Top 8 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên mầm non hạng IV lên hạng III (11 chuyên đề)

Tải về

8 Bài thu hoạch cuối khóa bồi dưỡng nâng hạng giáo viên mầm non hạng IV lên hạng III (đầy đủ 11 chuyên đề) là tài liệu hữu ích để các bạn tham khảo viết bài thu hoạch nâng hạng giáo viên mầm non hạng 3. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu bài thu hoạch chuyên đề từ 1 đến 11 nâng hạng giáo viên theo quy định mới của Bộ GDĐT, mời các bạn cùng tham khảo.

Bài thu hoạch giáo viên mầm non hạng 3
Bài thu hoạch giáo viên mầm non hạng 3

1. Quy định mới về thăng hạng giáo viên từ 30/5/2023 theo Thông tư 08/2023

Tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới liên quan đến việc dự thi/xét thăng hạng đối với giáo viên các cấp từ ngày 30/5/2023 như sau:

Từ ngày 30/5/2023, chỉ yêu cầu giáo viên các cấp có 01 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chung cho tất cả các hạng chức danh. Cụ thể:

+ Chỉ cần 01 loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên các cấp tương ứng. Ví dụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

+ Các loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I, II, III đã cấp trước ngày 30/6/2022 đều được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học.

Theo đó, điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non được thực hiện như sau:

Quy định cũ

Quy định mới

Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Từ đủ 09 (chín) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

2. Bài thu hoạch giáo viên mầm non hạng 3 số 1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong lĩnh vực giáo dục nói chung và lĩnh vực giáo dục mầm non nói riêng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy và chăm sóc trẻ, đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non. Đồng thời nhằm bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh ngề nghiệp giáo viên mầm non hạng III và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III. Với những lý do trên, trong dịp hè năm 20....., Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương đã phối hợp với Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên cho các cấp học trên địa bàn tỉnh. Tôi đã mạnh dạng đăng ký tham gia lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non hạng III.

Qua quá trình học tập, nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non tôi đã nắm bắt được nội dung của từng chuyên đề

Chuyên đề 1: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước

Chuyên đề 2: Luật trẻ em và hệ thống quản lí giáo dục

Chuyên đề 3: Kĩ năng làm việc nhóm

Chuyên đề 4: Kĩ năng quản lí thời gian

Chuyên đề 5: Phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớp

Chuyên đề 6: Xây dựng môi trường tâm lí – xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non

Chuyên đề 7: Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

Chuyên đề 8: Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non

Chuyên đề 9: Kĩ năng hướng dẫn, tư vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên

Chuyên đề 10: Tổ chức, huy động cộng đồng tham gia giáo dục trẻ mầm non

Chuyên đề 11: Đạo đức của giáo viên mầm non trong xử lý tình huống sư phạm ở trường mầm non

Trong các chuyên đề trên đều là những kiến thức bổ ích phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi giáo viên. Một trong các chuyên đề giúp tôi hiểu sâu hơn và có thể áp dụng hiệu quả hơn trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của bản thân đó là chuyên đề “Xây dựng môi trường tâm lí – xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non”. Đây cũng là một trong những chuyên đề mà các đơn vị trường học trên địa bàn huyện tôi đã triển khai và đang thực hiện.

Hiện nay ngành giáo dục đang từng bước chuyển đổi từ chương trình giáo dục đến hình thức và phương pháp giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất. Để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lí, phát triển đúng định hướng và hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” – chỉ thị số 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban bí thư.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đầu tư kinh phí xây dựng các phòng học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các trường mầm non được hoạt động tích cực đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy và phát động các cuộc vận động, các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Điển hình là công văn số 9761/BGDĐT-GDMN ngày 20/10/2008, hướng dẫn và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bậc học mầm non; chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” với mong muốn động viên, khuyến khích thầy cô giáo, cán bộ quản lí, toàn thể học sinh cùng các lực lượng ngoài xã hội tích cực, chủ động tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt.

Tuy nhiên trên thực tế việc xây dựng môi trường thân thiện - môi trường tâm lý - xã hội cho trẻ ở trường mầm non chưa thực sự được chú trọng. Trong thời gian vừa qua ngành giáo dục luôn phải đối mặt với các vấn nạn về bạo hành trẻ (kể cả thể chất lẫn tinh thần, “khủng bố” trẻ bằng lời nói...), đánh trẻ, xâm hại trẻ em xảy ra với môi trường giáo dục làm phụ huynh phải đặt câu hỏi “nơi nào là an toàn cho con trẻ”, trẻ vẫn chưa thật sự ‘thích” đến trường mầm non. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng môi trường vật chất chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non để trẻ thực sự cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

II. NỘI DUNG:

1. Cơ sở lí luận:

Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.

Môi trường giáo dục trong nhà trường là tập hợp các yếu tố về vật chất và tâm lý - xã hội có tác động trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng quá trình dạy học và giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Môi trường tâm lý - xã hội được tạo dựng trên cơ sở bầu không khí sư phạm trong nhà trường, mối quan hệ của người dạy với người học, mối quan hệ của người học với nhau. Môi trường tâm lý - xã hội trong nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhận thức, tình cảm và hành vi của người học cũng như ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình giáo dục. Như vậy, môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non là môi trường được tạo dựng trên cơ sở bầu không khí sư phạm trong nhà trường, mối quan hệ tác động qua lại giữa người lớn với trẻ (giáo viên mầm non, cán bộ công nhân viên trong trường, phụ huynh, khách), người lớn với người lớn, trẻ với trẻ.

Trẻ em lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn đầu tiên của sự hình thành và phát triển nhân cách. Sự phát triển của trẻ được quyết định bởi một tổ hợp các điều kiện: đặc điểm phát triển cơ thể của trẻ, điều kiện sống, mối quan hệ của trẻ với môi trường xung quanh, mức độ tích cực hoạt động của bản thân trẻ. Trẻ chỉ có thể lĩnh hội kinh nghiệm xã hội nhờ sự tiếp xúc với người lớn. Việc tạo nên bầu không khí tâm lý - xã hội dựa trên các giá trị trong xây dựng môi trường nhà trường là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy hiệu quả giáo dục vì nó đáp ứng các nhu cầu quan trọng của trẻ. Theo đó, môi trường nhà trường cần được thiết lập trên nền tảng các giá trị. Kết quả nghiên cứu của UNESCO trong chương trình giáo dục giá trị sống toàn cầu trẻ em cần được sống trong môi trường mà trẻ cảm thấy: được an toàn, được có giá trị, được yêu thương, được hiểu và được tôn trọng.

2. Thực trạng:

Tôi là một giáo viên của trường Mầm non ........... trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Trường tôi nằm ở điểm trường nông thôn nhưng cơ bản cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cũng đã cố gắng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và đạt danh hiệu trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục mức độ 3 vào năm ............

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường năm học ........ có ...... người nữ. Trong đó:

- Cán bộ quản lý: ....người

- Giáo viên: .....người

- Nhân viên: .....người

- Tổng số lớp: .....lớp (2 lá, 2 chồi, 1 mầm, 1 nhóm trẻ)

- Tổng số trẻ: ...... trẻ nữ (bán trú 100%)

Trong năm học vừa qua, nhà trường đã phát động cho toàn giáo viên tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng trường học an toàn, thân thiện... Bản thân tôi cũng đã tích cực tham gia các phong trào. Tuy nhiên, tôi chỉ mới nắm bắt được những nội dung cơ bản nên khi bắt tay vào thực hiện thì còn rất lúng túng và kết quả đạt được chưa cao. Vì là một giáo viên tâm huyết với nghề nên kết quả đó làm tôi rất trăn trở và tự đặt câu hỏi cho mình: xây dựng môi trường thân thiện, môi trường tâm lý - xã hội là xây dựng thế nào? Phải áp dụng những giải pháp gì? Thực hiện bằng cách nào và bắt đầu từ đâu?... Sau khi tham gia lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III tôi “bắt gặp” được chuyên đề “xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trong giáo dục trẻ ở trường mầm non” với sự truyền đạt, hướng dẫn, chia sẻ của Tiến sĩ Phạm Phước Mạnh - giảng viên khoa tâm lý trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tôi đã có thể xác định được “hướng đi” cho mình trong việc xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non đạt hiệu quả và tôi sẽ áp dụng vào thực tế khi năm học mới 20........bắt đầu.

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, của bản thân và kết quả họat động của những năm vừa qua tôi cũng đã xác định được một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề này.

* Thuận lợi:

- Được sự chỉ đạo, quan tâm, hỗ trợ tư vấn của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Ban giám hiệu nhà trường.

- Được sự quan tâm của phụ huynh học sinh, của cộng đồng.

- Bản thân tôi là một giáo viên chủ động, tích cực trong việc tìm tòi, học hỏi và đã được tham gia bồi dưỡng chuyên đề “xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non”.

* Khó khăn:

- Giáo viên chưa có nhiều kỹ năng trong việc xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non.

- Kỹ năng giao tiếp ứng xử của bản thân giáo viên chưa khéo léo, nhanh nhạy khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

- Chưa nhận được sự hợp tác, phối hợp của một vài phụ huynh và thành viên trong nhà trường trong việc xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non.

3. Giải pháp:

Xuất phát từ những lý do và thực trạng nêu trên và thông qua việc tham gia lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp trong thời gian vừa qua tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi đã nghiên cứu, sưu tầm và đưa ra những giải pháp xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non như sau:

Giải pháp 1: Xây dựng môi trường tâm lý - xã hội mang tính chất của môi trường gia đình

Trước khi đến trường mầm non, trẻ em được sống trong môi trường gia đình, được chăm sóc, dạy dỗ bằng tình cảm yêu thương ruột thịt. Điều này không có được ở trường mầm non. Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một (Điều lệ trường mầm non), phát huy hết những tiềm năng đang nảy nở ở trẻ thì nhà trường cần xây dựng môi trường tâm lý - xã hội mang tính chất của môi trường gia đình. Đó là:

- Môi trường an toàn: Môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non cần đảm bảo trẻ được chăm sóc, giáo dục bằng tình cảm thương yêu. Khi được sự quan tâm chăm sóc của tất cả các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là cô giáo sẽ tạo ra ở trẻ sự an toàn cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhờ đó trẻ mới cảm thấy yên tâm, mới vui tươi hồn nhiên, mới mạnh dạng thăm dò, thử nghiệm, khám phá thế giới xung quanh. Hoạt động trong môi trường tâm lý - xã hội nhà trường mang đặc trưng văn hóa gia đình, trẻ em được người lớn chăm sóc, giáo dục bằng tình cảm thương yêu, được thỏa mãn đầy đủ và kịp thời, hợp lí mọi nhu cầu để phát triển. Đây là điều kiện tiên quyết để trẻ trưởng thành.

Ví dụ: Khi trẻ lần đầu tiên bước chân vào trường mầm non “ngày đầu tiên đi học” nhất là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ và mầm trẻ sẽ rất là bỡ ngỡ, lo lắng và đa số trẻ sẽ khóc vì có thể nói đây là lần đầu tiên trẻ rời xa gia đình, rời xa “môi trường an toàn” vốn có. Nếu cô giáo không quan tâm, vỗ về trẻ sẽ cảm thấy không an toàn và sẽ quấy khóc nhiều hơn. Trẻ cần được cô giáo quan tâm, vỗ về, chăm sóc, trò chuyện dần dần trẻ sẽ quen với môi trường mới và không còn quấy khóc nữa. Vì lúc đó trẻ đã cảm nhận được ở trường cũng được an toàn như ở gia đình.

- Môi trường phong phú: Trường mầm non có nhiều thành viên như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên, trẻ em, phụ huynh của trẻ tạo ra các mối quan hệ phong phú, đa dạng giữa nhiều người ở những độ tuổi và thế hệ khác nhau. Trong môi trường phong phú các mối quan hệ này, trẻ có nhiều cơ hội để giao tiếp, học hỏi, mở rộng khiến thức cũng như rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết (sự tự tin, sự tò mò, khả năng sáng tạo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giữ an toàn cá nhân)

Ví dụ: Khi bước vào môi trường phong phú các mối quan hệ như trường mầm non trẻ sẽ nhìn thấy, nghe thấy và học được các quy tắc ứng xử như thế nào cho phù hơp. Khi thấy cô giáo nói chuyện với ba mẹ mình trẻ sẽ nhận ra quy tắc trong giao tiếp như kính trọng, vui tươi, cởi mở. Trẻ nắm được cách giao tiếp với người lớn là phải kính trọng, lễ phép hoặc là khi chơi với bạn phải biết đoàn kết, không tranh giành hay tự ý lấy đồ của bạn, biết nói lời cám ơn và xin lỗi khi cần thiết...

Để phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mầm non là nhận thức cảm tính, trường mầm non luôn sẵn có đồ dùng đồ chơi, phương tiện trực quan như tranh ảnh, mô hình, băng hình. Đặc biệt các đồ dùng sinh hoạt như ca cốc, bát thìa, bàn ghế, cây trồng, vật nuôi... đều được giáo viên sử dụng trong quá trình chăm sóc, giáo dục giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về tên gọi, đặc điểm, công dụng/ích lợi, cách sử dụng/cách chăm sóc chúng. Đồng thời hình thành ở trẻ thái độ đúng đắn cũng như các thói quen tốt, các hành vi tích cực trong ứng xử với môi trường sống như biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng...

Ví dụ: Hiện nay chúng ta đang thực hiện chuyên đề “lấy trẻ làm trung tâm” trong mọi hoạt động, tích cực cho trẻ hoạt động trải nghiệm khám phá chứ không “nhốt” trẻ trong lớp với bốn bức tường vì lý do “trẻ ra sân khó quản”. Trẻ con rất thích khám phá xung quanh, đặc biệt là những điều mới lạ. Ví dụ khi cho trẻ trải nghiệm về các giác quan chúng ta sẽ cho trẻ được tri giác qua tranh ảnh, vật thật... trẻ được tận mắt nhìn thấy, được dùng mũi để ngửi, dùng tai để nghe, dùng tay để sờ, được dùng miệng để nếm, được cảm nhận sẽ kích thích tất cả các giác quan giúp cho nhận thức của trẻ được mở rộng. Bên cạnh đó giáo viên luôn nhắc nhở, giáo dục trẻ các hành vi tích cực như thu dọn sau khi chơi xong, nhặt rác bỏ vào thùng rác, không nghịch phá đồ vật, con vật nguy hiểm...

+ Môi trường mà người lớn chăm sóc, giáo dục trẻ bằng giao tiếp trực tiếp và thường xuyên: Ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi tình huống của cuộc sống, người lớn đều có thể bảo ban, dạy dỗ trẻ. Việc nuôi và dạy trẻ trong môi trường tâm lý - xã hội nhà trường cần được kết hợp một cách khéo léo và tự nhiên.

Ví dụ: Trong giờ tổ chức cho trẻ ăn giáo viên có thể trò chuyện, bảo ban, hướng dẫn trẻ các kỹ năng cần thiết như kỹ năng tự phục vụ (biết lấy chén, lấy muỗng, biết lấy ghế ngồi vào bàn, rửa tay, lau mặt trước và sau khi ăn xong...), kỹ năng giao tiếp, ứng xử (biết mời cô và các bạn khi ăn, biết cám ơn khi cô chia cơm, biết xin lỗi khi lỡ làm đổ cơm của bạn, không lấy đồ ăn của bạn...). Trong tổ chức giờ ngủ, giáo viên có thể cho trẻ nghe những điệu hát, vần thơ hay để trẻ có thể cảm nhận được tinh hoa văn hóa một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Hay trong tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời khi có bạn lỡ trượt chân vấp ngã tận dụng tình huống đó cô giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn, không trêu ghẹo bạn và xem bạn có bị trầy xướt gì không. Qua đó cô giáo có thể nói cho trẻ biết khi bị trầy xướt thì nên làm thế nào....

+ Môi trường tự do: Trong môi trường tâm lý - xã hội ở nhà trường, tất cả trẻ em đều được tự do hoạt động, được tạo cơ hội để phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có. Mỗi đứa trẻ là một con người riêng biệt, có đặc điểm riêng về thể chất và tâm lý, mỗi trẻ có cách tiếp nhận kinh nghiệm theo cách riêng, tốc độ riêng của mình. Những nét riêng này cần được tôn trọng và khuyến khích để trẻ phát triển một cách độc lập và chủ động.

Môi trường tâm lý - xã hội này tạo điều kiện cho trẻ tự do hoạt động do chính mình và vì chính mình. Khi trẻ hoạt động, người lớn khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá cuộc sống, tìm hiểu, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết. Do đó, mỗi trẻ đều được phát huy khả năng riêng của mình và hình thành ở trẻ ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh, với môi trường mà trẻ đang sống.

Tuy nhiên trên thực tế thì chúng ta vẫn còn “ngại” thay đổi, vẫn còn áp đặt trẻ và dạy theo những thứ chúng ta sẵn có chứ chưa thực sự dạy theo những gì trẻ hứng thú. Ngay trong quá trình tổ chức hoạt động chúng ta vẫn áp đặt câu trả lời, ý tưởng của trẻ. Ví dụ: khi dạy trẻ tìm hiểu về con mèo chúng ta vẫn thường áp đặt trẻ phải trả lời con mèo sống trong gia đình, đẻ con, có 4 chân, kêu meo meo, thích ăn cá và bắt chuột... chứ chúng ta chưa quan tâm đến mong muốn của trẻ “tại sao con mèo thích bắt chuột? Tại sao nó ngủ ngày? Tại sao nó đi rất êm?... Hoặc khi trẻ ra sân hoạt động giáo viên thường cấm đoán không cho trẻ chạy nhảy, la hét. Hay khi trẻ phát hiện có tổ kiến, con sâu thì chúng xúm xít lại mà không theo ý của cô giáo thì lúc đó cô giáo sẽ đến bắt trẻ phải di chuyển đến chỗ khác theo ý cô mà không quan tâm đến nhu cầu của trẻ là đang muốn tìm hiểu vể con sâu hay tổ kiến đó.

+ Môi trường có sự tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau: Trong môi trường tâm lý - xã hội lành mạnh, người lớn nói chung, cô giáo và bạn bè đều tôn trọng sự lự chọn hoạt động của trẻ, luôn đặt niềm tin nơi trẻ, tin rằng trẻ có khả năng hoàn thành và hoàn thành tốt những hoạt động mà trẻ được tự do lựa chọn. Niềm tin của người lớn, của bạn bè là động lực mạnh mẽ thúc đẩy trẻ hoàn thành nhiệm vụ theo cách tốt nhất có thể với khả năng của trẻ.

Ví dụ: Trong năm học vừa rồi lớp tôi có một bé thừa cân và đang chuẩn bị chạm mức béo phì. Để hạn chế sự tăng cân cho bé tôi đã chủ động phối hợp với gia đình thay đổi một chút trong chế độ ăn và tập luyện cho bé. Tôi thường cho bé ăn nhiều rau hơn các bạn khác, cắt chế độ sữa ở nhà chỉ uống một cốc sữa vào sau bữa ăn sáng tại trường, tôi thường tạo cơ hội cho bé tham gia giúp cô thu dọn bàn ghế, tăng cường vận động hơn các bạn trong các hoạt động. Tuy nhiên trong hai tháng đầu bé vẫn lên cân nhưng với lòng tin bé sẽ giảm được với sự kiên trì của mình thì đến tháng thứ tư bé đã không tăng cân nữa, đến cuối năm thì chiều cao tăng nhưng cân nặng vẫn giữ mức thế là bé không còn nằm trong kênh sức khỏe cần phải theo dõi. Hay trong giờ tập thể dục thì có một vài bé rất nhút nhát không dám tham gia vận động cùng các bạn khi thực hiện một số bài tập như trườn, trèo nhưng với lòng tin của mình đặt vào trẻ tôi đã giúp trẻ mạnh dạng, tự tin tham gia vào hoạt động cùng các bạn.

+ Môi trường khuyến khích trẻ tích cực, chủ động trong họat động: Với đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc được bố trí trên những chiếc giá vừa tầm với trẻ. Với thái độ cởi mở, vui tươi, với hành vi, cử chỉ nhẹ nhàng, ánh mắt trìu mến của cô giáo, sự cổ vũ của bạn bè, trẻ thực sự được sống trong môi trường an toàn, phong phú. Điều này làm nảy sinh ở trẻ những xúc cảm tích cực và lòng khao khát được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm.

Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về nghề xây dựng mà giáo viên chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi liên quan đến nghề như cái bay, gạch, cát, xi măng, đồ bảo hộ, tranh ảnh các công trình, video cách trộn hồ, cách xây gạch... sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu hơn nghề xây dựng là nghề như thế nào, cần có những đồ dùng gì, tạo ra những sản phẩm ra sao... chứ không chỉ đơn thuần ta chỉ cung cấp cho trẻ cái bay và gạch xây dựng mà trẻ có thể hiểu hết về nghề xây dựng.

Giáo viên phải cho trẻ tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi chứ không phải làm để trưng bày.

Ví dụ: Khi giáo viên tổ chức hoạt động cho trẻ in, vẽ hoa quả bằng rau củ không chỉ chuẩn bị màu nước, rau củ mà giáo viên nên chuẩn bị thêm màu lông, màu sáp, giấy màu... để trẻ có thể tiếp xúc và sử dụng nhiều loại màu khác nhau để tạo nên bức tranh. Và trong quá trình trẻ thực hiện giáo viên thường xuyên khơi gợi, động viên, khích lệ trẻ thì trẻ sẽ tạo ra được những sản phẩm có tính mới lạ, độc đáo hơn.

Để có thể xây dựng môi trường nhà trường nhân văn và thân thiện, giáo viên cần có một số kỹ năng như: biết lắng nghe trẻ, có lời nói và cử chỉ thể hiện sự quan tâm, tôn trọng trẻ, biết chia sẻ và thấu hiểu những vấn đề trẻ đang gặp phải trong học tập và cuộc sống, công bằng với trẻ, không phân biệt đối xử, tạo điều kiện để trẻ bộc lộ bản thân, biết cách khích lệ và động viên trẻ để trẻ thích nghi với môi trường lớp học, vượt qua những trở ngại...

Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống nội quy, quy tắc giao tiếp, ứng xử trong trường mầm non

Để xây dựng được môi trường tâm lý - xã hội mang tính chất của môi trường gia đình, môi trường tâm lý - xã hội lành mạnh, an toàn, thân thiện trong trường mầm non thì chúng ta cũng cần phải xây dựng một hệ thống nội quy, quy tắc ứng xử, các mối quan hệ và hành vi tích cực trong trường mầm non.

Việc xây hệ thống nội quy, quy tắc ứng xử phải dựa trên tinh thần cộng tác, có những nội quy, quy tắc chung và riêng phù hợp cho từng đối tượng nhưng phải dựa vào các yếu tố như sau:

- Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp: nghĩa là phải coi đối tượng giao tiếp là một cá nhân, một con người, một chủ thể với đầy đủ các quyền vui chơi, học tập, lao động... với những đặc trưng tâm lý riêng biệt, họ có quyền bình đẳng với mọi người trong các mối quan hệ xã hội. Trong xã hội, vị thế có khác nhau nhưng nhân cách là bình đẳng. Nhu cầu được tôn trọng là nhu cầu đặc trưng của con người. Tôn trọng nhân cách sẽ giúp họ cởi mở, tự tin trong giao tiếp. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình.

Ví dụ: Trong lớp học của chúng ta có những đứa trẻ gia đình có điều kiện nên lúc nào cũng tinh tươm, sạch sẽ còn có những đứa trẻ gia đình khó khăn hơn một chút, nhìn vẻ ngoài có yếu ớt hơn không vì thế mà ta cứ quấn quýt bên đứa trẻ tinh tươm kia mà quên đứa trẻ có gia cảnh khó khăn. Chính những đứa trẻ yếu ớt, khó khăn đó mới là đối tượng mà chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn chứ không phải bỏ mặc.

- Thiện ý trong giao tiếp: Trong các mối quan hệ xã hội đặc biệt là trường mầm non rất cần sự thiện ý. Thiện ý trong giao tiếp nghĩa là luôn nghĩ tốt, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng giao tiếp. Cung cách ứng xử thể hiện cái tâm của con người, người có tâm nhân hậu dễ thông cảm, chia sẻ với bất hạnh, rủi ro, vui với thành công của người khác, mong muốn người khác tiến bộ, thành đạt. Cái tâm nhân hậu giúp chủ thể thiết lập được các mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh và ngược lại người có tâm không nhân hậu thường ích kỉ, thiếu tôn trọng người khác, không biết cảm thông, chia sẻ, hay đố kỵ với thành công của người khác.

- Vô tư trong giao tiếp: nghĩa là trong giao tiếp chủ thể không bao giờ được lợi dụng đối tượng giao tiếp cả về vật chất và tinh thần. Đây là điều kiện để xây dựng, duy trì các mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp với những người xung quanh.

- Đồng cảm trong giao tiếp: nghĩa là chủ thể giao tiếp biết đặt mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp, vào hoàn cảnh, vào lứa tuổi để cảm thông, chia sẻ niềm vui, nổi buồn của họ. Suy nghĩ, thái độ, hành động của mỗi người là khác nhau. Nếu ta cứ khăng khăng bắt người khác phải theo mình khó tránh khỏi những bất bình. Đồng cảm giúp đối tượng giao tiếp cởi mở hơn và tạo được niềm tin, tạo ra sự gần gũi, thân mật, tạo ra cảm giác an toàn và hứng thú khi giao tiếp với nhau.

Ví dụ: Trong lớp có một vài phụ huynh thường đưa con đi học rất sớm hoặc đón rất muộn nhưng không vì thế mà ta cáu gắt, khó khăn với trẻ với phụ huynh mà phải biết tìm hiểu lý do và thông cảm cho họ như vậy mới tạo dựng được mối quan hệ tốt và tạo được cảm giác an toàn cho trẻ.

Ở đơn vị tôi cũng đã xây dựng những bảng nội quy cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh của trường tuy nhiên còn mang tính chất chung chung chưa được cụ thể hóa như trong giải pháp đã nêu. Nhà trường xây dựng một bảng nội quy dành chung cho phụ huynh và trẻ chỉ đơn thuần là quy định giờ giấc đón - trả trẻ, đồng phục, tư trang của trẻ khi vào trường, đối tượng phụ huynh được đón trẻ chứ chưa xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử, giao tiếp. Sau khi được tìm hiểu chuyên đề, với cương vị là một giáo viên - một tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào Quy định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/04/2008 quy định về đạo đức nhà giáo; căn cứ quyết định số 03/2007/QĐ-BNV quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; căn cứ vào Điều lệ trường mầm non tôi cũng đã mạnh dạng xây dựng được bảng nội quy, quy tắc giao tiếp, ứng xử với từng đối tượng trong trường mầm non và tôi sẽ tham mưu Ban giám hiệu bổ sung, chỉnh sửa và áp dụng trong năm học mới như sau:

- Nội quy, quy tắc giao tiếp, ứng xử của giáo viên với trẻ mầm non:

+ Yêu thương trẻ như con em của mình.

+ Giao tiếp, ứng xử thành tâm, thiện ý. Biết lắng nghe và cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Không phân biệt đối xử, công bằng với trẻ. Giúp đỡ, quan tâm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.

+ Thỏa mãn hợp lý các nhu cầu cơ bản của trẻ (nhu cầu an toàn, tự khẳng định, vui chơi, giao tiếp, nhu cầu tình cảm...). Mềm mỏng nhưng kiên quyết đưa trẻ vào nề nếp nhà trường.

.....................

3. Bài thu hoạch thăng hạng giáo viên Mầm non hạng 3 số 2

Bài thu hoạch cuối khóa
Lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng 3

Tên đề tài: "Đạo đức của giáo viên mầm non trong xử lí tình huống sư phạm ở trường mầm non".

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ, là nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Trẻ được lớn lên phát triển toàn diện là nhờ sự chăm sóc của gia đình nhà trường. Mẹ là môi trường học đầu tiên của con và cô là môi trường học thứ hai của con sau mẹ, con mãi là niềm hạnh phúc của mẹ. Là niềm tin của cô giáo là tương lai của dân tộc, là một công dân của thế giới ngày mai. Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ hiện nay, đang là trách nhiệm của mỗi gia đình, nhà trường và của toàn xã hội, vậy phải làm như thế nào đây để chúng ta có được những người công dân có ích cho xã hội đó là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Những người lớn phải biết chăm lo, bồi dưỡng và phát triển trẻ em thành những con người toàn diện.

Đối với trẻ mầm non cô giáo phải là người vừa dạy, vừa dỗ, vừa là người mẹ chăm sóc vừa là bạn cùng chơi với trẻ, để từ đó mới có những biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng trẻ mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ, để từ đó mới có những biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng trẻ mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác giáo dục mầm non. Tiêu biểu là các vụ bạo hành trẻ em đã bị báo chí phanh phui gần đây, đã làm mất đi hình tượng một người mẹ hiền trong mắt của trẻ và phụ huynh.

Chính vì vậy qua quá trình học tôi thấy tâm đắc nhất với chuyên đề : "Đạo đức của giáo viên mầm non trong việc xử lý các tình huống sư phạm mầm non".

Chuyên đề này giúp tôi hiểu rõ hơn về các khái niệm tình huống sư phạm trong nhóm, lớp học mầm non. Hiểu đạo đức của giáo viên mầm non và cách biểu hiện hành vi đạo đức trong việc xử lý các tình huống sư phạm trong nhóm, lớp học mầm non. Thực hành cách biểu hiện hành vi đạo đức trong việc xử lý các tình huống sư phạm thực tế.

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 23 mục 1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ “Nội dung giáo dục mầm non là phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối khoẻ mạnh, nhanh nhẹn biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn, bạn bè,…thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học. Điều 24 có quy định “Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non.

Trong giáo dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên, hơn ai hết, những thầy giáo, cô giáo cần ý thức được trách nhiệm lớn lao của mình để từ đó không ngừng bồi dưỡng, nâng cao những phẩm chất đạo đức, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm, hoàn thành tốt sự nghiệp trồng người, xứng đáng là tâm gương sáng để học sinh noi theo.

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Qua 12 năm công tác tôi nhận thấy: Trẻ mầm non rất tinh nghịch, hiếu động mà người lớn thường thấy ngộ nghĩnh, đáng yêu. Song bên cạnh đó còn có những trẻ có biểu hiện khác thường khiến cô giáo rất trăn trở... đó là trẻ có những biểu hiện khác thường không giống các bạn khác ở trong lớp hay còn gọi là trẻ “cá biệt” những trẻ này thường có những biểu hiện:

- Trẻ nhút nhát, rụt rè, hay khóc không thích tham gia vào các hoạt động cùng bạn, lười ăn, phản ứng chậm .

Trẻ quá hiếu động, tự do cười nói trong giờ học, giờ ăn, không làm theo sự hướng dẫn của cô, hay vứt đồ chơi và tranh giành đồ chơi với bạn, không nghe lời cô giáo ông bà, bố mẹ.

Trước hiện tượng lớp học như thế, bản thân tôi nhận thấy cần phải có biện pháp nào đó với mục đích làm giảm, hạn chế đến mức cho phép các hành vi mà trẻ “cá biệt” gây ra, làm bình ổn nề nếp của lớp học giúp cho trẻ có tính nhút nhát rụt rè phát huy được tính tích cực hoà chung với không khí học tập của lớp, giúp trẻ nhận ra hình thức sai trái của mình với phương châm “dạy trẻ từ thủa còn thơ” để trẻ cá biệt nói riêng trẻ mầm non nói chung có bước đệm sau này trong việc hình thành nhân cách con người mới hoàn hảo.

Trong giáo dục ngành học sư phạm mầm non, các tình huống thường xuyên xảy ra và muôn màu, muôn vẻ: Khi thì do mâu thuẫn của trẻ và điều kiện sống, khi thì đòi hỏi của người lớn xung quanh với khả năng và tính nết của trẻ, có khi lại do mâu thuẫn của chính trẻ em với nhau trong hoạt động.

Tình huống trong giáo dục mầm non vô cùng phong phú và đa dạng bởi sự phát triển của trẻ rất khác nhau. Mỗi cháu một tính nết riêng, một khả năng riêng, tình huống lại xảy ra trong những thời điểm và không gian khác nhau. Không thể có một giải pháp nào chung cho mọi đứa trẻ vì mỗi bé là một con người riêng biệt.

Thời gian qua, ở một vài tỉnh, thành trong nước liên tiếp xảy ra những vụ việc giáo viên mầm non bạo hành trẻ nhỏ, gây tâm lý phẫn nộ trong xã hội. Trong thực tế tại trường tôi công tác, đôi khi giáo viên chưa kìm chế được cảm xúc nên vẫn còn tình trạng la mắng, quát tháo học sinh.

Vì thế, vấn đề nâng cao chuẩn mực đạo đức của người dạy và trông trẻ đang được ngành Giáo dục Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung vô cùng quan tâm. Với nhiều biện pháp quyết liệt của các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh, đội ngũ giáo viên mầm non đã và đang dần nỗ lực tự hoàn thiện bản thân, tạo niềm tin đối với các bậc phụ huynh.

* Những nguyên nhân dẫn đến những thực trạng đó là:

- GV chưa hiểu trẻ và đáp ứng nhu cầu cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non.

- GV đôi khi không kìm chế được cảm xúc nên ảnh hưởng đến trẻ.

- Trẻ trong lớp quá đông cũng tạo nhiều áp lực cho GV, GV sẽ thường xuyên bị căng thẳng, từ đó mà tâm trạng không tốt.

- Do khối lượng công việc quá nhiều, áp lực của công việc khiến GV cảm thấy mệt mỏi sẽ ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp với trẻ.

- GV có quan niệm sai lầm khi cho rằng trẻ tuổi này rất bướng, rất lỳ, và phải giáo dục nghiêm khắc, phải trách phạt, la mắng cho trẻ biết sợ, biết chừa, thường cấm đoán và chỉ mong trẻ biết nghe lời.

Chính vì vậy Khả năng truyền đạt cho trẻ mầm non phải được trau dồi liên tục. Để giúp cho cô giáo mầm non đỡ lúng túng khi tìm các giải pháp cho các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ,

IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:

Biện pháp 1: Đạo đức phải có của người GVMN trong giao tiếp ứng xử với trẻ mầm non:

- Trong chăm sóc, giáo dục trẻ GV cần phải luôn luôn yêu thương trẻ như con, khéo léo và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của trẻ.

- Giáo viên cần dành mọi suy nghĩ, hành động ưu ái cho trẻ, vì trẻ đảm bảo cho trẻ phát triển tối đa những tiềm năng vốn có.

- Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng những hành vi cử chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở, vui tươi tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, bình yên, dễ chịu được khi đến trường.

- Tạo ra một bầu không khí thân thiện, cởi mở trong suốt quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ là điều rất quan trọng.

- Giáo viên cần hiểu trẻ, nên tìm những điểm tốt, điểm tích cực của trẻ để nêu gương, khích lệ trẻ tạo cho trẻ có được sự tự tin, phấn khởi.

- Cần tôn trọng trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của trẻ, không nên lờ đi trước ý kiến của trẻ.

- Giáo viên ứng xử công bằng với tất cả trẻ, không phân biệt, so sánh trẻ này với trẻ khác

Biện pháp 2: Phải có kỹ năng trong xử lí tình huống:

- Trước mỗi tình huống, GV cần bình tĩnh không nên vội vàng, nóng nẩy.

- Cần linh hoạt trong cách xử lý tình huống với trẻ, không nên cứng nhắc vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, một tính cách và sở thích khác nhau.

- Thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, cán bộ quản lý có thể nêu ra các tình huống để giáo viên giải quyết.

- Hướng dẫn giáo viên cách phân tích tình huống dựa trên đặc điểm của trẻ từ đó đưa ra cách giải quyết tình huống trong giao tiếp, ứng xử với trẻ mang tính ứng dụng cao.

Biện pháp 3: Rèn luyện hành vi/ thói quen đạo đức của GVMN trong các tình huống giao tiếp, ứng xử với trẻ mầm non:

- Chấp hành thực hiện mọi chủ trương chính sách, quy định của Ngành, của bậc học.

- Cùng tập thể giáo viên trong nhà trường xây dựng các quy định, yêu cầu về đạo đức trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, với trẻ, với phụ huynh.

- Phải là tấm gương sáng, mẫu mực về phong cách trước tập thể từ việc đi đứng, nói năng điềm đạm, ăn mặc giản dị, đúng mực; cách làm việc khoa học.

- Tạo ra một bầu không khí thân thiện, cởi mở, công bằng cùng chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau là điều rất quan trọng.

- Không ngừng nâng cao nhận thức của GVMN về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

- Tổ chức trao đổi, thảo luận về những đặc điểm đặc trưng của trẻ từ đó cùng nhau đưa ra những biện pháp trong việc giao tiếp, ứng xử với trẻ đạt hiệu quả như mong muốn.

Biện pháp 4: Đảm bảo điều kiện làm việc, môi trường làm việc để giảm áp lực đối với giáo viên mầm non

Nhiều người nghĩ rằng làm nghề giáo viên mầm non thoải mái và tự do, nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy, để lo cho từng bữa ăn giấc ngủ của trẻ, giáo viên mầm non phải chịu rất nhiều áp lực. Người giáo viên mầm non cũng là người phải xử lý trực tiếp những tình huống hay gặp của trẻ nhỏ độ tuổi từ 3 đến 5 như quấy phá, lười ăn, hay mắc dấu hiệu của bệnh tự kỷ ….

Tình trạng quá tải số lượng trẻ tính trên 1 giáo viên đang là vấn đề gây nhiều nhức nhối cho xã hội, và vấn đề này cũng là một trong những điều gây áp lực nhất tới các giáo viên mầm non. Việc quản lý quá nhiều trẻ nhỏ, từ việc soạn giáo án, chăm lo, tổ chức trò chơi, lên bảng theo dõi quá trình học tập, để ý tới tâm lý từng bé khiến các cô luôn phải bận bịu suốt cả ngày, áp lực về thời gian và trách nhiệm là vô cùng lớn.

Giáo viên mầm non không chỉ là một cô giáo đơn thuần mà dường như giáo viên mầm non giống như người mẹ hiền, người cha làm tất cả cho cả công việc từ nhỏ nhất đến lớn nhất, bởi vậy cần có ý kiến đề xuất với ban giám hiệu nên tạo cho cô giáo một môi trường làm việc thỏa mái, không áp đặt, gò bó, tạo môi trường thân thiện hòa đồng lẫn nhau, cho cô và trẻ cùng trải nghiệm thực tế, tham quan, tham gia vào nhiều phong trào lễ hội gần gũi với thiên nhiên

Biện pháp 5: Động viên, đãi ngộ và tôn vinh người giáo viên mầm non:

- Cán bộ quản lý thường xuyên quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của giáo viên mầm non và sẵn sàng giúp đỡ, động viên khi cần thiết.

- Cần đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên mầm non như quyền lợi của người lao động trong việc hưởng lương và phụ cấp, chế độ nghỉ ốm, nghỉ thai sản....

- Hàng năm trong các hội nghị cấp quận/huyện,phường/xã, cấp trường vinh danh những GV có trình độ chuyên môn và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho đông đảo nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn về vai trò quan trọng của người GVMN trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

* Sau quá trình học tập bản thân tôi đã thực hành những lý thuyết đã học vào thực tiễn công tác của mình và đã giải quyết thành công một số tình huống thường gặp trong công tác của mình như sau:

Tình huống 1:

Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ bông hoa) chủ đề “Thực Vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ, bé Thành ngồi im không vẽ, Cô giáo đến gần và hỏi: “Sao Thành không vẽ đi, các bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi”. Bé trả lời: “Con không thích vẽ bài này”.

Cách giải quyết:

– Cô thử hướng trẻ vào nội dung bài vẽ giống các bạn: “cô thấy Thành vẽ rất đẹp, đẹp hơn nhiều bạn trong lớp. Con vẽ nhé nếu con thấy khó cô sẽ vẽ cùng con”.

– Nếu Thành vẫn không vẽ, cô sẽ giúp trẻ bằng cách gợi ý hoặc giải thích trình tự hoặc trình bày mẫu… tùy theo khả năng của trẻ.

– Nếu trẻ vẫn nhất định không vẽ, cô hỏi Thành thích vẽ gì? Cô sẽ đưa mấu ví dụ như "vẽ quả bóng" cho con vẽ, nếu trẻ vẽ xong theo sở thích cô động viên trẻ thực hiện bài học trên.

– Cuối giờ cô nhận xét bài vẽ của cả lớp và dành thời gian nhận xét bài vẽ của Thành nên luôn dành những lời khen ngợi để tiết sau em chủ động hơn.

Tình huống 2:

Khi dạy trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát: “Chú bộ đội đi xa” nhịp ¾ có một số trẻ không biết vỗ tay theo nhịp mà vỗ ngược lại…

Cách giải quyết:

– Cô dạy trẻ thuộc lời bài hát và hướng dẫn trẻ vỗ đệm theo nhịp từng câu một đến hết bài.

– Nếu trẻ vẫn không thực hiện được cô cho trẻ đứng vòng tròn hoặc đứng hàng dọc, bước nhúng vào phách mạnh của nhịp, lúc đầu có thể đếm, sau đó thì ghép nhạc.

Tình huống 3:

Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học (dạy trẻ kể chuyện), cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, bỗng một bé kêu đau bụng và khóc rất to.

Cách giải quyết:

– Cô đến gần cháu đó bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khỏe của bạn và yêu cầu lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng.

– Cô giao nhiệm vụ cho lớp trưởng cho cả lớp đọc thơ, hát hoặc chỉ định các bạn hát, đọc thơ…

– Cô đưa bé bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc trải chiếu cho bé nằm, hỏi bé đã ăn những thức ăn gì, có thể xoa dầu cho bé và theo dõi.

– Nếu thấy cháu không đỡ cô nhờ cô giáo phụ trách lớp bên cạnh quản lý lớp và cho cháu xuống phòng y tế của trường theo dõi và xử lí kịp thời, hợp lí.

Tình huống 4:

Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo, ở góc chơi “Bé tập làm bác sĩ”, bé Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh. Bé Hoa bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết Hoa đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc bé Hoa bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa

Cách giải quyết:

– Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bênh và rủ bé Hoa đi cùng.

– Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô hỏi bác sĩ Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì?… Cô nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ, chào bác sĩ và ra về cố nhắc bệnh nhân Hoa vào khám.

– Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa nhập vai bênh nhân để thực hiện ý tưởng chơi “mẹ bệnh nhân”.

Tình huống 5:

Trong khi rửa mặt cho trẻ, phát hiện một trẻ bị đau mắt thì cần xử lí như thế nào ?

Cách giải quyết:

– Để lại cháu đó và rửa sau cùng, sau khi rửa xong cho cháu đó, khăn mặt phải để ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng, luộc nước sôi rồi phơi nắng.

– Cô rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn để tránh lây nhiễm sang các bé khác.

– Giờ trả bé trao đổi với gia đình để cùng phối hợp (có thể cho trẻ nghỉ học để tránh lây sang các bạn khác).

Tình huống 6:

Ở lớp mẫu giáo, giờ đi dạo sân trường, cô tổ chức cho trẻ chơi dịch vụ sửa nhà với cát và nước. Khi thời gian đã hết, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để chuyển hoạt động khác. Cháu Hùng nhất định không nghe, cứ ngồi chơi mãi, tiếp tục nghịch cát. Hãy giải thích hiện tượng trên. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?

Giải thích:

Biểu hiện tính bướng bỉnh. Ở tuổi này là lúc cái tôi xuất hiện. Trẻ đang tự muốn khẳng định mình. Đặc biệt là trẻ rất thích chơi với cát, nước, đất và ít có cơ hội được chơi nên khi cô yêu cầu trẻ vệ sinh trẻ làm ngược lại.

Cách giải quyết:

– Cô nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi rất hay (cô lấy ví dụ trò chơi có ở hoạt động tiếp theo).

– Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần (tháng) và cho biết lúc đó nếu bé thích chơi thì bé sẽ chơi tiếp (nếu có nội dung chơi này).

– Nếu cháu vẫn không chịu cô cho trẻ chơi thêm vào giao hẹn với cháu khi cô rửa tay, chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu và cô cháu mình cùng thi rửa tay, chân xem ai rửa sạch hơn…

Tình huống 7:

Trong giờ hoạt động góc của lớp mẫu giáo lớn đã diễn ra được khoảng 30 phút. Ở góc chơi xây dựng, trẻ đã xây xong công trình “trường mầm non của bé”. Cô giáo đi tới, đứng lại và hỏi trẻ: “Các con xây xong chưa ?“, trẻ trả lời: “Thưa cô, xong rồi ạ”. Cô giáo đứng ngắm công trình nhà xinh của trẻ một lát rồi đi làm việc khác. Trẻ ở góc chơi đó nhìn theo và chờ đợi cô.

Cách giải quyết:

– Cô trò chuyện với trẻ về công trình xây dựng để nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ.

– Cô và trẻ cùng bàn bạc về công trình xây dựng: bố cục, kĩ năng xây dựng của trẻ, cái gì được cô động viên, khuyến khích, cái gì chưa được cô gợi ý cho trẻ rút kinh nghiệm.

– Nếu còn thời gian, cô gợi ý xem trẻ có muốn xây dựng thêm gì cho công trình đẹp hơn, hoặc có nhu cầu chơi xây dựng gì nữa (tùy theo thời gian thực hiện chủ đề để gợi ý) và có chuẩn bị đồ chơi cho trẻ tiếp tục chơi.

Tình huống 8:

Cô giáo thực tập ở lớp mẫu giáo lớn, cô chuẩn bị dạy trẻ bài hát: “Em thêm một tuổi” (Chủ đề tết và mùa xuân), cô giới thiệu tên bài hát, tác giả bài hát và hát cho trẻ nghe. Cô đang hát bỗng 1 bé trai đứng lên nói: “Thôi cô ơi, cô đừng hát nữa, cô hát sai hết cả rồi”, làm cô giáo bối rối, lúng túng và lại càng hát lạc giọng hẳn đi.

Cách giải quyết

– Đến gần cô giáo nói nhỏ để mình dạy thay và nói với trẻ: “Hôm nay cô Nga dạy lớp mình hơi mệt, nên cô Nga bị mất giọng, cô sẽ giúp cô Nga dạy lớp mình bài hát này nhé”.

– Cô khen bé trai đã biết được giai điệu bài hát nhưng lần sau nếu muốn phát biểu các bé giơ tay xin phát biểu không được nói leo nhất là khi cô giáo đang hát và con nói nhỏ vào tai cô thôi vì có khi cô giáo hôm đó bị ốm nhưng vẫn cố gắng để dạy cả lớp mình để không ảnh hưởng tới các bạn khác.

– Góp ý với cô giáo trong nhóm nên chuẩn bị chu đáo trước khi đi dạy trẻ, nếu hát chưa hay nhưng phải hát đúng để đảm bảo chất lượng giờ dạy.

Tình huống 9:

Trong giờ ngủ trưa, có một số bé chưa ngủ được. Bé thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, bé thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm bên cạnh để bạn khóc ré lên, có bé thì lại khóc đòi về với mẹ.

Cách giải quyết:

– Tạo cho trẻ thói quen ngay từ buổi đầu tiên khi đến giờ ngủ.

– Cô kể chuyện, không kể to, kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và dễ dàng đi vào giấc ngủ hoặc cô hát ru và quan tâm đến những bé khó ngủ.

– Trường hợp bé không muốn ngủ không nên ép buộc trẻ, nên tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.

Tình huống 10:

Trong giờ chơi tập có chủ đích (đối tượng trẻ 36 – 48 tháng) với nội dung “ Chọn đồ chơi màu đỏ”. Khi cô giáo yêu cầu: “Các con chọn cho cô nơ màu đỏ” thì có một số trẻ chọn nơ màu xanh.

Có thể do 3 nguyên nhân:

– Trẻ chưa chú ý nghe yêu cầu của cô.

– Trẻ chưa nhận biết được màu đỏ.

– Trẻ thích làm ngược lại yêu cầu của cô.

Cách xử lí:

– Cô đến gần và hỏi trẻ trên tay bé đang cầm nơ màu gì và nhắc lại yêu cầu để trẻ chọn đúng. Hoặc cho trẻ nhắc lại yêu cầu hoặc cầm nơ màu đỏ lên để trẻ so sánh.

– Nếu trẻ không tìm được cô giúp trẻ tìm và cho trẻ nhắc lại cùng cô màu sắc của nơ cô và trẻ vừa tìm được.

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn, đặt nhiều kỳ vọng hơn vào thế hệ sau. Chính vì vậy, người giáo viên phải không ngừng tự cập nhật, tự trau dồi kiến thức để đáp ứng yêu cầu của xã hội, bên cạnh đó,việc nâng cao phẩm chất chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp, lối sống và phong cách sư phạm, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong sạch, vững mạnh là việc làm có ý nghĩa cấp thiết. Người giáo viên phải không ngừng tự hoàn thiện mình để xứng đáng với niềm tin, niềm hi vọng của nhân dân, xứng đáng là người đi "gieo hạt giống đẹp bao tâm hồn".

* ĐỀ XUẤT:

+ Đối với Ban Giám Hiệu:

- Thường xuyên xây dựng các chuyên đề khác nhau để giáo viên kiến tập học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nhu cầu cảu giáo viên.

- Tạo điều kiện cho giáo viên phát triển và thực hành vận dụng các chuyên đề đã học vào công tác.

+ Đối với Phòng Giáo dục và cấp trên:

Tất cả 11 chuyên đề đều rất thiết thực và cần thiết đối với người giáo viên mầm non nhưng em nhận thấy rằng các kiến thức đôi khi còn nặng về phần lý thuyết. Giáo viên được thực hành và trải nghiệm còn hạn chế.Thời gian học và viết bài thu hoạch, bài kiểm tra ít nên học viên còn chuẩn bị chưa được kĩ càng, số liệu minh chứng ít. Nên em có 1 số đề xuất sau:

- Thường xuyên xây dựng các chuyên đề tại các trường điểm để cán bộ, giáo viên được thăm quan học tập.

- Cấp trên đầu tư thêm kinh phí, cơ sở vật chất để nhà giáo dục có điều kiện thực hiện các chuyên đề được tốt hơn.

- Nên tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ, giáo viên theo hình thức học qua mạng để các học viên được học và thực hành ở mọi lúc mọi nơi.

Nhìn chung công việc của giáo viên mầm non là vô vàn khó khăn và áp lực do vậy cần có sự cảm thông của nhà trường và cộng đồng xã hội, phụ huynh, để chung tay cùng với giáo viên để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục chăm sóc trẻ được tốt hơn.

Đề đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay, tôi mong rằng các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cần quan tâm đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên học thăng hạng như chúng tôi, tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên được nâng ngạch công chức sớm nhất.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!.

4. Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 mầm non số 3

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Qua quá trình học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non ở hạng III, tôi nắm bắt được các nội dung như sau:

Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, giáo dục mầm non trong xu thế đổi mới, các mô hình quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường... . Những mặt được và mặt hạn chế của các mô hình quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường đó.Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh mầm non của bản thân và đồng nghiệp. Chủ động, tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh mầm non.

Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục mầm non; hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục mầm non.

Chương trình học giúp tôi xác định những việc cần làm để phát triển năng lực chuyên môn , hoàn thiện nhân cách và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp .

Để viết bài thu hoạch này , tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau :

Phương pháp thu thập tài liệu.

Phương pháp phân loại tài liệu .

Phương pháp nghiên cứu tài liệu .

Phương pháp điều tra .

Phương pháp tổng hợp .

II. PHẦN NỘI DUNG

Phần I. KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC KỸ NĂNG CHUNG

Gồm 3 chuyên đề cụ thể như sau: Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non; Luật trẻ em và hệ thống quản lý giáo dục.

1. Chuyên đề 1: Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa

Chuyên đề này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về giáo dục nói riêng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các chính sách về phát triển giáo dục.

1. Quản lý nhà nước về giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN

1.1.Quản lý nhà nước về giáo dục

1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục

Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực của các cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở đối với hệ thống giáo dục quốc dân.

1.1.2. Tính chất nhà nước về giáo dục và đào tạo

- Tính lệ thuộc vào chính trị

- Tính xã hội

- Tính pháp quyền

- Tính chuyên môn nghiệp vụ

- Tính hiệu lực hiệu quả.

1.2. Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong cơ chế thị trường định hướng XHCN

1.2.1. Đường lối và quan điểm chỉ đạo đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong cơ chế thị trường định hướng XHCN

1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong cơ chế thị trường định hướng XHCN

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý giáo dục.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

- Nguyên tắc pháp chế

- Nguyên tắc kết hợp nhà nước và xã hội.

- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ.

- Nguyên tắc khoa học.

- Nguyên tắc tính hiệu quả tính thiết thực và cụ thể.

- Nguyên tắc kế hoạch.

1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN

1.3. Mô hình quản lý công mới và áp dụng đối với giáo dục đào tạo

1.4. Cải cách hành chính nhà nước trong giáo dục đào tạo

1.4.1. Mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước trong giáo dục đào tạo

1.4.2. Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước trong giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2020

2. Chính sách phát triển giáo dục

2.1. Chính sách phổ cập giáo dục

- Nghị định 20/2014/ NĐ –CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

2.2. Chính sách tạo bình đẳng về cơ hội cho các đối tượng hưởng thụ giáo dục và các vùng miền.

2.3. Chính sách chất lượng

2.4. Chính sách xã hội hóa và huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục.

2.5. Chính sách đầu tư cho phát triển giáo dục

Liên hệ: Tôi luôn thực hiện đúng các chính sách, chủ trương đổi mới của Đảng của Nhà nước để công tác giáo dục tại trường đạt hiệu quả cao.

2. Chuyên đề 2: Đánh giá sự phát triển của trẻ Mầm non

Đánh giá sự phát triển của trẻ Mầm non là quá trình thu thập thông tin một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục Mầm non, nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp hơn. Chuyên đề này giúp tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp đánh giá trẻ. Sự đổi mới về đánh giá trẻ phù hợp với sự đổi mới của chương trình giáo dục Mầm non hiện nay. Sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và xây dựng và sử dụng bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non. Thông qua các bài tập thực hành tôi học cách xử lý kết quả và phân tích đánh giá sự phát triển của trẻ Mầm non trong phát triển chương trình nhà trường, nhóm lớp tôi đang dạy. Giúp tôi kiểm tra và quản lý hồ sơ của trẻ đầy đủ và khoa học.

2.1. Những vấn đề cơ bản về đánh giá sự phát triển của trẻ Mầm non

2.1.1. Mục tiêu đánh giá

Hiểu được những vấn đề cơ bản về đánh giá sự phát triển của trẻ trong chương trình GDMN. Có kỹ năng vận dụng các phương pháp, hình thức đánh giá và biết cách theo dõi sự phát triển của trẻ Mầm non và biết bộ chuẩn đánh giá dành cho trẻ 5 tuổi.

2.1.2. Nội dung đánh giá

Đánh giá sự phát triển của trẻ gồm các nội dung sau: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ.

2.1.3. Nguyên tắc đánh giá

Đánh giá trẻ trong hoạt động hàng, đánh giá sau chủ đề đối với mẫu giáo và theo tháng đối với nhà trẻ, đánh giá cuối độ tuổi (sau một năm học).

2.1.4. Phương pháp đánh giá

Quan sát, trò chuyện giao tiếp với trẻ, phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ, trao đổi với cha mẹ/người chăm sóc trẻ, sử dụng bài tập tình huống, phối hợp nhiều phương pháp.

2.2. Xu hướng đổi mới về đánh giá trẻ mầm non

Cùng với sự đổi mới chương trình GDMN, đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non cũng có nhiều đổi mới đối với nhà trẻ, đối với trẻ mẫu giáo, đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề giáo dục/giai đoạn, đánh giá sự phát triển cuối độ tuổi của trẻ, hồ sơ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non.

2.3. Hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

- Khái niệm về chuẩn.

- Mục đích ban hành bộ chuẩn PTTENT.

- Cấu trúc và nội dung của chuẩn phát triển trẻ em ... tuổi gồm ... lĩnh vực, ... chuẩn và .... chỉ số.

........

5. Bài thu hoạch Chuyên đề 6: Xây dựng môi trường tâm lí - xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non số 4

Câu hỏi

Câu 1: Thế nào là môi trường tâm lý-xã hội trong trường mầm non? Phân tích những đặc trưng cơ bản của môi trường tâm lý-xã hội trong trường mầm non?

Câu 2: Phân tích môi trường tâm lý-xã hội tại lớp ở trường mầm non nơi học viên đang công tác.

Trả lời

Câu 1

1.1. Khái niệm môi trường tâm lý - xã hội

Môi trường tâm lí - xã hội trong trường mầm non là môi trường được tạo dựng trên cơ sở bầu không khí sư phạm trong nhà trường, mối quan hệ tác động qua lại giữa người lớn với trẻ (giáo viên mầm non, cán bộ công nhân viên trong trường, phụ huynh, khách), người lớn với người lớn, trẻ với trẻ.

1.2. Những đặc trưng của môi trường tâm lí - xã hội trong giáo dục trẻ mầm non

Trẻ mầm non đang trong giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Sự phát triển của trẻ được quyết định bởi một tổ hợp các điều kiện là: đặc điểm phát triển cơ thể trẻ, điều kiện sống, mối quan hệ của trẻ với môi trường xung quanh, mức độ tích cực hoạt động của bản thân trẻ. Trẻ chỉ có thể lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội qua sự tiếp xúc với người lớn. Việc tạo nên bầu không khí tâm lý xã hội dựa trên các giá trị trong xây dựng môi trường là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy hiệu quả giáo dục vì nó đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của trẻ. Theo đó, môi trường nhà trường cần được thiết lập trên nền tảng các giá trị. Kết quả nghiên cứu của Unesco trong chương trình giáo dục giá trị sống toàn cầu, khi các nhà giáo dục đặt câu hỏi trẻ em cần được sống trong môi trường như thế nào, câu trả lời là:

  • Được an toàn
  • Được có giá trị
  • Được yêu thương
  • Được hiểu
  • Được tôn trọng.

Môi trường nhà trường thân thiện, trong đó, các mối quan hệ của giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ được dựa trên nền tảng của các giá trị như: tin tưởng, cởi mở, tôn trọng, đồng cảm, chia sẻ, không bạo lực, không có sự kì thị sẽ giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hoạt động sư phạm của giáo viên giúp trẻ em phát triển toàn diện. Bầu không khí sư phạm, mối quan hệ của người lớn với trẻ, trẻ với trẻ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tác động sư phạm. Xây dựng một môi trường tâm lí – xã hội với bầu không khí cơ sự thấu hiểu lẫn nhau để tất cả mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình có giá trị, được tôn trọng và an toàn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ cũng như sự thành công của nhà trường. Một môi trường lấy trẻ làm trung tâm mà trong đó có các mối quan hệ dựa trên lòng tin cậy, sự quan tâm và tôn trọng sẽ khơi dậy động cơ tốt đẹp, sự sáng tạo tự nhiên và gia tăng sự hiểu biết, đồng cảm lẫn nhau. Sống trong môi trường tâm lí – xã hội lành mạnh, có sự khuyến khích, ủng hộ, quan tâm, trẻ có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình. Mọi hình thức kiểm soát bằng cách đe dọa, trừng phạt, gây sợ hãi, xấu hổ chỉ khiến trẻ cảm thấy không phù hợp, ngượng ngùng và bất an.

Trước khi đến trường mầm non, trẻ được sống trong môi trường gia đình, được chăm sóc, dạy dỗ bằng tình cảm yêu thương, ruột thịt. Điều này không có được ở trường mầm non. Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, phát huy hết những tiềm năng đang nảy nở ở trẻ thì nhà trường cần xây dựng môi trường tâm lí – xã hội mang tính chất của môi trường gia đình.

Môi trường tâm lí - xã hội trong trường mầm non có một số đặc trưng sau:

Thứ nhất, đây là môi trường ẩn, không sờ thấy như môi trường vật chất, nhưng lại dễ dàng cảm nhận được vì đó là không gian chứa đầy cảm xúc. Trong môi trường, trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau, rơi vào các tình huống khác nhau, với các mối quan hệ khác nhau và đó cũng là bấy nhiêu lần tạo nên các cung bậc cảm xúc đa dạng, đối khi đối lập. Do vậy, nếu giáo viên không có khả năng quan sát để nhận biết và giúp trẻ vượt qua những khó khăn khi rơi vào các trạng thái cảm xúc tiêu cực cũng như sẵn sàng chia sẻ khi trẻ có tâm trạng vui vẻ, phấn khởi thì sẽ không thể tạo dấu ấn cảm xúc tích cực trong môi trường được.

Thứ hai, môi trường tương tác đa chiều, thể hiện các mối quan hệ xã hội:

- Tương tác giữa trẻ với trẻ: mỗi trẻ có nhu cầu, hứng thú, sở thích, kinh nghiệm và khả năng khác nhau; xuất thân từ các gia đình có nền tảng kinh tế, xã hội, văn hóa, dân tộc, phong tục, tập quán, cách giáo dục khác nhau... Điều này thể hiện sự phát triển cá nhân và xã hội khác nhau ở trẻ và có ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, giao tiếp của chúng.

- Tương tác giữa trẻ với giáo viên: sự khác biệt về nhận thức, kinh nghiệm, khả năng... giữa người lớn và trẻ em có thể dẫn đến các xung đột về nhận thức nếu người lớn không có kiến thức sâu sắc về trẻ, về sự phát triển, về việc trẻ học, chơi, về nhu cầu hứng thú của chúng. Những hạn chế về nhận thức, kinh nghiệm của trẻ về người lớn cũng làm cho trẻ không hiểu về người lớn và qui cho người lớn không yêu thương chúng ghét bỏ chúng.

- Tương tác giữa giáo viên – giáo viên – cán bộ, nhân viên của nhà trường. Trong môi trường giáo dục ở trường mầm non luôn diễn ra sự tương tác giữa các cán bộ, giáo viên. Nếu mối quan hệ giữa họ mang tính hợp tác, xây dựng, luôn quan tâm đến nhau, đến việc giáo dục trẻ và luôn làm gương cho trẻ trong mọi cử chỉ, hành động, lời nói sẽ có tác động tốt đến trẻ, đến giáo viên, tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở trong môi trường giáo dục.

- Tương tác giữa giáo viên - phụ huynh - trẻ: Phụ huynh cũng là đối tượng tạo nên tương tác đa chiều trong môi trường giáo dục. Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh được xây dựng trên tinh thần cởi mở, tôn trọng lẫn nhau sẽ có tác động trực tiếp đến trẻ. Sự thoải mái của cả giáo viên và phụ huynh sau các cuộc tiếp xúc có ảnh hưởng đến tâm lí của họ, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.

Thứ ba, môi trường được điều khiển bởi các qui tắc xã hội. Các qui tắc hành vi trong ứng xử giữa trẻ với nhau, giữa giáo viên với trẻ và với môi trường vật chất phải do chính những người tham gia xây dựng nên và được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, bình đẳng trong quyền hạn và trách nhiệm đối với bản thân, nhóm, tập thể. Khi các qui tắc ứng xử này bị phá vỡ sẽ tạo ra bầu không khí không lành mạnh do vậy cần phải có cam kết, thỏa thuận của những người tham gia. Điều này có nghĩa rằng, không nên đề ra các qui định trước buộc trẻ phải tuân theo mà hãy để cho trẻ cùng trao đổi, cùng quyết định nên đưa ra các nội qui qui định nào trong quá trình hoạt động và ứng xử với mọi người để đạt kết quả hoạt động cao nhất.

Thứ tư, đây là môi trường sống động. Môi trường nơi diễn ra hoạt động của trẻ phải trở thành môi trường sống động với các tương tác tích cực của những người tham gia. Điều này có nghĩa là môi trường vật chất vốn tĩnh tại nhưng khi có mặt của trẻ thì bỗng trở nên sống động, có thể kích thích khả năng chủ động, độc lập của trẻ, khuyến khích sự hợp tác giữa trẻ với nhau và với giáo viên hay trở thành nơi chuyển tải các thông về tình yêu, cái đẹp và sự gắn bó. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của giáo viên trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ giúp đỡ, điều khiển các mối quan hệ của trẻ.

Câu 2: Phân tích môi trường tâm lý-xã hội tại lớp ở trường mầm non nơi học viên đang công tác.

Nhận thức đúng đắn về môi trường tâm lý xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non. Tôi có quan niệm đúng về đối tượng giáo dục để quyết định thái độ và phương pháp giáo dục. Luôn coi trẻ là chủ thể của quá trình giáo dục để tạo mọi cơ hội cho sự chủ động, độc lập, tích cực ở trẻ, đồng thời phải quan tâm, tôn trọng và thương yêu trẻ như con em mình, luôn đi sâu tìm hiểu thế giới nội tâm ở trẻ, hiểu được nguyện vọng, yêu cầu, hứng thú, say mê của trẻ.

Hiện nay tôi đang xây dựng môi trường đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ. Khi tôi biết rõ trẻ đang nghĩ gì và làm như thế nào sẽ giúp trẻ xây dựng được ý tưởng hoạt động. Bản thân là tổ trưởng chuyên môn dành thời gian để quan sát hành vi của trẻ. Chính sự quan sát này là động cơ thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực vì muốn được cô khen chứ không phải là khẳng định bản thân. Nhờ xây dựng được môi trường tâm lý xã hội mà đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ. Gián tiếp cho trẻ thấy rằng giáo viên rất quan tâm đến trẻ. Trực tiếp thúc đẩy trẻ tiếp tục hoạt động theo cách chúng đang thực hiện.

Môi trường tâm lí - xã hội tại lớp trong trường mầm non tôi đang công tác như sau:

1. Tôi luôn đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi

- Những khu vực không an toàn cho trẻ trong nhà trường như: cầu thang, lan can, bể bơi, nhà vệ sinh cần được theo dõi chặt chẽ khi cho trẻ hoạt động.

- Không để các vật nhỏ, sắc nhọn, nước nóng ở lớp mà không có sự kiểm soát.

- Dạy trẻ sử dụng an toàn các đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho trẻ phù hợp với độ tuổi.

- Mỗi trẻ đi đâu, làm gì đều phải nằm trong tầm mắt của giáo viên để kịp thời giúp đỡ và ngăn ngừa mọi mối nguy hiểm cho trẻ.

2. Cô tạo môi trường có bầu không khí thân thiện, cởi mở và hỗ trợ trẻ

- Tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân bằng cách trang bị cho chúng những kĩ năng cần thiết.

- Thiết lập thói quen cho các hoạt động nhất định vào thời gian trong ngày của trẻ để trẻ được chủ động trong hoạt động của bản thân.

- Giáo viên xây dựng mối quan hệ tích cực trong lớp học (giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với nhau) dựa trên cơ sở tôn trọng trẻ.

- Cho phép trẻ phản hồi, được nói chuyện, đặt câu hỏi với cô, với các bạn một cách tự nhiên trong các hoạt động.

- Giáo viên phải thể hiện là người luôn sẵn sàng lắng nghe và đáng tin cậy bằng sự nhẹ nhàng, ân cần, chu đáo, công bằng và thống nhất trong lời nói và việc làm của mình.

- Không định kiến với trẻ.

- Tạo cho trẻ sự thích thú, thoải mái, vui vẻ, cởi mở... bằng nhiều hình thức hoạt động hấp dẫn như kể chuyện vui, sử dụng yếu tố hài hước.

- Dành nhiều sự quan tâm hơn đến trẻ mới đi học, trẻ trong thời kì chuyển lớp.

3. Cô hỗ trợ việc hợp tác và học tập tích cực

- Tạo mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức các hoạt động tập thể hấp dẫn.

- Chú trọng phát triển các kĩ năng xã hội trong các hoạt động nhóm (chờ đến lượt, phân công, hợp tác chia sẻ, biết tôn trọng bạn, giải quyết xung đột, biết kiềm chế).

- Không can thiệp quá nhiều vào quá trình trẻ chơi, nếu không cần thiết (giáo viên quan sát, khơi gợi, chỉ hướng dẫn trẻ khi cần thiết).

- Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, đặc điểm tâm lí lứa tuổi, đặc điểm cá nhân, chấp nhận trẻ học bằng cách Thử - Sai. Cho phép trẻ được làm sai trước khi làm đúng.

- Động viên trẻ lạc quan, tin vào bản thân (động viên trẻ bằng lời nói: “Không sao đâu”, “Làm lại nào”, “Con sắp làm được rồi”, “Cô thấy tốt hơn rồi đấy” nếu trẻ gặp khó khăn hoặc thất bại).

- Kiên nhẫn với trẻ: tránh thúc ép, gây căng thẳng khi luyện tập các kĩ năng cho trẻ, chờ đợi phản hồi của trẻ.

- Chấp nhận sự khác biệt: tôn trọng ý kiến cá nhân, nhu cầu, sở thích, khả năng của trẻ. Trong quá trình trao đổi ý kiến, tránh áp đặt để dần hình thành ở trẻ thói quen suy nghĩ độc lập.

- Tổ chức các hoạt động thường niên trong năm và khuyến khích sự tham gia tối đa của trẻ.

4. Không sử dụng hình phạt và bạo lực thể xác (về mặt thể chất) và các hành vi doạ nạt, quấy rối và phân biệt đối xử (về một tinh thần)

- Giáo viên luôn nhận thức được những hình phạt, hành vi doạ dẫm, bạo lực không những không đem lại hiệu quả mà còn gây tác hại đến thể chất và tâm lí của trẻ. Tôi hiểu rõ quyền và nghĩa vụ trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, từ đó xác định việc dùng bạo lực hay lời lẽ xúc phạm trẻ là vi phạm luật, vi phạm quyền trẻ em.

- Trẻ nhận thức được quyền và nghĩa vụ của bản thân. Trẻ hiểu bất kể hành động, lời lẽ xúc phạm nào đến trẻ khiến trẻ bị tổn thương đều không được chấp nhận, trẻ cần nói ngay với cha mẹ hoặc cô giáo để được giúp đỡ. Trẻ chơi tôn trọng nhau, chia sẻ và giúp đỡ nhau, biết cách giải quyết mâu thuẫn bằng thỏa thuận, thương thuyết chứ không dùng vũ lực. Trẻ chơi hoà đồng, không phân biệt đối xử với bạn, không cô lập bạn.

5. Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo của trẻ

- Không cấm đoán trẻ, chỉ cấm đoán khi không an toàn. Hạn chế ra mệnh lệnh, tăng cường khích lệ. Tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ nhau tuỳ theo khả năng.

- Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời nói.

- Hướng dẫn trẻ trở nên thoải mái, tự tin trước đám đông (qua các hoạt động trình diễn trên sân khấu, trước bạn học và trước người lạ).

- Cẩn trọng trong việc đánh giá trẻ. Nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi trẻ so với bản thân, và đối chiếu với yêu cầu chung của lứa tuổi, tránh việc so sánh trẻ với nhau. Luôn nhìn nhận, khen ngợi mọi tiến bộ lớn, nhỏ của trẻ, đặc biệt quan tâm tới sự tiến bộ của những trẻ chậm hoặc ít nghe lời.

- Thường xuyên lấy ý tưởng dạy học từ trẻ. Tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi, thậm chí đồ dùng dạy học và cho trẻ tích cực tham gia vào việc tạo dựng môi trường lớp học.

- Cân bằng giữa hoạt động tự do và hoạt động giáo dục có chủ đích.

6. Tạo cơ hội cho trẻ bình đẳng và được tự quyết định

- Không phân biệt, thiên vị trẻ giỏi và kém, giàu và nghèo.

- Dạy trẻ nhận thức rõ về khả năng và vai trò của mình phù hợp với lứa tuổi,

giới tính.

- Tạo cơ hội cho mọi trẻ như nhau.

- Quan tâm đến trẻ có nhu cầu đặc biệt, trẻ chậm phát triển.

7. Kết nối trường học và gia đình thông qua sự tham gia của cha mẹ

- Giáo viên và phụ huynh kịp thời trao đổi những dấu hiệu bất thường về mặt thể chất và tâm lí của con.

- Đa dạng hoá các hình thức trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình: sổ liên lạc, báo cáo học tập hoặc họp phụ huynh.

- Kêu gọi sự tham gia của phụ huynh trong các hoạt động của trẻ ở nhà trường.

- Phụ huynh được đóng góp ý kiến để xây dựng nhà trường tốt hơn, được tham gia vào quá trình giám sát, phát hiện những sai phạm, đặc biệt là hành vi xúc phạm đến trẻ.

8. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trẻ, cha mẹ và giáo viên

- Các dịch vụ hỗ trợ trẻ và cha mẹ như: đón sớm, trả muộn, tắm cho bé, trông trẻ tại nhà, học miễn phí trong thời gian đầu trẻ làm quen trường lớp, giảm học phí cho hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tư vấn dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, tâm lí...

- Các dịch vụ/chính sách hỗ trợ giáo viên: trả lương theo năng lực, tăng lương thưởng cho giáo viên giỏi, có nhiều đóng góp cho nhà trường, chế độ thai sản, thăm hỏi khi đau ốm, việc hiếu - hỉ của người thân...

- Tạo mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, mang tính xây dựng giữa cán bộ quản lí và giáo viên, giữa giáo viên với nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau, thi đua cạnh tranh lành mạnh.

- Xây dựng văn hoá giao tiếp lịch sự, tôn trọng nhau trong nhà trường từ việc xây dựng nội quy, và nghiêm túc thực hiện nội quy đó.

...............

6. Bài thu hoạch chuyên đề 7: Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

CHUYÊN ĐỀ 7

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẦM NON

(Lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III )

NHÓM HỌC VIÊN

Câu hỏi kiểm tra

Câu 1 : Phân tích các nguyên tắc đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non.

Câu 2: Lập phiếu quan sát đánh giá sự phát triển của một cá nhân trẻ 5-6 tuổi trong một lĩnh vực phát triển cụ thể.

Trả lời

Câu 1 : Các nguyên tắc đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non, bao gồm:

1. Đánh giá trẻ trong mối quan hệ, liên hệ.

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và đang trưởng thành. Quá trình phát triển của trẻ chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các yếu tố thể chất, trí tuệ, cảm xúc...Các yếu tố này phối hợp và tương tác qua lại lẫn nhau.

Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau chính vì vậy khi đánh giá trẻ phải tính đến các yếu tố liên quan. Sự tiến bộ của trẻ ở lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các lĩnh vực khác.

Ví dụ: Nếu trẻ gặp khó khăn trong sự phát triển tình cảm xã hội, trẻ sẽ bị hạn chế trong các hoạt động nhận thức. Nếu trẻ thiếu tự tin, rụt rè, nhút nhát...sẽ ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp, biểu đạt bằng ngôn ngữ.

2. Đánh giá trẻ trong môi trường gần với môi trường sống của trẻ.

Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện, điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, giúp trẻ chiếm lĩnh kinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách.

Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của trẻ nhỏ.

Khi đánh giá trẻ, người đánh giá cần đảm bảo môi trường gần với cuộc sống bình thường của trẻ. Sự phát triển và học tập diễn ra liên tục như kết quả của quá trình tương tác của trẻ với môi trường. Ngoài ra cần tạo tâm lí thoải mái cho trẻ, không gây áp lực cho trẻ, thậm chí không cho trẻ biết mình đang được đánh giá. Chỉ đánh giá trẻ khi trẻ đã sẵn sàng, không tạo áp lực cho trẻ khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu làm được như vậy, kết quả đánh giá mới khách quan và chính xác.

3. Đánh giá trẻ trong hoạt động

Tâm lí được hình thành qua hoạt động và bằng chính hoạt động. Bằng hoạt động, các hoạt động tâm lí được hình thành, phát triển và những nét tâm lí này cũng sẽ bộc lộ ra ngoài qua chính hoạt động.

Muốn phát triển tâm lý và hình thành nhân cách trẻ em thì nhất thiết phải đưa trẻ vào những hoạt động nhất định. Giáo dục trước hết phải là quá trình tổ chức hoạt động tích cực cho trẻ qua đó giúp trẻ chiếm lĩnh nền văn hóa của dân tộc và nhân loại.

Sự gắn bó, hiểu biết, chia sẻ với nhau của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chung. Trong hoạt động trẻ là chủ thể chính vì vậy trẻ là người tham gia tích cực trong sự phát triển và học tập, thể hiện mình một cách rõ ràng và trung thực nhất.

Giáo viên cần xác định các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ qua đó lên kế hoạch và xây dựng chương trình cho các hoạt động, đánh giá trẻ trong hoạt động, trong không gian và thời gian thích hợp.

4. Đánh giá trong sự phát triển.

Mỗi đứa trẻ là một thực thể đang phát triển. Đánh giá cần nhìn nhận theo xu hướng phát triển này.Kết quả đánh giá chỉ có ý nghĩa ở thời điểm đánh giá, nó không quy định tương lai của trẻ. Tuy nhiên người ta có theo dựa vào kết quả đánh giá hiện tại để tìm hiểu nguyên nhân và phán đoán sự phát triển tiếp theo.

Việc lưu giữ hồ sơ và sản phẩm hoạt động của trẻ một cách khách quan và đều đặn giúp giáo viên và phụ huynh có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về sự phát triển của trẻ. Nghiên cứu lịch sử phát triển của trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng vì đây là minh chứng giúp giáo viên phán đoán chiều hướng phát triển của trẻ, kịp thời có những biện pháp tác động phù hợp, kích thích sự phát triển của trẻ.

5. Sử dụng nhiều nguồn thông tin trong đánh giá trẻ.

Giáo viên mầm non cần cần sử dụng nhiều nguồn thông tin trong đánh giá trẻ. Cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá để phác họa bức tranh hoàn thiện về sự phát triển của trẻ ở tất cả các lĩnh vực. Trong quá trình đánh giá, có thể phối hợp với gia đình, các tổ chức chính trị- xã hội để có những đánh giá khách quan về sự phát triển của trẻ.

6. Đánh giá phải đảm bảo quyền lợi và phát triển khả năng học tập của trẻ.

Đánh giá theo bất cứ hình thức nào đều phải đảm bảo lợi ích cho người được đánh giá. Cho dù sử dụng phương pháp nào thì kết quả đánh giá cũng phải được sử dụng để chỉ dẫn và thúc đẩy sự phát triển của trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.

7. Đảm bảo công bằng trong đánh giá trẻ.

Trong quá trình đánh giá, cần đảm bảo công bằng cho tất cả trẻ, tôn trọng trẻ, quan tâm tới yếu tố ngôn ngữ và văn hóa trong đánh giá trẻ.

8. Nội dung và phương pháp đánh giá phải phù hợp với lứa tuổi.

Trẻ mầm non phát triển rất nhanh trong những năm đầu đời và đồng thời đây cũng là giai đoạn phát triển khá phức tạp. Nội dung và phương pháp đánh giá cần phù hợp với lứa tuổi mầm non. Việc đánh giá trẻ được coi là phù hợp nếu đo lường được quá trình học tập cũng như sự phát triển của trẻ.

Câu 2: Lập phiếu quan sát đánh giá sự phát triển của một cá nhân trẻ 5-6 tuổi trong một lĩnh vực phát triển cụ thể.

PHIẾU QUAN SÁT TRẺ

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI

Họ và tên trẻ: ……………………………………….…Nam/Nữ:………

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………

Lớp………………………………………………………………………..

Thời gian quan sát:………………………………………………………

TT

Nội dung quan sát

Đạt

Chưa đạt

  • 1.

Thể hiện sự nhận thức về bản thân (chọn bạn, đồ dùng, sử dụng nhà VS phù hợp với giới tính)

  • 2.

Nói chuyện phù hợp với giới tính (Trẻ gái nói nhẹ nhàng,…)

  • 3.

Tư thế ngồi, đi đứng phù hợp với giới tính

  • 4.

Các hành động phù hợp với giới tính trong quan hệ giao tiếp với bạn (trẻ trai giúp đỡ trẻ gái trong những việc nặng, trẻ gái quan tâm, chăm sóc bạn,…).

  • 5.

Mạnh dạn nói ra ý kiến của bản thân.

  • 6.

Mạnh dạn trả lời câu hỏi của người khác.

  • 7.

Tự nói lên ý kiến của mình với thái độ mạnh dạn, bảo vệ ý kiến của mình, thuyết phục được người khác mà không sợ sệt, rụt rè.

  • 8.

Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc.( Nhận ra ít nhất 4 trong 6 trạng thái cảm xúc của người khác khi họ vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ)

  • 9.

Biết quan tâm, hỏi han, biểu lộ cảm xúc phù hợp với sự buồn, đau, gặp nạn hay khi vui, thành công của người thân và bạn bè.

Có cử chỉ, hành động phù hợp để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của người thân và bạn bè.

Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn.

Sẵn sàng chia đồ chơi, đồ dùng cho những người gần gũi.

Trẻ có hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội

Sử dụng được ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để yêu cầu sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết.

Vui vẻ, hòa đồng, giao tiếp thân thiện với tất cả mọi người, các bạn trong lớp.

Tự nhận ra sự khác biệt của người khác với mình và chấp nhận.

Biết chủ động đề nghị sự giúp đỡ của người khác.

7. Bài thu hoạch chuyên đề 8: Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non

CHUYÊN ĐỀ 8

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG GIÁO DỤC MẦM NON

(Lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III )

Câu hỏi

Câu 1 : Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

Câu 2 : Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm:

TRẢ LỜI

Câu 1 : Khái niệm sáng kiến kinh nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non là những tri thức kỹ năng mà người viết (giáo viên mầm non,cán bộ quản lý) tích lũy được trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng những biện pháp mới đã khắc phục được những khó khăn, hạn chế của những biện pháp thông thường góp phần nâng cao rõ hiệu quả giáo dục mầm non.

Sáng kiến kinh nghiệm là một phần trong phát triển chuyên môn của giáo viên mầm non. Sáng kiến kinh nghiệm giúp người viết nhìn lại thực tiễn giáo dục tại nơi vấn đề còn tồn tại tại: lớp học, trường mầm non, từ đó người viết sẽ phát hiện được các vấn đề và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn đồng thời viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên hiểu hơn về năng lực sư phạm của mình tích lũy được các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin giải quyết vấn đề.

Câu 2: Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm

1. Yêu cầu về nội dung của sáng kiến

- Tính mới : Sáng kiến kinh nghiệm phải giải quyết được những bất cập còn tồn tại trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non chưa từng được giải quyết.

- Tính mục đích : Sáng kiến kinh nghiệm giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non đồng thời nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp....

- Tính khoa học : sáng kiến kinh nghiệm phải trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm căn cứ cho việc giải quyết vấn đề hay những bất cập được nêu ra trong đề tài. sáng kiến kinh nghiệm phải trình bày một cách rõ ràng các bước tiến hành. Minh chứng, số liệu và kết quả phải trung thực trực chính xác các làm nổi bật được hiệu quả và tính ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm.

- Tính thực tiễn :

+ Người viết phải trình bày được những vấn đề đã diễn ra trong thực tiễn giáo viên mầm non nơi mình công tác. Những kết luận được rút ra trong sáng kiến kinh nghiệm phải là sự khái quát những công việc cụ thể đã tiến hành từ hiệu quả thực tiễn của những công việc đó.

+ Sáng kiến kinh nghiệm phải được khảo sát, đánh giá trên cơ sở kiểm nghiệm thực tế giáo dục mầm non với độ tin cậy chấp nhận được

- Khả năng áp dụng và nhân rộng :

+ Người viết phải trình bày làm rõ hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

vào thực tiễn, tiết kiệm được thời gian và chi phí. (Có minh chứng kết quả bằng số liệu, hình ảnh để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ.)

+ Sáng kiến kinh nghiệm phải dễ áp dụng và áp dụng cho nhiều đối tượng ở nhiều nơi.

2. yêu cầu về hình thức của sáng kiến kinh nghiệm

- Về cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm:

Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm phải rõ rang, bố cục chặt chẽ từ phần mở đầu nội dung đến kết luận (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận). Các phần, tiểu mục phải đồng nhất cách trình bày, thể hiện được đầy đủ, chi tiết các giai đoạn đã thực hiện trong nghiên cứu, mối liên hệ giữa các khâu, các mắt xích của nghiên cứu, để qua đó có thể thấy được kết quả của nghiên cứu, những điểm mạnh và những điểm yếu còn tồn tại trong quá trình nghiên cứu.

Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

STT

Cấu trúc

Yêu cầu

1

Tên đề tài

Gọn, rõ (không quá 30 từ), phản ánh đối tượng, nội dung nghiên cứu; phù hợp với thực tiễn của đơn vị, ngành.

2

Đặt vấn đề

Nêu rõ lý do chọn đề tài, (tính cần thiết)

3

Giải quyết vấn đề

Có cơ sở lý luận: rõ ràng thể hiện người viết có sự tham khảo, lựa chọn

Thực trạng: Nêu và phân tích được nguyên nhân (kèm minh chứng)

Biện pháp tiến hành: Có giải pháp mới, sáng tạo; phương pháp nghiên cứu, cách tiến hành phù hợp (kèm minh chứng)

Hiệu quả: Đánh giá được kết quả của các biện pháp thông qua thực nghiệm (minh chứng kết quả bằng bảng tổng hợp, số liệu, hình ảnh, …)

4

Kết luận, kiến nghị

Đánh giá được những nét cơ bản của đề tài; chỉ ra khả năng phát triển; những kiến nghị giúp cho vấn đề được giải quyết triệt để hơn.

- Ngôn ngữ, văn phong:

Trước tiên , ngôn ngữ, văn phong trong sáng kiến kinh nghiệm phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục. Cách diễn đạt vấn đề phải phù hợp và dễ hiểu với đối tượng tiếp nhận sáng kiến kinh nghiệm.

Thứ hai , văn phong diễn đạt phải thể hiện được tính chất nhất quán. Các cách lý giải vấn đề của nghiên cứu đều phải được xuất phát từ hệ thống lý thuyết kết và được xây dựng trong chương trình nghiên cứu.

Thứ ba , những kết luận được nêu ra trong sáng kiến kinh nghiệm phải phù hợp với những mục tiêu đã đặt ra ra và với những giả thuyết được trình bày cũng như phải phù hợp với kế hoạch tổ chức nghiên cứu. Nghĩa là phải vừa phù hợp với nội dung vừa phù hợp với hình thức, tính chất và các phương pháp nghiên cứu.

8. Bài thu hoạch chuyên đề 9: Kỹ năng hướng dẫn, tư vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên

CHUYÊN ĐỀ 9

KĨ NĂNG HƯỚNG DẪN, TƯ VẤN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN

(Lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III )

NHÓM HỌC VIÊN

TT

Họ tên

Ngày, tháng, năm sinh

Đơn vị công tác

Câu hỏi

Câu 1: Trình bày những yêu cầu đối với người hướng dẫn, tư vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non?

Câu 2: Tình huống: Giáo viên A mới được tuyển dụng về dạy tại trường của bạn được 2 năm. Sắp tới ngày Tết trung thu, cô A đựơc giao nhiệm vụ phụ trách việc lên kế hoạch và tổ chức ngày hội này cho các trẻ trong trường. Nhưng do chưa có kinh nghiệm, A rất lo lắng và bối rối. A đã tìm đến bạn để nhờ bạn hướng dẫn vì bạn đã từng phụ trách công việc này.

Yêu cầu: Thực hành đóng tình huống hướng dẫn A

Trả lời

Câu 1: Trình bày những yêu cầu đối với người hướng dẫn, tư vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non:

1. Các khái niệm

Năng lực nghề nghiệp của người giáo viên là tổ hợ những dặc điểm tâm lý cá nhân của nhân cách đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công trong việc nắm vững và thực hiện hoạt động ấy, là khả năng của người giáo viên có thể làm được những công việc của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi. Giáo viên mầm non có năng lực sư phạm là người đã tích lũy được vốn tri thức, hiểu biết và kỹ năng nhất định để thực hiện tốt công việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên là sự phát triển nghề nghiệp một giáo viên đạt được do có các kĩ năng nâng cao (qua quá trình học tập, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm) đáp ứng các yêu cầu sát hạch việc giảng dạy, giáo dục một cách hệ thống, thể hiện ở khả năng vận dụng sáng tạo tri thức, kỹ năng, kĩ xảo của cá nhân vào tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi.

Hướng dẫn, tư vấn, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên mầm non là làm cho việc phát triển năng lực nghề nghiệp được thực hiện thông qua công việc lâu dài và liên tục, đáp ứng kịp thời với nhu cầu của giáo viên trong quá trình dạy học và giáo dục.

2. Những yêu cầu đối với người hướng dẫn, tư vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non:

- Tôn trọng sở thích và tin tưởng vào khả năng của đồng nghiệp.

- Có uy tín trong nghề nghiệp và khả năng tạo được sự tin tưởng của đồng nghiệp.

- Có tâm, biết lắng nghe, chia sẻ, kiên trì, thân thiện, tế nhị, khách quan, công bằng, khoan dung, chân thật, tế nhị và có khiếu hài hước.

- Hiểu được nguyện vọng của giáo viên mầm non, mức độ thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của đồng nghiệp (biết được đồng nghiệp làm gì, làm như thế nào trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non).

- Biết đưa ra nhiều lựa chọn để giáo viên mầm non quyết định và làm cho giáo viên mầm non biết họ phải làm gi để phát triển hoạt động nghề nghiệp tốt hơn so với hiện tại.

- Tôn trọng sự đổi mới. Thực hiện hướng dẫn, tư vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non dựa trên những gì giáo viên mầm non cần.

- Có thái độ thông cảm, có kĩ năng động viên, thúc đẩy đồng nghiệp tham gia tích cực vào hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp.

Câu 2: Thực hành giải quyết tình huống

Trong tình huống này, trước tiên sẽ động viên giáo viên A không quá lo lắng, cùng với tổ chuyên môn thảo luận lên kế hoạch cho ngày tết trung thu: Dự kiến các hoạt động sẽ tổ chức cho trẻ, dự kiến chuẩn bị khánh tiết, các tiết mục cần tập luyện, phân công giáo viên, học sinh đóng vai, ... viết kịch bản cụ thể,. Sau đó phân công cho các lớp, mỗi lớp 1 tiết mục văn nghệ hát múa về ngày tết trung thu.

Công tác tổ chức: Phân công và nhiệm vụ cụ thể tới từng giáo viên, mỗi

người phụ trách một mảng chuẩn bị nhạc, loa đài, trang phục các nhân vật, trang phục của trẻ, khánh tiết, bàn ghế, duyệt chương trình một lượt, cho các lớp duyệt văn nghệ, cho trẻ được làm quen trước với sân khấu.

9. Bài thu hoạch chuyên đề 10: Tổ chức, huy động cộng đồng tham gia giáo dục trẻ mầm non

CHUYÊN ĐỀ 10

TỔ CHỨC HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON

(Lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III )

NHÓM HỌC VIÊN

TT

Họ tên

Ngày, tháng, năm sinh

Đơn vị công tác

Câu hỏi

Cộng đồng tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ở những nội dung nào? Hãy phân tích sự tham gia của mỗi tổ chức cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

BÀI LÀM

Huy động cộng đồng được hiểu là “Điều một số đông, một số lớn nhân lực, vật lực vào một công việc gì” hoặc “Kêu gọi số đông vào một việc cần thiết”. Vậy, việc huy động cộng đồng tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là “Quá trình kêu gọi các tổ chức, cá nhân, những người sống trong cộng đồng cùng tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non”.

Huy động cộng đồng tham gia vào chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là hoạt động mà các cơ sở giáo dục mầm non và các tổ chức cộng đồng đều được hưởng lợi. Nói cách khác, đây vừa là trách nhiệm đồng thời cũng là quyền lợi của các tổ chức cộng đồng. Nội dung huy động cộng đồng tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non được xác định căn cứ vào nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức cộng đồng.

Nội dung huy động cộng đồng tham gia vào chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

1. Căn cứ vào các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ

a)Đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

  • Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ. Các trung tâm y tế phối hợp với nhà trường trong việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.
  • Chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ
  • Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, phối hợp tổ chức những hoạt động để chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng…
  • Phối hợp kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của trường lớp/mầm non.
  1. b)Đối với việc giáo dục trẻ
  • Tham gia xây dựng kế hoạch của nhóm,lớp
  • Tham gia vào thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ trong chương trình giáo dục mầm non, hướng đến việc đạt mục tiêu, kết quả mong đợi ở trẻ.
  • Tham gia xây dựng cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ: làm đồ cùng, đồ chơi cùng giáo viên và trẻ, trang trí lớp học…
  • Tham gi tổ chức ngày hội, ngày lễ của nhóm/lớp, tham gia dạy năng khiếu, hộ trợ trẻ kịp thời, dạy trẻ các trò chơi dân gian và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác của địa phương.
  • Tuyên truyền với cộng đồng về các hoạt động giáo dục trẻ của nhóm/lớp, hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức cho trẻ đi tham quan, trải nghiệm
  • Phối hợp giám sát, kiểm tra công tác giáo dục trẻ của nhóm/lớp

2. Căn cứ vào chức năng của mỗi tổ chức

a)Trung tâm, trạm y tế

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, đây là đơn vị có vai trò quan trọng và ưu thế nổi trội trong việ hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Nhà trường cần phối hợp với trung tâm/ trạm y tế trên địa bàn về một số nọi dung dặc trưng, nổi bật, gắn với chức năng, nhiệm vụ của trung tâm y tế như:

  • Khám sức khỏe của trẻ, tư vấn, phổ biến về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học, tuyên truyền các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
  • Phối hợp với nhóm, lớp để trực tiếp xử lí các tình huống có thể xảy ra liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ như: trẻ bị bỏng, ngã… Khi có tình huống xảy ra, nhà trường chủ động báo cho nhân viên y tế tại trường, phối hợp với trung tâm/trạm y tế địa phương để xử lí phù hợp (xử lí, cấp cứu tại chỗ, sơ cứu và làm thủ tục chuyển trẻ đến các cở sở y tế tuyến trên…)
  • Kịp thời hỗ trợ các nhóm lớp có biện pháp phòng tránh và đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ khi có dịch bệnh xảy ra, tiêm phòng, uống thuốc điều trị, vệ sinh môi trường…
  • Hướng dẫn các bậc cha mẹ, cộng đồng cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở trẻ. Nhà trường phối hợp với trung tâm/trạm y tế để xây dựng nội dung và tuyên truyền cho các bậc cha mẹ, người dân sống trên địa bàn về một số bệnh thường gặp ở trẻ em

b)Hội Phụ nữ

Các cơ sở giáo dục mầm non có thể phối hợp với hội Phụ nữ them gia hộ trợ nhà trường trong mốt số hoạt động như: tổ chức các hội thi có nội dung liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ, vận động phụ nữ, các bà mẹ tham gia hỗ trợ nhà trường trong một số hoạt động:

  • Hỗ trợ nhóm/lớp ngày công lao động: trang trí, dọn vệ sinh phòng lớp… trước mỗi dịp lễ, hội của nhà trường hoặc khi thấy cần thiết. Nhà trường chủ động phối hợp với Hội phụ nữ để mời tổ chức này đứng ra huy động các tổ chức, cá nhân khác trên địa bàn, phối hợp với nhà trường cùng làm công tác trang trí, dọn vệ sinh phòng lớp cho khang trang, sạch đẹp.
  • Nấu ăn cho trẻ, chắm sóc trẻ ngủ trưa tại nhóm/lớp, trồng rau xanh, ủng hộ thực phẩm sạch cho nhóm/lớp tư thục.
  • Quyên góp ửng hộ đồ dùng, làm đồ chơi cho trẻ. Hội phụ nữ đứng ra huy động các tổ chức, cá nhân khác trên địa bàn phối hợp với nhà trường cùng quyên góp đồ chơi cho trẻ, quyên góp và vận động mọi người cùng thu gom, làm sạch các nguyên liệu tái chế để làm đò chơi cho trẻ, vừa có ý nghĩa giáo dục, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
  • Hõ trợ nhóm/lớp tổ chức cho trẻ đi tham quancác danh lam thắng cảnh, công trình xây dựng, di lích lich sử của địa phương.

Bên cạnh đó, trong các hoạt động huy động cồng đồng tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên mầm non cần tính đến việc phối hợp tổ chức, triển khai một số hoạt động có thể mang lại lợi ích cho Hội phụ nữ, qua đó, đối tượng được hưởng lợi cuối cùng vẫn là trẻ như: Mời Hội tham gia các dự án giáo dục dinh dưỡng, phong trào VAC, tuyên truyền, trang bị cho hội viên những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học…

c)Đoàn Thanh niên

  • Quyên góp nguyên liệu tái sử dụng để làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ
  • Đóng góp ngày công lao động vệ sinh nhóm/lớp: dọn vệ sinh trong và ngoài nhóm lớp, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhỏ… Hỗ trợ trồng cây xanh, vườn hoa hoặc cải thiện môi trường sân vườn của trường.
  • Sưu tầm, cập nhật, cung cấp cho giáo viên những tài liệu liên quan đến chăm sóc, giáo dục ở trong nước và thế giới.
  • Tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động của trường mầm non cho cộng đồng cha mẹ trẻ với nội dung, hình thức đa dạng.
  • Phối hợp tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho trẻ.

d)Đối với các tổ chức cộng đồng khác

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và ưu thế của mỗi tổ chức mà giáo viên mầm non xây dựng nội dung huy động đối với mỗi tổ chức cho phù hợp.

Ví dụ với Hội khuyến học, giáo viên có thể phối hợp trong việc vận động, xây dựng quỹ hỗ trợ, tuyên dương trẻ chăm ngoan, hỗ trợ kinh tế cho các gia đình trẻ khó khăn, tham gia cùng nhóm/lớp trong các hoạt động đọc sách và các hình thức sinh hoạt khác…

Giáo viên mầm non nên ghi lại các kết quả công việc hỗ trợ của các tổ chức cộng đồng, ghi danh những người tham gia để báo cáo với nhà trường và lãnh đạo chính quyền địa phương, cha mẹ trẻ và cộng đồng như một hình thức vinh danh, tuyên dương thành quả của sự hỗ trợ ấy đối với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 23.005
Top 8 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên mầm non hạng IV lên hạng III (11 chuyên đề)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm