Cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tướng Giáp - vị tướng có địa vị đặc biệt trong lòng mỗi người dân Việt, vị tướng được cả đất nước kính yêu, được bạn bè quốc tế kính trọng. Cố Đại tướng đã đi xa nhưng cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của ông vẫn luôn in sâu trong trái tim mỗi người con Việt.

Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về cuộc đời và những đóng góp của Đại tướng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc nhé.

1. Cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho. Ông là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Trước khi "bén duyên" với danh xưng Đại tướng, ông là một giáo viên dạy sử tại Trường Tư thục Thăng Long, là nhà báo ( sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng)

Võ Nguyên Giáp sớm bộc lộ tinh thần yêu nước của mình. Ông từng tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản. Vì những hoạt động của mình, ông nhiều lần bị quân địch bắt giam nhưng rồi cuối cùng vẫn được trả tự do. 1940, Võ Nguyên Giáp gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, từ đây bắt đầu sự nghiệp quân sự của mình. Năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng, "khó nhằn" của cách mạng ta: Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975); tham gia những chiến dịch mang tính lịch sử khiến cả thế giới ngỡ ngàng: Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tướng Giáp là một vị Đại tướng vô cùng đặc biệt bởi lẽ ông không qua một trường lớp đào tạo chính quy nào về quân sự, cũng không tiến lên dần theo các bậc quân hàm mà được phong thẳng lên hàm Đại tướng ngày 28 tháng 5 năm 1948.

Nhắc về việc phong tướng cho Võ Nguyên Giáp, chúng ta không thể nào quên được câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, câu nói khiến cánh báo chí lúc bấy giờ phải im bặt khi tỏ ra nghi ngờ tài năng của tướng Giáp: “người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng”.

Như chúng ta đã thấy, ngay từ đầu tướng Giáp không phải là một người được đào tạo cho nghiệp nhà binh. Tuy không theo binh nghiệp ngay từ đầu nhưng ông vẫn thể hiện lòng yêu nước, dũng cảm của mình bằng nhiều hình thức: bãi khóa, viết báo... Bằng tài năng, sự nhạy bén của mình, Võ Nguyên Giáp sau này đã tham gia nhiều trận đánh, đưa Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến lên, san phẳng bè lũ cướp nước, trở thành đội quân thiện chiến với lối đánh du kích đập tan nhiều thế trận của kẻ thù với tư tưởng quân sự nổi tiếng: Chiến tranh Nhân dân.

2. Cảm nhận về những cống hiến to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp cách mạng

Để có được nền độc lập nước nhà ngày nay chúng ta không thể không kể đến những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đầu tiên đó là việc thành lập các lớp đào tạo quân sự - đào tạo ra những thế hệ với tư duy quân sự đúng đắn, dũng cảm.

Tháng 12 năm 1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chí được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tướng Giáp đã  trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng, trong đó có chiến dịch "kinh điển" Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Đại tướng đã chỉ huy các đại đoàn của Quân đội và các lực lượng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Bên cạnh đó, Đại tướng đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp các chiến dịch sau:

  • Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
  • Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)
  • Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
  • Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
  • Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
  • Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
  • Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
  • Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954)

Đất nước hoà bình, thống nhất, trên cương vị là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Võ Nguyên Giáp đã cùng tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

Trọn cả cuộc đời với hơn 80 năm hoạt động cách mạng, Đồng chí đã có nhiều công lao to lớn và cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta. Cuộc đời hoạt động của Đồng chí gắn liền với quá trình phát triển của cách mạng nước ta và những mốc son lịch sử trọng đại, oanh liệt, đầy hy sinh, gian khổ của Đảng và dân tộc

Các thế hệ con cháu mãi mãi nhớ ơn và luôn tự hào về tướng Giáp - vị tướng tài năng của dân tộc Việt Nam

Trên đây là Cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
26 26.866
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi