số loại thực phẩm ăn uống hàng ngày, HS hiểu được tại sao cần ăn uống loại thực phẩm đó.

*Phương tiện: quan sát, thảo luận

*Cách tiến hành:

GV cho học sinh quan sát tranh 1, 2, 3 SGK, thảo luận theo nhóm đôi.

GV nêu câu hỏi gợi mở hình thành kiến thức.

+ Bức tranh số 1 bạn Minh đang làm gì, vào lúc nào? (Bạn đang ăn bánh mì, trứng, dưa chuột, uống sữa vào lúc 7 giờ sáng).

+ Bức tranh số 2, đồng hồ chỉ mấy giờ? Các bạn đang làm gì? (Các bạn đang ăn vào lúc 10 giờ trưa).

+ Trong bức tranh số 3 bạn nhỏ đang làm gì? Đang mời bố mẹ ăn cơm. Gia đình bạn ăn vào lúc mấy giờ?

+ Hằng ngày nhà con thường ăn mấy bữa? Đó là những bữa nào?

+ Các con thường hay ăn, uống những loại thực phẩm nào? Những loại thực phẩm đó có lợi ích gì?

HS: Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp

GV cho HS nhận xét bổ sung.

GV nhận xét, kết luận: Hàng ngày cần ăn đủ 3 bữa chính (lưu ý có thể thêm bữa phụ vào giữa buổi sáng và đầu buổi chiều). Mỗi loại thực phẩm có lợi ích khác nhau đối với cơ thể con người. Do vậy cần kết hợp ăn uống nhiều loại thực phẩm có ích trong mỗi bữa ăn.

GV đánh giá hoạt động: GV nhận xét đánh giá tuyên dương hoạt động của nhóm đã thực hiện được mục tiêu và có ý thức tốt trong thảo luận nhóm.

3. Giải thích

*Mục tiêu: Học sinh nói nên những việc nên, không nên làm để thực hiện ăn uống đầy đủ, hợp lý. Học sinh có ý thức tự giác ăn uống đầy đủ đảm bảo có lợi cho sức khỏe.

* Phương tiện: quan sát, thảo luận

* Cách tiến hành:

- Thực hành quan sát tranh SGK.

- Cho HS thảo luận nội dung tranh theo câu hỏi sau:(Thảo luận theo nhóm 4).

H: Bức tranh nào thể hiện những việc nên, không nên khi ăn uống để giúp cơ thể khỏe mạnh?

+ Sau khi đã quan sát tranh, các nhóm mang tranh lên dán trên bảng và trình bày ý kiến của nhóm mình, mời các nhóm khác chia sẻ.

+ Các nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình với các nhóm.

+ GV chia sẻ thống nhất ý kiến với các nhóm.

Các nhóm đã thống nhất:

+ Tranh số 1 và 3 thể hiện những việc không nên làm khi ăn uống.

+ Tranh số 2 và 4 thể hiện những việc nên làm khi ăn uống để giúp cơ thể khỏe mạnh.

- H: Vì sao các con lại chọn như vậy?

+ Các nhóm nêu ý kiến của nhóm mình:

+ Tranh số 1, 3: Bạn không ăn rau sẽ bị thiếu chất. Bạn ăn bảnh kẹo vào buổi tối sẽ bị sâu răng.

+ Tranh số 2, 4: Bạn đã biết vệ sinh rứa tay trước khi ăn. Món ăn rất thích nhưng chỉ ăn vừa đủ.

+ GV chia sẻ thống nhất ý kiến với các nhóm.

- Liên hệ: Hằng ngày con đã ăn uống như thế nào để giúp cơ thể khỏe mạnh?

- GV nhận xét, kết luận: Hằng ngày các con nên tự giác ăn uống đầy đủ, hợp lí, đảm bảo có lợi cho sức khỏe.

- GV đánh giá hoạt động: Cô thấy các nhóm hoạt động rất sôi nổi, mạnh dạn, giải thích rất rõ ràng, dễ hiểu. Cô khen các nhóm.

4. Vận dụng thực tế

* Mục tiêu: Thực hiện được việc lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe.

* Cách tiến hành: Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Chọn thực đơn cho bữa ăn trong ngày”.

- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi:

+ Cách chơi: Mỗi tổ sẽ cứ ra 3 bạn để chơi, các bạn xếp hàng để giỏ trước hàng của mình lần lượt từng bạn tiến đến chỗ để thức ăn rau, củ, quả,…để lấy đồ bỏ vào giỏ, mỗi lần chỉ được lấy 1 thứ sau đó bỏ đồ vào giỏ quay về xếp xuống cuối hàng và đến bạn tiếp theo, cứ như thế trong vòng 3 phút thì dừng lại.

+ Luật chơi: Nếu lấy đồ bị rơi xuống đất không được tính, bạn nào không xếp hàng theo đúng thứ tự bị loại.

+ GV sẽ đóng vai mẹ cho các con trình bày những thức ăn mà mình mua được cho bữa ăn của mình

+ GV nhận xét tuyên dương nhóm biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe.

5. Đánh giá

GV nhận xét đánh giá chung và khuyến khích những học sinh tham gia tích cực vào việc học tập và những học sinh có tiến bộ trong học tập. Cô thấy các con đều chủ động và tự giác trong việc ăn uống để đảm bảo sức khỏe.

Tiết 2:

1. Hoạt động gắn kết:

*Mục tiêu: Kết nối kiến thức đã có với kiến thức mới.

Giới thiệu câu hỏi bài học để thu hút sự quan tâm của học sinh đến nội dung học tập mới.

*Cách tiến hành:

- Hằng ngày con cần ăn đủ mấy bữa chính?

- Hãy nêu những loại thực phẩm mà các con thường ăn uống hằng ngày?

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động khám phá

*Mục tiêu: HS tìm hiểu để biết được lợi ích của việc ăn uống đầy đủ.

*Phương tiện: quan sát, thảo luận

*Cách tiến hành:

GV cho học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK, thảo luận theo nhóm đôi.

GV nêu câu hỏi gợi mở hình thành kiến thức.

+ Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?

+ Hình nào cho biết các bạn học tập tốt?

+ Hình nào cho biết các bạn có sức khỏe tốt?

+ Để giúp cơ thể lớn dần lên, phát triển cân đối, có sức khỏe để học tập, vui chơi các con phải làm gì? Hình nào cho con biết điều đó?

HS: Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp

GV cho HS nhận xét bổ sung.

Cô nhất trí với thảo luận của các nhóm về nội dung các hình như sau:

+ Hình 1: Ăn uống đầy đủ chất.

+ Hình 2: Ăn uống đủ chất giúp em lớn dần lên.

+ Hình 3: Ăn uống đủ chất giúp em có sức khỏe để học tập.

+ Hình 4: Ăn uống đủ chất giúp em có sức khỏe để vui chơi và tham gia các hoạt dộng xã hội.

- GV nhận xét, kết luận: Ăn uống đầy đủ giúp em lớn dần lên, phát triển cân đối, có sức khỏe để học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động xã hội.

- GV đánh giá hoạt động: GV nhận xét đánh giá tuyên dương hoạt động của nhóm đã thực hiện được mục tiêu và có ý thức tốt trong thảo luận nhóm.

3. Giải thích

*Mục tiêu: Học sinh biết được nguyên nhân bạn Minh bị đau bụng và cách phòng tránh.

*Phương tiện: quan sát, thảo luận

* Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát các tranh SGK thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi:

H: Vì sao bạn Minh bị đau bụng phải đi bác sĩ khám bệnh?

+ Các nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình với các nhóm.

+ GV chia sẻ thống nhất ý kiến với các nhóm.

- Nguyên nhân bạn Minh bị đau bụng là do: Tay bẩn cầm dưa để ăn. Ăn đồ ăn không hợp vệ sinh. Uống nước lã.

- GV nhận xét, kết luận: Các con cần ăn uống đảm bảo vệ sinh và đúng cách

- GV đánh giá hoạt động: Cô thấy các nhóm hoạt động rất sôi nổi, mạnh dạn, giải thích rất rõ ràng, dễ hiểu. Cô khen các nhóm.

4. Vận dụng thực tế

Hoạt động 1: Các việc làm để đảm bảo an toàn khi ăn uống

* Mục tiêu: Học sinh biết nêu được những việc mình đã làm để đảm bảo an toàn khi ăn uống.

* Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi cho học sinh trả lời

- H: Con hãy nêu những việc làm mà con đã làm ở nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn khi ăn uống?

- HS chia sẻ trước lớp những việc mình đã làm.

- Gv khen ngợi HS đã biết làm rất nhiều việc để đảm bảo vệ sinh an toàn ăn uống

- GV chốt lại những việc làm của các em đó là: Rửa đồ ăn sạch sẽ trước khi ăn, bát, đũa, cốc, chén khi ăn xong phải rửa sạch sẽ, không được ăn quả xanh, uống nước lã, đậy đồ ăn cẩn thận.….

- GV đánh giá hoạt động: Khen ngợi các em hăng hái phát biểu và phát biểu trung thực.

Hoạt động 2: Lựa chọn đồ ăn thức uống an toàn

* Mục tiêu: Học sinh biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn

* Cách tiến hành:

- GV cho học sinh thảo luận theo tổ

- Mỗi tổ được phát 2 túi bánh, một túi còn hạn sử dụng, 1 túi đã hết hạn sử dụng. 2 quả cam, một quả vừa mới cắt còn tươi nguyên, 1 quả đã bị thối, mốc.

- Các tổ sẽ thảo luận và chọn ra túi bảnh, quả cam ngon và an toàn.

- Sau khi các tổ đã thảo luận và tìm ra được, GV cho đại diện các tổ lên chia sẻ vì sao mình lại chọn thực phẩm đó.

- Các tổ khác nhận xét.

- GV nhận xét: Cô thấy các con đã biết cách lựa chọn các thực phẩm rất tốt đó là: Phải xem hạn sử dụng và chọn thực phẩm tươi chứ không chọn thực phẩm đã bị thối mốc, ôi thiu. Cô khen tất cả các con.

- GV kết luận: Các con ạ, ăn uống đầy đủ, antoàn giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật.

5. Đánh giá

Cô thấy các con đã biết được lợi ích của việc ăn uống đầy đủ, biết cách chọn thực phẩm an toàn cô khen cả lớp nào. Khen những học sinh có tiến bộ trong học tập. Cô thấy các con đều có ý thức tự giác trong thực hiện ăn uống đầy đủ, sạch sẽ, an toàn, có lợi cho sức khỏe.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
2 6.820
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo