Bài thu hoạch về quyền con người

Tải về

Bài thu hoạch về quyền con người là bài viết báo cáo khái quát về các quyền cơ bản của con người, thực trạng thực hiện quyền con người trong lịch sử và hiện nay, giải pháp để đề cao quyền con người trong các lĩnh vực của đời sống... Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin chia sẻ đến bạn đọc những bài thu hoạch về quyền con người hay và cách để viết bài thu hoạch về quyền con người chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

1. Cách viết bài thu hoạch về quyền con người

Bài thu hoạch về quyền con người gồm 3 phần chính: phần mở đầu, nội dung và kết luận.

- Trong phần mở đầu bài viết, người viết cần nêu lý do chọn đề tài. Cung cấp cho người đọc sơ lược một số yếu tố cơ bản mà người viết muốn đem đến cho họ.

- Phần nội dung:

+ Khái quát Quyền con người là gì?

+ Một số quyền cơ bản của con người; thực trạng thực thi quyền con người trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, cụ thể ở ngành, lĩnh vực người viết đang thực hiện đề tài nghiên cứu.

+ Những vi phạm về quyền con người hiện nay.

+ Những nỗ lực của cộng đồng quốc tế và Việt Nam trong bảo vệ quyền con người.

- Phần kết luận: Người viết nên tóm tắt lại những gì đã triển khai và giải quyết trong bài viết. Thêm vào đó, người viết có thể liên hệ bản thân, nơi đang công tác với quyền con người và đưa ra những đánh giá, nhận xét và đề xuất các giải pháp để bài thu hoạch về quyền con người của mình có sức thuyết phục hơn.

>> Tìm đọc: Kế hoạch dạy Tích hợp nội dung quyền con người trong môn Đạo đức ở Tiểu học

2. Bài thu hoạch về quyền con người mới nhất

NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN

1. Dẫn luận

Đảng Cộng Sản Việt Nam là tổ chức chính trị lãnh đạo nhân dân Việt Nam gian khổ đấu tranh giành chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc.

Nhiệm vụ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là:

Một là, giải phóng hoàn toàn dân tộc khỏi sự xâm lược, áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Hai là, đánh đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, tiến bộ.

Ba là, giải phóng con người khỏi áp bức, bất công. Thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của công dân và quyền con người.

Sau 15 năm ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ to lớn của toàn thể nhân dân Việt Nam và trở thành một Đảng cầm quyền (!945). Hơn 75 năm cầm quyền, vị trí và vai trò to lớn của Đảng đã từng bước được thể hiện trong thực tiễn, Đảng trở thành tổ chức chính trị to lớn, nhận được sự tin tưởng của quãng đại quần chúng nhân dân. Nhiệm vụ chiến lược của cuộc cách mạng đã từng bước được thực hiện và tạo ra một cơ đồ, tiềm lực nước Việt Nam to lớn.

Cuộc cách mạng triệt để là cuộc cách mạng phải đề ra và giải quyết tốt từng nhiệm vụ chiến lược. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, với thế và lực mới, Đảng ta có điều kiện tốt hơn để chăm lo đời sống cho nhân dân, lấy việc nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân vừa là mục tiêu của xây dựng chính sách vừa là cơ sở kiểm nghiệm chính sách.

Từ những nhận thức nhất quán đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiều chũ trương lớn nhắm xây dựng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Thể hiện tốt nhất quan điểm Nhà nước của Nhân Dân, do Nhân Dân, vì Nhân Dân.

2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và sau đó là Đảng Cộng sản Đông Dương đã từng bước xây dựng và hoàn thiện đường lối cách mạng nước ta. Dựa trên tinh thần cơ bản của bản Chính cương, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua vào đầu năm 1930, đường lối cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng về sau đã luôn luôn thấm đượm tinh thần dân tộc và tính nhân văn sâu sắc. Đó là đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, trong đó độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi. Trong giai đoạn 1936-1939, vấn đề dân chủ, dân quyền, dân sinh, dân nguyện… được đề cao nhưng vẫn luôn gắn liền với hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến. Những vấn đề về nhân quyền và dân quyền giờ đây được phản ánh thông qua các cuộc đấu tranh đòi tự do ứng cử và bầu cử, tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do nghiệp đoàn… Đây cũng là một bước chuẩn bị quan trọng để tiến lên giành những quyền dân tộc cơ bản và thực thi những quyền ấy trong những năm 1939-1945.

........................

Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo thêm.

2. Bài thu hoạch Quyền con người về nhóm quyền dân sự, chính trị – Cơ chế đảm bảo và giải pháp thực hiện

MỞ ĐẦU

Quyền con người luôn là mục tiêu hướng tới của nhân loại, nhưng quyền con người chỉ thực sự được áp dụng vào thực tiễn, có giá trị pháp lý và được quốc tế hóa sau khi Liên hợp quốc ra đời. Thông qua nỗ lực của Liên hợp quốc, Luật quốc tế về quyền con người đã ra đời và trở thành một ngành luật độc lập của công pháp quốc tế. Các văn kiện quyền con người luôn nhấn mạnh: “Quyền con người phải được bảo vệ bằng luật pháp”, theo các nguyên tắc pháp quyền, chế độ pháp quyền.

Trong phạm vi quốc gia, pháp luật bảo vệ quyền con người thể hiện ở việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp, pháp luật, hoàn thiện các bộ máy nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền con người. Đó cũng là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người. Từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam đến Hiến pháp năm 1992 đều ghi nhận các quyền con người về chính trị, dân sự, văn hóa và xã hội. Đến Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn về trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm các quyền con người, cụ thể là: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Hiến pháp năm 2013 đã có những thay đổi hết sức quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Bài tiểu luận này tập trung khái quát những vấn đề lý luận về quyền dân sự, chính trị - là một bộ phận cơ bản, thiết yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong tổng thể quyền con người, bảo đảm quyền dân sự, chính trị thông qua phân tích các quy định của Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam; đồng thời, đưa ra một số giải pháp góp phần bảo đảm tốt hơn các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam.

NỘI DUNG

I. Khái quát về bảo đảm quyền dân sự, chính trị (QDSCT):

1. Khái niệm quyền chính trị:

“Các quyền chính trị là các quyền của cá nhân được tham gia một cách trực tiếp và gián tiếp vào công việc của Nhà nước và xã hội, bao gồm cả việc thành lập và quản lý nhà nước”. Để thực hiện các quyền chính trị, cá nhân phải tham gia cùng với những người khác, như quyền hội họp hòa bình, quyền bầu cử, quyền tự do ngôn luận…

Hiện nay, do sự phát triển của dân chủ, nội hàm khái niệm quyền chính trị ngày càng được mở rộng, bao gồm cả việc tham gia với Nhà nước quyết định các vấn đề chính trị, trọng đại của đất nước, như ban hành các chính sách có liên quan tới quyền của người dân; quyết định về thể chế chính trị, hình thức Chính phủ, sửa đổi Hiến pháp…

2. Khái niệm quyền dân sự:

“Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệ lợi ích của mình”, bao gồm các quyền cơ bản sau: quyền sống, quyền tự do đi lại và tự do cư trú, quyền không bị bắt giữ làm nô lệ, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền được xét xử công bằng, quyền không bị tra tấn, sử dụng các hình thức phạt hay đối xử một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được xét xử công bằng.

Trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, các QDSCT được quy định từ Điều 2 – 21; trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966, nhóm quyền này được quy định từ Điều 6 – 27.

Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Vậy nên so với việc thực hiện các quyền dân sự (QDS), mức độ thực hiện các quyền chính trị bao giờ cũng kèm theo những giới hạn nhất định.

........................

Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo thêm.

3. Bài thu hoạch tích hợp giáo dục quyền con người cho học sinh THPT

Định hướng thúc đẩy giáo dục quyền con người tại các cơ sở giáo dục đào tạo là xu hướng chung không chỉ ở Việt Nam. Hiện nay, tích hợp giáo dục quyền con người cho học sinh chủ yếu thực hiện ở các môn ngữ văn, giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, âm nhạc, mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm... và chưa có giáo án chung, thống nhất cho việc giáo dục quyền con người. Thời lượng cho bài học chưa nhiều nên phương pháp tiếp cận đa phần còn nặng lý thuyết.

Việc lựa chọn nội dung tích hợp quyền con người phải được thực hiện trên cơ sở phân tích yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của từng chủ đề/bài học mà chương trình môn học đã quy định; đảm bảo tính cơ bản, cốt lõi, khoa học, hiện đại làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp với người học. Mục tiêu của tích hợp giáo dục quyền con người cho học sinh cho học sinh các cấp học từ mầm non đến đại học phải hướng đến học sinh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về quyền con người, về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác. Từ đó, học sinh nâng cao nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam cả về đức - trí -thể - mỹ.

Dưới đây là đề cương Bài thu hoạch tích hợp giáo dục quyền con người cho học sinh THPT chi tiết.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xã hội pháp quyền, hội nhập. Mục đích và lợi ích đem lại của giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông là để xây dựng ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật, hiểu biết và tôn trọng, sử dụng và bảo vệ quyền con người, ý thức trách nhiệm công dân đối với cộng đồng, xã hội. cộng đồng.

Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực tế hiện nay quyền trẻ em, việc giáo dục và thực hành về quyền con người của học sinh còn nhiều hạn chế. Trong cuộc sống hàng này còn xảy ra nhiều hiện tượng xâm phạm quyền, lợi ích của học sinh. Bản thân học sinh cũng chưa có hiểu biết cần thiết về quyền của mình và cách thức bảo vệ.

Hiện nay, việc giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông mới chỉ là bước khởi đầu, còn hạn chế cả về cách thức tổ chức và nội dung, hình thức, phương pháp. Trên bình diện lý luận rất cần 2 thiết nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở nước ta hiện nay.

Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở Việt Nam hiện nay” làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến sĩ luật học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông. Từ cơ sở lý luận đã xác định, Luận án tiến hành đánh giá thực trạng, căn cứ yêu cầu của thực tiễn, đề xuất việc đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông, những đặc điểm cơ bản về nội dung, hình thức, phương pháp, các nhân tố tác động đến hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông.

Hai là, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông. Tác giả luận án tiến hành điều tra hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở một số địa phương để làm minh chứng cho các luận điểm khoa học được nêu ở trong Luận án.

Ba là, nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước và áp dụng vào điều kiện Việt nam hiện nay.

...

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án, tác giả luận án đã phân loại như sau:

1.1.1. Các công trình khoa học về chính sách tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người và yêu cầu thể chế hóa quyền con người trong pháp luật quốc gia

Nội dung chủ yếu của nhóm công trình khoa học này là khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ, bảo đảm quyền con người và nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người cho mọi đối tượng trong đó có học sinh phổ thông.

1.1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục quyền con người

Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các yếu tố cấu thành giáo dục quyền con người, từ nội dung, phương pháp, chủ thể giáo dục, đối tượng giáo dục quyền con người, hình thức giáo dục quyền con người… Các kết quả nghiên cứu này được nghiên cứu sinh kế thừa để xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông.

1.1.3. Tình hình nghiên cứu về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông

Nội dung chính của nhóm công trình khoa học này là về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông được xây dựng, thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm lý, môi trường học tập của học sinh phổ thông; xác định phương pháp, cách thức, nội dung giáo dục quyền con người phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh phổ thông.

........................

Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo thêm.

Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác của Hoatieu tại mục Tài liệu - Bài thu hoạch, bài dự thi nhé.

Đánh giá bài viết
1 603
Bài thu hoạch về quyền con người
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm