Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức tuần (2-35)

Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức - Nhằm giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy môn Toán lớp 8 theo chương trình mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu giáo án dạy buổi 2 môn Toán lớp 8 sách Kết nối tri thức tuần 2 đến tuần 35 được biên soạn với các nội dung bám sát chương trình SGK Toán 8 sách KNTT. Tài liệu dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức được biên soạn dưới dạng file word sẽ rất thuận tiện cho các thầy cô giáo thao tác và chỉnh sửa.

Dưới đây là nội dung chi tiết bộ giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức kì 1, kì 2 có kèm theo kế hoạch dạy thêm môn Toán 8 năm học 2023-2024 sẽ giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo dạy buổi 2 môn Toán 8. Để xem toàn bộ nội dung mẫu giáo án dạy thêm Toán lớp 8 sách Kết nối tri thức, mời các thầy cô sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án dạy buổi 2 Toán 8 Kết nối tri thức kì 1

ÔN TẬP BÀI 1,2: SGAN23-24-GV56 ĐƠN THỨC, ĐA THỨC

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Học sinh nhận biết được đơn thức, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức.

- Học sinh thu gọn được được đơn thức, nhận biết được đơn thức đồng dạng và cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng.

- Nhận biết được đa thức, hạng tử của đa thức, đa thức thu gọn.

- Thu gọn được đa thức, tìm được bậc của đa thức.

- Biết tìm giá trị của đa thức khi biết giá trị của biến.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực giao tiếp toán học: phát biểu, nhận biết được đơn thức, đa thức, bậc của đơn thức, đa thức

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, tính toán,

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGAN23-24-GV56 SGK, kế hoạch bài dạy, máy chiếu.

2. Học sinh: SGAN23-24-GV56 SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1) Đơn thức.

  • Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến hoặc có dạng tích của những số và biến

2) Đơn thức thu gọn, bậc của một đơn thức.

  • Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số hoặc có dạng tích của một số với những biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
  • Tổng các số mũ của các biến trong một đơn thức thu gọn với hệ số khác gọn là bậc của đơn thức đó.
  • Trong một đơn thức thu gọn, phần số còn gọi là hệ số, phần còn lại gọi là phần biến.

3) Đơn thức đồng dạng.

  • Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.
  • Hai đơn thức đồng dạng thì có cùng bậc.
  • Để thực hiện phép cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, ta cộng, trừ phần hệ số và giữ nguyên phần biến.

4) Đa thức.

  • Đa thức là tổng của những đơn thức, mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
  • Mỗi đơn thức cũng được gọi là một đa thức.

5) Thu gọn đa thức.

  • Đa thức thu gọn là đa thức không có hai hạng tử nào đồng dạng.
  • Bậc của một đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
  • Một số khác 0 cũng được coi là một đa thức bậc 0
  • Số 0 cũng là một đa thức, gọi là đa thức 0 và không có bậc xác định.

.......................

Giáo án dạy buổi 2 Toán 8 Kết nối tri thức kì 2

CHỦ ĐỀ 1. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN THỨC ĐẠI SỐ.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết phân thức đại số, tử thức và mẫu thức của một phân thức.

- Viết điều kiện xác định của phân thức và tính giá trị của phân thức tại giá trị của biến thỏa mãn điều kiện xác định.

- Nhận biết hai phân thức bằng nhau.

- Mô tả tính chất cơ bản của phân thức đại số.

- Biết quy đồng mẫu thức nhiều phân thức trong trường hợp thuận lợi.

2. Năng lực:

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

- Áp dụng tính chất của phân thức đại số để giải một số dạng bài tập.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng hứng thú, say mê trong học tập; ý thức làm việc nhóm,ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho Hs.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

Giáo án, phiếu học tập, phấn các màu

Học sinh:

Vở, nháp, bút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: ÔN TẬP LÝ THUYẾT

a) Mục tiêu: Hs được củng cố kiến thức Bài 21, bài 22 để giải toán thành thạo.

b) Nội dung: HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Nêu ĐN phân thức đại số?

Câu 2: Nêu quy tắc bằng nhau của hai phân thức ?

Câu 3.Nêu điều kiện xác định của phân thức?

Câu 4: Nêu tính chất cơ bản của phân thức đại số?

Câu 5. Nêu các bước rút gọn phân thức đại số ?

Câu 6. Nêu các bước quy đồng các phân thức đại số?

c) Sản phẩm: Hs trả lời câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn ở nhà .

d) Tổ chức thực hiện:

............................

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
4 3.963
0 Bình luận
Sắp xếp theo