PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Thực hành tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ
Giáo án Ngữ Văn 8 Bài 2: Thực hành tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ sách Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ đến quý thầy cô trong bài viết này là mẫu bài giảng điện tử Ngữ Văn 8 theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhất. Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Thực hành tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ được soạn thảo với đầy đủ file PPT và Word theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục sẽ là những tài liệu tham khảo giúp thầy cô hoàn thiện giáo án môn Ngữ Văn 8 cho năm học mới.
Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 2: Thực hành tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ
Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 2: Thực hành tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ
Giáo án Bài 2: Thực hành tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ Ngữ Văn 8 Cánh Diều
BÀI 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:SẮC THÁI NGHĨA CỦA TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kiến thức đã học và làm bài tập thực hành tiếng Việt: Sắc thái của từ ngữ (khái niệm, đặc điểm và hiệu quả lựa chọn từ ngữ)
- Luyện tập theo các bài tập: Thực hành tiếng Việt - Sắc thái của từ ngữ
2. Năng lực:
a. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được sắc thái nghĩ của từ ngữ và hiệu quả lựa chọn từ ngữ.
- Hiểu được cách thức lựa chọn sắc thái từ ngữ trong việc tạo lập văn bản
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
- Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho học sinh xem video
- GV chiếu đoạn ngữ liệu sau:
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
(Đường đi Sa Pa, theo Nguyễn Phan Hách)
- Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Tìm những từ đồng nghĩa với các từ in đậm trên và giải thích tại sao tác giả chọn những từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa khác?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV gợi mở:
+ Từ đồng nghĩa với trắng xóa: Trắng tinh, Trắng muốt, trắng ngần, trắng phau..
+ Từ đồng nghĩa với bồng bềnh: bập bềnh, bập bồng, bềnh bồng, dập dềnh.
+ Từ đồng nghĩa với đen huyền: đen ngòm, đen láy, đên nhẻm, đen trũi,…
Giải thích:
Tác giả sử dụng những từ in đậm trên là vì những từ trên tạo nhịp điệu cho văn bản và tăng tính chân thực hấp dẫn giúp người đọc dễ hình dung và tưởng tưởng cảnh sắc của Sa Pa.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Như vậy, việc sử dụng một từ ngữ mang nhiều ý nghĩa khác nhau đã tạo nên sắc thái từ vô cùng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ như thế nào phù hợp với văn cảnh của từng câu văn, nâng cao hiệu quả trong giao tiếp thì bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Sắc thái nghĩa của từ ngữ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sắc thái nghĩa của từ
a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định sắc thái nghĩa của từ, cách sử dụng từ ngữ phù hợp với văn cảnh trong câu.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về sắc thái nghĩa của từ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã, trả lời các câu hỏi: + Nêu khái niệm sắc thái nghĩa của từ? + Nêu đặc điểm sắc thái nghĩa của từ? Cho ví dụ? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số học sinh trình bày các nội dung: + Nêu khái niệm sắc thái nghĩa của từ? + Nêu đặc điểm sắc thái nghĩa của từ? Cho ví dụ? Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt sang nội dung mới Nhiệm vụ 2: Phân biệt sắc thái nghĩa của từ và từ đồng nghĩa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành ba nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: * Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa trong các câu sau: a) Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao b) Tháng tám trời thu xanh thắm c) Một vùng cỏ mọc xanh rì d) Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc e) Suối dài xanh mướt nương ngô Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ. - Gv quan sát, nêu một và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - Gv mời đại diện 3 nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình - Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - GV dẫn dắt sang nội dung mới. | I. Tri thức tiếng việt 1. Hiểu biết chung về sắc thái nghĩa của từ - Sắc thái nghĩa là nét nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ. Các sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ gồm: + Sắc thái miêu tả, ví dụ: các từ ghép như trắng tinh, trắng xóa đều chỉ mang màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ các yếu tố phụ (trắng tinh: rất trắng, thuần một màu, gây cảm giác rất sạch; trắng xóa; trắng đều khắp trên diện rộng) +Sắc thái biểu cảm, ví dụ: các từ thuần Việt như cha, mẹ, vợ,…thường có sắc thái thân mật, còn các từ Hán Việt đồng nghĩa như thân phụ, thân mẫu, phu nhân,…thường có sắc thái trang trọng. Trong nói (viết), cần lựa chọn các từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để nâng cao hiệu quả giao tiếp. 2. Phân biệt sắc thái nghĩa của từ và từ đồng nghĩa Ví dụ: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa trong các câu sau: a) Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao b) Tháng tám trời thu xanh thắm c) Một vùng cỏ mọc xanh rì d) Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc e) Suối dài xanh mướt nương ngô Trả lời: a) Xanh một màu xanh trên diện rộng b) Xanh tươi đằm thắm. c) Xanh đậm và đều màu của cây cỏ rậm rạp. d) Xanh lam đậm và tươi ánh lên. e) Xanh tươi mỡ màng. |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Xuân Huy
- Ngày:
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Thực hành tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ
47,6 MB 24/03/2025 10:14:00 SATải giáo án Ngữ Văn 8 Bài 2: Thực hành tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ
24/03/2025 10:35:11 SA
Tham khảo thêm
PowerPoint Tin học 8 Bài 14: Cấu trúc lặp
PowerPoint Tin học 8 Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh
PowerPoint Tin học 8 Bài 15: Gỡ lỗi chương trình
PowerPoint Tin học 8 Bài 16: Tin học và nghề nghiệp
PowerPoint Tin học 8 Bài 12: Thuật toán, chương trình máy tính
PowerPoint Tin học 8 Bài 11b: Tẩy, tạo hiệu ứng cho ảnh
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án PowerPoint Địa lí 8 Kết nối tri thức cả năm 2025
-
Trọn bộ Giáo án PowerPoint Lịch sử 8 Kết nối tri thức 2025
-
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo 2025 file word cả năm
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức 35 tuần
-
Giáo án điện tử Toán 8 Kết nối tri thức 2024
-
Giáo án điện tử Toán 8 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 Hà Nội
-
PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
-
Giáo án Giáo dục địa phương 8 Gia Lai file word (15 bài)
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 tỉnh Đắk Lắk (12 bài)
-
(Cả năm file word) Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống 2025

Bài viết hay Giáo án lớp 8
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 9: Viết bài phân tích một tác phẩm kịch
Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức trọn bộ
Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo 2025 file word cả năm
Giáo án điện tử Giáo dục địa phương 8 TP Hồ Chí Minh
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Ôn tập trang 54
PowerPoint Tin học 8 Bài 10a: Định dạng nâng cao cho trang chiếu