Bài dự thi 50 năm Thực hiện di chúc của Bác Hồ và trách nhiệm của chúng ta
Nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ (1969-2019), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức phát động đợt thi đua trong tuổi trẻ cả nước với chủ đề “Tuổi trẻ Việt Nam nhớ lời Di chúc theo chân Bác”. Dưới đây là mẫu bài viết tìm hiểu về di chúc của Bác, đã được hoatieu.vn sưu tầm và đăng tải, mời các bạn cùng tham khảo.
Bài viết Tìm hiểu 50 năm bản di chúc của Bác
1. Bài dự thi thực hiện di chúc của Bác Hồ - Mẫu 1
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên…”
( Trích “Thanh niên làm theo lời Bác”- Hoàng Hòa)
Ngày 26/3/2019, trong không khí hân hoan khắp nơi nơi chào mừng ngày sinh nhật lần thứ 88 của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - tổ chức thanh niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, tôi lại được nghe giai điệu thuộc nằm lòng ấy, giai điệu ấy cứ vang mãi vang mãi. Lời dặn dò của Bác dành cho thế hệ thanh niên rường cột nước nhà một lần nữa đã sống lại mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, mặc dù Bác bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn chọn những khoảng thời gian thư thái nhất, lúc 9 giờ sáng ngày 10/5/1965 Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc. Bốn ngày tiếp sau đó, Người đã dành một đến hai tiếng mỗi ngày để viết. Rồi vào mỗi dịp sinh nhật hàng năm Bác lại đem bản Di chúc ấy ra xem lại, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới của đất nước.
Và vào ngày 10/5/1969 là lần cuối cùng Bác viết và chỉnh sửa bản Di chúc của mình. Để rồi mùa thu năm ấy, Bác đi xa mãi mãi…
Khi em ra đời
Đã không còn Bác
Chỉ còn tiếng hát
Chỉ còn lời ca
Chỉ còn câu chuyện
Chỉ còn bài thơ
Mà em vẫn thấy Bác sao rất gần
Năm điều Bác dạy mãi còn vang ngân.
( Phan Thị Thanh Nhàn)
Dù rằng Bác Hồ không còn trên thế gian này nữa, nhưng hình ảnh của Bác bất tử trong tim của mỗi người dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người đã dành trọn cả cuộc đời mình, hết lòng vì dân vì nước.
Đến cuối đời, Bác đã để lại cho dân tộc ta một báu vật Quốc gia – Bản Di chúc. Bản Di chúc thiêng liêng của Người chính là di sản vô giá cho hôm nay và muôn đời sau, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mãi khắc sâu trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam. Qua bản Di chúc bất hủ này, tâm hồn cao đẹp, đạo đức, phong cách sống của vị Lãnh tụ vĩ đại tỏa sáng rực rỡ.
Người “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng” với bao lời căn dặn sâu sa và tâm huyết nhất. Đó là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi đường cách mạng thành công cho cả dân tộc Việt Nam thân yêu; đó là niềm tin cháy bỏng: “ Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn”.
Cho đến tận bây giờ, Bản Di chúc của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị; vẫn là những chỉ dẫn quý báu, động lực tinh thần giúp dân tộc ta vượt qua khó khăn để toàn dân tộc Việt Nam đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” và "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Trong bản Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn kĩ càng mọi việc đối với Đảng và nhân dân. Trước hết, Người khẳng định: “ Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. ….. cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”
Ngay sau lời nhắn nhủ tha thiết về công tác Đảng, Bác đã dành riêng một phần nói về thanh niên và vai trò của thanh niên, điều này đã chứng tỏ sinh thời Bác đã dành tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cho thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Bởi lẽ, “ Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội”. Sự ra đời của Đoàn TNCS HCM chính là tâm huyết của Bác. Ngay khi cho xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, trong phần phụ lục nhan đề Gửi thanh niên Việt Nam Hồ Chủ tịch đã kêu gọi tha thiết: “Đông Dương đáng thương hại, Người sẽ nguy mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”. Nhận định thanh niên là một trong những lực lượng nòng cốt, nên ngay từ những năm đầu về nước hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925). Nghị quyết của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 họp vào cuối tháng 3-1931 ở Sài Gòn đã nhấn mạnh: “… tổ chức ra Thanh niên cộng sản đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết”. Vì thế hơn một năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 26.3.1931.
Trong bản Di chúc, Người dạy rằng: “ ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.”( Trích Di chúc -1969)
Những lời dạy ấy trở thành kim chỉ nam cho Thanh niên Việt Nam thế hệ Hồ Chi Minh không ngừng học tập, lao động cống hiến cho xã hội, cho nhân dân” không ngừng phấn đấu để xứng đáng với trọng trách Bác giao cho: những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Từ biển khơi đến miền rừng núi cao
Cờ Đoàn ta mang ảnh Bác với tên Người vĩ đại
Hồ Chí Minh công ơn của Bác như biển trời
Tình Người ấm trong tim ta trên đường tranh đấu
( Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ - Triều Dâng)
Hơn bao giờ hết, mỗi Đoàn viên - thanh niên cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm để không ngừng học tập và tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành lực lượng xung kích thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Noi gương Bác thuở sinh thời – chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng và lòng nhiệt huyết sục sôi của tuổi trẻ, thanh niên thời đại mới chúng tôi càng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để học tập, trưởng thành và chuẩn bị hành trang hội nhập quốc tế. Trước đây, thanh niên nước ta được đánh giá thấp về học vấn, tay nghề, hạn chế về ngoại ngữ và thiếu hiểu biết về kĩ thuật công nghệ hiện đại… Nhưng đến giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo, thanh niên Việt Nam sẽ có trình độ văn hóa, chuyên môn và tay nghề cao, ý chí và nghị lực không thua kém thanh niên các nước.
Tuổi trẻ ngày nay hạnh phúc và tự hào biết bao khi được sống, lao động, học tập trong hòa bình; ấn no và được đến trường. Vì vậy, lớp thanh niên chúng tôi có nhiều cơ hội học tập để có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn các lớp thanh niên đi trước. Những lợi thế đó là hành trang giúp thanh niên vững bước tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên đã và đang cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Tiếp nối truyền thống và sự nghiệp cha anh, thanh niên Việt Nam sẽ phát huy tài, trí, đức để trở thành lực lượng lao động hiện đại, chuyên môn giỏi, có tác phong lao động công nghiệp và nếp sống văn minh như mong muốn của Bác Hồ: “Bác mong con cháu mau khôn lớn - Nối tiếp cha ông bước kịp mình” (thơ Tố Hữu). Với hoài bão tuổi trẻ, thanh niên chúng tôi có đầy đủ bản lĩnh sẵn lòng cống hiến một cách xứng đáng nhất như lời giục giã :
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
( Khát vọng tuổi trẻ - Vũ Hoàng)
Có thể nói, việc chăm sóc, giáo dục và rèn luyện thanh niên là công việc mà suốt cuộc đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm mà không biết mệt mỏi, Bác hết lòng quan tâm rèn luyện thế hệ trẻ. Là tuổi trẻ Việt Nam thời đại mới nói chung và là thanh niên của ngành giáo dục nói riêng, không những chúng tôi ý thức được sứ mệnh trọng đại của thế hệ mình đang gánh vác mà chúng tôi còn ý thức được mình là cầu nối giữa quá khứ - thế hệ cha anh và tương lai – lớp trẻ mai sau. Thực hiện theo di nguyện của Người, một đời vì sự nghiệp giáo dục thế hệ mai sau: Vì lợi ích mười năm trồng cây – vì lợi ích trăm năm trồng người, chúng tôi – những nhà giáo trẻ tuyên hứa tự thân rèn luyện , không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng. Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp và những thành quả mà thế hệ cha anh đã không hy sinh cả xương và máu mới có được, chúng tôi sẽ tiếp tục gìn giữ và phát huy để truyền tiếp ngọn lửa nhiệt huyết tuổi trẻ.
Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn bùng nổ thông tin, thời đại công nghệ 4.0, thế hệ thanh niên Việt Nam như con thuyền vượt sóng đại dương. Giữa đại dương mênh mông thông tin, một bộ phận thanh niên Việt Nam đang chao đảo, lệch lạc, mất phương hướng. Đó là thách thức lớn. Vì thế, vai trò tiếp sức, định hướng của những tổ chức Đoàn – Hội rất quan trọng và cần thiết. Để thu hút thanh niên thành công, tổ chức Đoàn – Hội cần có những hoạt động, phong trào thiết thực, gần gũi. Hơn bao giờ hết, vai trò của giáo dục được đặt lên hàng đầu, là mối quan tâm của toàn xã hội. Bên cạnh việc giảng dạy kiến thức khoa học – xã hội, các thầy cô giáo đẩy mạnh giáo dục đạo đức và tăng cường trau dồi, rèn luyện các kĩ năng sống cho các em học sinh. Chúng tôi luôn nỗ lực nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Dạy tốt và Học tốt”. Với ưu thế là lực lượng giáo viên trè, chúng tôi không ngừng nỗ lực học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những kiến thức tiên tiến bắt kịp sự phát triển của thế giới. Thế hệ giáo viên trẻ chúng tôi tích cực, sáng tạo trong việc vận dụng đổi mới phương pháp, tạo hứng thú học tập cho các em. Chính nhờ sức trẻ, năng động và tinh thần xung kích, các thầy cô giáo trẻ đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Đã 50 năm trôi qua, sức sống mãnh liệt của bản Di chúc vẫn còn đó, dân tộc Việt Nam nói chung, thế hệ tuổi trẻ nói riêng càng thấm thía từng lời dạy ân cần và sâu sắc của Người. Mỗi chúng ta đã, đang và sẽ khắc ghi vào tim những bài học quý báu, không ngừng phấn đấu rèn đức, luyện tài để “ Non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp…dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu….” (“Thư gửi cho học sinh”, 9-1945) - như ước nguyện của Bác Hồ, niềm hy vọng lớn lao Bác gửi gắm thế hệ mai sau.
2. Bài dự thi thực hiện di chúc của Bác Hồ - Mẫu 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969 , Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990.
Trước khi Người ra đi, Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta một di sản lớn, những lời cuối cùng trong bản Di chúc của Người. Bản Di chúc viết:
“ Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
* * *
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".
Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.
Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý , có tình.
Tôi tin chắc rằng các Đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.
* * *
Về việc riêng - Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân.
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới “.
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, tầm chiến lược to lớn và có ý nghĩa thời đại sâu sắc như PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phân tích: "Tinh thần của Di chúc xuyên suốt 40 năm và còn đi theo chúng ta nhiều năm nữa. Đó là mục tiêu phấn đấu để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh, sánh vai với các nước khác trên thế giới này. Và công việc đó là công việc một đời người không làm được, hai đời người không làm được mà có thể nhiều đời, toàn Đảng, toàn dân có thể làm được. Đó là tầm nhìn hết sức lớn và tôi cho rằng ý nghĩa thời đại chính là ở chỗ đó, một tầm nhìn xuyên thế kỷ".
Bản Di chúc của Người là lời tiên tri, là di sản lớn mà đến cuối cuộc đời Bác đã để lại cho nhân dân ta, cho dân tộc ta và cho toàn thế giới. Bản Di chúc đã cho thấy sự hi sinh của một con người vĩ đại, một vĩ nhân. Chính vì vậy mà khi Người đã hết sức để phụng sự tổ quốc, Người vẫn còn lo đến tương lai của dân tộc, lời cuối cùng trong bản Di chúc Bác viết: “ Về việc riêng - Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “ hoả táng “. Tôi mong rằng cách “hoả táng “ dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “ điện táng “ càng tốt hơn.
Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẽ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỉ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào Miền Nam.
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới “.
Quả thật tôi rất xúc động và nghẹn ngào khi lần đầu tiên tôi được đọc Di chúc của Người. Tôi thấy tấm lòng Bác đối với nhân dân ta, với dân tộc ta thật bao la, rộng lớn. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng thốt lên rằng:
“ Bác ơi tim Bác mênh mông thế.
Ôm cả non sông một kiếp người “.
Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong Di chúc là kim chỉ nam để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nỗ lực đạt nhiều thành tựu to lớn trong bảo vệ và xây dựng đất nước. 40 năm qua.
Những năm qua, hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cả nước dấy lên phong trào học tập và đặc biệt là làm theo tấm gương đạo đức của Người. Những việc làm đó góp sức làm cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Riêng bản thân tôi, khi đọc Di chúc của Người và hưởng ứng cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ", tôi thấy bản thân mình thật nhỏ bé và cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống để xứng đáng với người thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh.
Để thực hiện tốt Di chúc của người, bản thân tôi cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất: Trong cuộc sống phải luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phải sống hòa nhã với mọi người, thương yêu mọi người và giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ.
Thứ hai: Phải luôn luôn đặt lợi ích chung của xã hội, của dân tộc lên trên lợi ích riêng, lợi ích cá nhân. Phải luôn có lập trường, tư tưởng vững vàng, phải tham gia xây dựng gia đình văn hoá, lối sống văn hoá ở khu dân cư.
Thứ ba: Trong công tác phải luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình mà cơ quan giao phó. Phải luôn tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Thứ tư: Phải gương mẫu trước học sinh, trước đồng nghiệp, thực hành tiết kiệm trong công việc, trong thời gian, và trong giảng dạy. Phải luôn nâng cao ý thức tự phê bình và phê bình. Phải thẳng thắng, trung thực trong công tác cũng như trong ứng xử với đồng nghiệp.
Để thực hiện được Di chúc của Người, bản thân tôi nói riêng và mọi người nói chung phải tự rèn luyện, nâng cao ý thức từ công việc nhỏ, đến công việc lớn. Trên cơ sở " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ", mỗi người chúng ta góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để xây dựng nước ta thành một nước “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “ như Bác đã từng mơ ước.
3. Gợi ý viết bài dự thi 50 năm Thực hiện di chúc của Bác Hồ
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI, NỘI DUNG, GIÁ TRỊ CỦA DI CHÚC
1. Hoàn cảnh ra đời
-Năm 1965, nhân dịp sinh nhật lần thứ 75, vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/5/1965 Bác viết bản Di chúc với tiêu đề "Tuyệt đối bí mật" gồm ba trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15/5/1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Các năm 1966, 1967, Bác không có những bản viết riêng.
-Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm sáu trang viết tay. Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói "về việc riêng" đã viết trong bản năm 1965, và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, quan tâm gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước.
- Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay. Sau đó, trong các ngày từ 11 đến ngày 19/5/1969, Bác còn tiếp tục sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Đúng 10 giờ ngày 19/5/1969, là kỷ niệm ngày sinh lần thứ 79 của Bác, Bác đọc lại lần cuối cùng tất cả các bản Di chúc đã viết trước đó, rồi xếp tất cả bỏ vào phong bì và cất đi…
- Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được công bố trong Lễ tang của Người tháng 9/1969, gồm 4 trang in khổ 14,5 cm x 22 cm. Ngày 19/8/1989, Bộ Chính trị ra Thông báo số 151-TB/TW Về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Di chúc công bố chính thức năm 1969 đảm bảo trung thành với bản gốc của Người. Nội dung chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó đoạn mở đầu là của bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là của bản viết năm 1968. Lúc đầu, vì những lý do nhất định, nên một số vấn đề trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được công bố, như: Việc căn dặn của Người về hoả táng thi hài; việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi; miễn giảm thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp... Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Người.
2. Nội dung cốt lõi của Di chúc
-Trước hết nói về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định truyền thống đoàn kết chặt chẽ trong Đảng và “cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”;
Người yêu cầu “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình” để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất trong Đảng. Mỗi cán bộ đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.
- Nói về đoàn viên và thanh niên, Bác nhấn mạnh, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ - những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”.
- Nói về nhân dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhân dân lao động bao đời chịu đựng gian khổ, bị nhiều áp bức bóc lột của phong kiến, thực dân; nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, luôn đi theo và rất trung thành với Đảng. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
- Dự báo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể kéo dài nhưng nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, sau khi kháng chiến thắng lợi, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển đất nước; Đảng và Nhà nước phải quan tâm chăm lo tới mọi đối tượng trong xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
- Về phong trào cộng sản thế giới, Người bày tỏ sự đau lòng vì sự bất hòa của các đảng anh em. Chủ tịch Hồ Chí Minh mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình.
- Nói về một số việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ tiếc rằng không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Người căn dặn “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
- Mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
3. Giá trị cốt lõi của Di chúc
a. Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng
Di chúc là Tâm nguyện của Người: “Suốt đời tôi hết lòng phụng vụ Tổ quốc, phụng vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phụng vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Ý chí, niềm tin, tinh thần lạc quan cách mạng, trách nhiệm với nhân dân của Người thể hiện sâu sắc ở dự báo về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và ngày thống nhất đất nước, ở những chỉ dẫn về công việc của sự nghiệp cách mạng còn dang dở. Di chúc là tâm sự của một người đã suốt đời hy sinh hạnh phúc riêng tư, hiến dâng trọn cuộc đời cho Tổ quốc và nhân dân; là tấm lòng chung thuỷ với “các nước anh em” và “bầu bạn khắp năm châu”.
b. Di chúc là công trình lý luận về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền
- Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng ta là Đảng cầm quyền”. Để đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Di chúc nêu những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng, đó là: Giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân của mỗi cán bộ, đảng viên. Công tác chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng.
- Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp bền bỉ, dài lâu, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đảng cầm quyền phải chăm lo phát triển lực lượng cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai một thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, có như vậy mới thực hiện thành công lý tưởng xây dựng một xã hội mới, tiến bộ, văn minh. Bác dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, đó là công việc bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, đào tạo nguồn nhân lực kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa.
- Cách mạng Việt Nam không thể tách rời cách mạng thế giới. Sự vững mạnh của Đảng còn được khẳng định trong mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các đảng cộng sản và bè bạn quốc tế. Điều Bác dặn trong Di chúc “về phong trào cộng sản thế giới” chỉ dẫn định hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, đó là nguyên tắc đoàn kết quốc tế dựa trên “nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình”.
c. Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam, là phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở nước ta
- Di chúc là điểm kết tinh tư tưởng của Bác về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, mối quan hệ giữa công bằng và tiến bộ xã hội, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá trong xây dựng xã hội mới, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại, động lực lợi ích và chăm lo chu đáo tới cuộc sống con người, tư tưởng trọng dân, coi dân là gốc, là chủ thể của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.
- Di chúc như một kế hoạch, một chương trình hành động của toàn Đảng, toàn dân về sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh với những chỉ dẫn về quản lý xã hội như: đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp hoàn cảnh mới; khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế; phát triển công tác vệ sinh, y tế; chính sách miễn thuế nông nghiệp cho nông dân; chính sách xã hội, công bằng xã hội...
- Giá trị văn hoá của Di chúc chỉ dẫn con đường, mục tiêu phát triển của nền văn hoá Việt Nam; trù tính, dự liệu về những cuộc vận động lớn giáo dục văn hoá trong toàn dân, toàn xã hội, lấy văn hoá chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền và văn hoá trong thể chế nhà nước - một nhà nước dân chủ pháp quyền của dân, do dân, vì dân làm sức mạnh tiêu biểu nêu gương thuyết phục nhân dân. Qua lời dặn dò về việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến việc xây dựng một đời sống văn hoá mới; một lối sống tiết kiệm, không lãng phí; mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, môi trường sinh thái.
- Di chúc phác thảo những vấn đề quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, đổi mới là một tất yếu để phát triển; đổi mới là một cuộc đấu tranh bền bỉ, một quá trình xây dựng gian khổ, "là một công việc cực kỳ to lớn, nặng nề và phức tạp”, là “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”. Người yêu cầu, Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
- Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh, điều kiện nước ta phải đặc biệt chú trọng phát huy khả năng sáng tạo của dân, “động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.
II. NHỮNG THÀNH TỰU TRONG 50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC
1. Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
Thực hiện Di chúc của Người, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân cả nước đã đứng lên, sức mạnh của cả dân tộc được huy động cao độ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước; bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện Di chúc của Người, Đảng đã tập trung sức lực và trí tuệ lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc cách mạng đưa cả nước đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Mặc dù tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, vừa phải thường xuyên đối phó với những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, vừa phải xây dựng cuộc sống mới từ một nền kinh tế lạc hậu, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, vừa phải làm nghĩa vụ quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phấn đấu gian khổ và thu được những kết quả hết sức quan trọng là khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh; xây dựng một số cơ sở vật chất; phát triển được một số ngành kinh tế quan trọng; thiết lập và củng cố chính quyền nhân dân trên phạm vi cả nước; phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế. Đồng thời tiến hành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
2. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bước đầu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân
Thực hiện Di chúc của Người, trải qua 9 kỳ Đại hội Đảng, kể từ Đại hội IV đến Đại hội XII, Đảng ta đã ngày càng xác định rõ hơn những quan niệm về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Đảng ta luôn coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, đồng thời ra sức xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội.
Công cuộc đổi mới đất nước sau hơn 30 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Những thành tựu đó tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
3. Xây dựng Đảng thực sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đảng và trong toàn xã hội
Để thực hiện những điều căn dặn về xây dựng Đảng của Bác viết trong Di chúc, Đảng ta đã xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt trong mỗi giai đoạn cách mạng. Đảng ta luôn luôn ý thức tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường sức mạnh và tính chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng đã được đặt ra trong nhiều nghị quyết của Đảng, từ nghị quyết của các Đại hội đại biểu toàn quốc đến nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII (tháng 2/1999) về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI (tháng 01/2012) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng đã đề ra những chủ trương và biện pháp quan trọng về xây dựng Đảng, củng cố, kiện toàn và làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; khắc phục những yếu kém trong bộ máy các tổ chức của Đảng và Nhà nước. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội được mở rộng góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa và xã hội phát triển. Qua các đợt vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác phê bình và tự phê bình trong Đảng từ Trung ương đến cơ sở đã có những chuyển biến nhất định, sức mạnh và tính chiến đấu của nhiều tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên.
Cùng với kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn khẳng định lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong Đảng và trong toàn xã hội để chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chính trị chủ đạo trong đời sống của đất nước, tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền với xây dựng, củng cố bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, chất lượng, hiệu quả chính là hành động thiết thực làm theo Di chúc của Bác, xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức mạnh chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho uy tín của Đảng ta ngày càng cao và mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân ngày càng được tăng cường.
4. Quan tâm chăm lo, xây dựng đào tạo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
Đảng luôn chú ý đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ làm nguồn kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ cha anh. Đảng cũng có nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác thanh niên. Các nghị quyết về giáo dục, đào tạo, về khoa học và công nghệ... đều đề cập nhiệm vụ giáo dục, chăm lo thế hệ trẻ, coi thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, công tác lãnh đạo đối với hoạt động thanh niên và tuổi trẻ có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực. Các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam ngày càng lôi cuốn nhiều đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia.
Những tấm gương, điển hình tiên tiến, xung kích, đi đầu trong chiến đấu, lao động, học tập và công tác, nhất là trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế đã tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế hệ trẻ. Trên cơ sở quán triệt quan điểm “xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước”, các tổ chức cơ sở Đoàn đã phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên, sinh viên trong thi đua thực hiện các nghị quyết của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Thông qua đó, tạo môi trường thuận lợi để thế hệ trẻ trải nghiệm, tự rèn luyện mình, trưởng thành, phấn đấu, bổ sung lực lượng trẻ cho Ðảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
5. Xây dựng tinh thần quốc tế vô sản chân chính, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nâng cao vị thế đất nước trong hội nhập quốc tế
Đảng ta do Hồ Chủ tịch sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi ra đời đã giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đề ra nhiệm vụ đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới, với các dân tộc bị áp bức, coi đó là một nguyên tắc, một trong những nhân tố quyết định thành công của cách mạng nước ta.
Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, Đảng xác định củng cố sự đoàn kết với phong trào cách mạng các nước, đồng thời nắm vững phương châm ngoại giao linh hoạt, có nguyên tắc trên tinh thần Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển; Nhất quán coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; Nêu cao nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và tận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các lực lượng bên ngoài.
Thực thi đường lối đối ngoại đúng đắn theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 188/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 nước, đối tác toàn diện với 11 nước… Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã tham gia và hoạt động tích cực với vai trò ngày càng được khẳng định tại các tổ chức của Liên hợp quốc, được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008-2009, thành viên Hội đồng Nhân quyền, nhiệm kỳ 2014-2016; là thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế và khu vực: Phong trào không liên kết, WTO, ASEAN, APEC...
III. BÀI HỌC QUA 50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC
1. Bài học về tinh thần lạc quan và bản lĩnh khoa học cách mạng của Đảng
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang trong giai đoạn ác liệt. Niềm tin sâu sắc về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước “nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn” trong bản Di chúc của Bác đã truyền ngọn lửa niềm tin vào mỗi con người và tạo nên sức mạnh to lớn - sức mạnh của niềm tin, của ý chí cách mạng của toàn dân tộc Việt Nam tạo nên Đại thắng Mùa xuân 1975 lịch sử. Trong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, chúng ta phải đối mặt với những yếu kém, bất cập của cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, nền kinh tế rời vào khủng hoảng trầm trọng. Chính trong hoàn cảnh đó, Đảng ta lại chứng tỏ bản lĩnh khoa học và cách mạng của mình bằng việc khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Tại Đại hội IV, Đảng ta đã “nhìn thẳng vào sự thật”, thực hiện tự phê bình và phê bình, nghiêm túc rút ra những bài học lịch sử của cách mạng Việt Nam: “lấy dân làm gốc”, “tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”, “đoàn kết toàn dân” phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Bài học về sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng
Trong Di chúc, Bác khẳng định “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta”. Việc giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là nhân tố quyết định sự thành công trong mọi nhiệm vụ, “tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Nhờ đoàn kết, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhờ đoàn kết, thống nhất chúng ta đã đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhờ đoàn kết, thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân, đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới thành công, thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng càng phải được xem là một chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng. Là Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng ta càng phải xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất, “giữ gìn sự đoàn kết và nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Đoàn kết của Đảng chính là tấm gương cho cả hệ thống chính trị và là nhân tố quyết định bảo đảm đại đoàn kết dân tộc.
3. Bài học về thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình
Để xây dựng sự đoàn kết, thống nhất của Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta phải thực hành dân chủ thực sự. Nhờ dân chủ, Đảng ta đã khơi dậy, phát huy cao nhất trí tuệ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình. Nhờ dân chủ, trong Đảng đã khắc phục dần tình trạng bè cánh, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, quan liêu, hách dịch cửa quyền, xa rời quần chúng. Thực hành dân chủ rộng rãi nghĩa là phải dân chủ thực sự, dân chủ thường xuyên, dân chủ từ trung ương đến cơ sở. Nhưng, dân chủ phải gắn với tập trung. Tập trung dân chủ là nguyên tắc sống còn và cũng là biện pháp tốt nhất để xây dựng Đảng ta. Kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện trong thực hành dân chủ hình thức. Lợi dụng dân chủ để truyền bá những quan điểm, tư tưởng cá nhân, xâm hại đến lợi ích chung, gây mất đoàn kết trong Đảng, trong xã hội.
Thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, là quy luật phát triển của Đảng. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh coi đây là biện pháp tốt nhất để củng cố, phát triển sự đoàn kết, thống nhất của Đảng. Người yêu cầu tự phê bình và phê bình phải thường xuyên, nghiêm túc, không nể nang, qua loa đại khái, hình thức. Mục đích của tự phê bình và phê bình là giúp cho bản thân và đồng đội ngày càng tiến bộ hơn; tuyệt đối không vì mâu thuẫn cá nhân, động cơ cá nhân mà phê bình theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết” nhằm trù dập, đấu đá, hạ bệ lẫn nhau. Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là công việc thường xuyên; ngừng tự phê bình và phê bình tức là ngừng tiến bộ, là thoái bộ.
4. Bài học về sự quan tâm đặc biệt sâu sắc tới thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước
Đoàn viên, thanh niên là người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Những hạt giống tốt sẽ nảy nở, vươn cao những mầm xanh cho đất nước, quê hương. Bác căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Công việc này “quan trọng” vì không ai khác ngoài các thế hệ thanh niên sẽ kế tục sự nghiệp cách mạng. Công việc này “cần thiết” vì tính cấp bách trước mắt cũng như sự nghiệp lâu dài; việc rèn luyện đạo đức cách mạng, việc xây dựng một thế hệ cách mạng đòi hỏi phải có thời gian của sự thử thách.
5. Bài học về chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân
Sự quan tâm tới nhân dân là bổn phận, trách nhiệm của Đảng bởi lợi ích của Đảng không nằm ngoài lợi ích của dân tộc, của nhân dân. Có như vậy, nhân dân mới có niềm tin vững chắc vào Đảng; một lòng một dạ đi theo Đảng để cuộc sống càng ngày càng hoàn thiện hơn.
6. Bài học về tinh thần cống hiến cho lý tưởng cách mạng
Khi nói về việc riêng trong bản Di chúc của mình, Bác “chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” cho Tổ quốc, cho cách mạng và cho nhân dân. Bác nhấn mạnh từ “phục vụ” nhằm nói rõ nhiệm vụ của người làm cách mạng là phải quên mình “phục vụ” Tổ quốc, nhân dân. Người cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người “đầy tớ”trung thành của nhân dân, không đòi hỏi một quyền lợi riêng cho mình, cống hiến trọn đời cho nhân dân, cho Tổ quốc.
IV. TIẾP TỤC THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên.
Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố cơ bản hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong gần 90 năm đã qua, cả hôm nay và mai sau. Vì vậy phải thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng vững mạnh. Đảng có mạnh cách mạng mới thành công.
Thực hiện các Nghị quyết Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng là việc làm vừa cơ bản, cấp bách, vừa thường xuyên lâu dài, cần kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”; lấy “xây” làm nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài, lấy “chống” làm nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đột phá trên nguyên tắc giữ vững sự ổn định chính trị để phát triển đất nước. Vừa đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền, bảo đảm quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó; có chế tài xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm; ngăn chặn, đấu tranh, xử lý triệt để, công khai, đúng pháp luật các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, tư tưởng cục bộ, bè phái, chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy dự án,... Vừa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng, vừa phát huy cao độ vai trò giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội, của nhân dân ngay từ khi xây dựng và trong quá trình thực thi chính sách, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa khi mới có dấu hiệu vi phạm. Trước mắt tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm những vụ tham nhũng phức tạp, các vụ việc vi phạm trong thực thi quyền lực, nhất là vi phạm trong công tác cán bộ đang gây bức xúc trong xã hội, bất bình trong nhân dân.
2. Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Cùng với việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản về trách nhiệm nêu gương, đặc biệt là Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Nêu gương của cán bộ, đảng viên là tỏ rõ sự biết ơn Bác, tự hào và nguyện làm theo Bác. Nêu gương về lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Nêu gương về đạo đức, lối sống trong sáng; về bản lĩnh, trách nhiệm, niềm tin. Nêu gương phải thực chất, tránh hình thức, cố tạo ra hình ảnh, phải thật sự chân thực trong công việc, cuộc sống của mỗi người lãnh đạo, bình dị, giản dị như cuộc đời của Bác.
3. Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Mục tiêu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại là một dấu mốc trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở ra những điều kiện mới, thuận lợi hơn cho việc tiếp tục xây dựng, phát triển đất nước lên tầm cao mới, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường thế và lực của đất nước. Để đạt được mục tiêu ấy, cần phải nhận thức đầy đủ và vận dụng đúng các quy luật phát triển, huy động được các nguồn lực của đất nước mà trước hết, quan trọng nhất là nguồn lực con người, phải có một lộ trình kế hoạch để từng bước thực hiện.
Nhân dân là mục tiêu tối thượng, đồng thời là động lực quyết định của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước của chúng ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân làm chủ. Mọi thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước đều vì hạnh phúc của nhân dân, vì mục tiêu không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Mọi nhiệm vụ cách mạng đều do nhân dân thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là yêu cầu xuất phát từ bản chất của chế độ ta.
4. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện cán bộ, đáp ứng thực hiện nhiệm vụ cách mạng
Thực hiện di chúc của Người và để thực hiện tốt chiến lược “trồng người”, nhằm bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau đạt hiệu quả; đảm bảo xây dựng đội ngũ kế cận tài đức, hoàn thành tốt trọng trách mà Tổ quốc và nhân dân giao phó, trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương cần tập trung quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của thế hệ trẻ, về “đổi mới nội dung, phương thức chính trị, tư tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho cán bộ, đảng viên nhất là thế hệ trẻ… Phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015-2030”. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - Đoàn Thanh niên - xã hội trong đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ toàn diện về mọi mặt; trong đó, chú trọng nguyên tắc đào tạo gắn với bồi dưỡng, tin tưởng giao việc, tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm, phấn đấu và trưởng thành; xây dựng nguồn cán bộ trẻ, đảm bảo quy hoạch cho trước mắt và lâu dài, “phải khéo léo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ”, “không nên coi thường cán bộ trẻ” như Hồ Chí Minh đã căn dặn.
5. Mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết quốc tế sẽ mở ra khả năng rộng lớn để vận dụng, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đối ngoại mà Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra. Vì vậy, trong thời kỳ mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định phương châm và định hướng lớn của hoạt động đối ngoại là “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược và các nước lớn có vai trò quan trọng đối với phát triển và an sinh của đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập vào thực chất. Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh... Triển khai đồng bộ hoạt động đối ngoại, cả về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu về đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo đồng thuận trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài dự thi 50 năm Thực hiện di chúc của Bác Hồ và trách nhiệm của chúng ta
254,8 KB 02/07/2020 8:49:13 SATải file định dạng .doc
176,5 KB 10/04/2019 9:32:54 SA
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án cuộc thi tìm hiểu Luật trẻ em trực tuyến 2021 Bảng B khối THCS
-
Phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam? Liên hệ bản thân
-
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu cải cách hành chính tỉnh Đắk Lắk năm 2024
-
Hãy lựa chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây về nội dung và sắp xếp các bước để điều khiển phương tiện qua đường giao nhau không có tín hiệu đèn giao thông
-
Biển báo nào dưới đây chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được phép đi vào?
-
Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc 2024
-
Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 - Vòng 3
-
300+ câu hỏi trắc nghiệm môn lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án)
-
Bài dự thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2024
-
Đáp án Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 5 năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Câu hỏi vấn đáp luật xử lý vi phạm hành chính
Cảm nhận về một gương thanh, thiếu nhi tiêu biểu mà em biết
Tuần 3 - Đáp án cuộc thi "Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp" 2024
Câu hỏi tìm hiểu luật giao thông đường bộ 2024
Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2024
Đề xuất ý tưởng, sáng kiến nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2023-2028 của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam?