PowerPoint Toán 4 Bài 57: Mi-li-mét vuông
Giáo án PowerPoint Toán 4 Chân trời sáng tạo Bài 57: Mi-li-mét vuông được thiết kế dưới dạng slide trình chiếu PPTX + Word với đầy đủ nội dung và hình ảnh đẹp mắt, hỗ trợ giáo viên soạn giáo án điện tử, mang đến những bài giảng hiệu quả, lý thú.
Sau đây là nội dung chi tiết Bài giảng điện tử Toán 4 Chân trời sáng tạo Bài 57: Mi-li-mét vuông thuộc Tuần 25, biên soạn bám sát sgk Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 2 . Mời các bạn cùng tham khảo và tải về.
Giáo án điện tử Toán 4 Chân trời Bài 57: Mi-li-mét vuông
1. PowerPoint Bài 57: Mi-li-mét vuông
2. Giáo án Toán lớp 4 Bài 57: Mi-li-mét vuông
Bài 57. MI-LI-MÉT VUÔNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết độ lớn 1 mm2 (diện tích hình vuông có cạnh dài 1 mm); nhận biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông, viết các số đo theo đơn vị mi-li-mét vuông; thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong trường hợp đơn giản, thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích mi-li-mét vuông, xăng-ti-mét vuông.
- Vận dụng giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đơn vị đo diện tích, biểu đồ cột
- HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất trách nhiệm, yêu nước.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình;
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Giấy kẻ ô vuông, mỗi cạnh 10 ô vuông dùng cho nội dung bài học, hình ảnh bài Thực hành 3, bài Luyện tập 1 và bài Khám phá ( nếu cần).
-HS: Giấy kẻ ô vuông, cạnh mỗi ô vuông dài 1mm dùng cho mục Giới thiệu
mi-li-mét vuông (GV chuẩn bị).
III. Các hoạt động dạyhọc:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động: ( 5’) a. Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Giúp học sinh củng cố đơn vị đo diện tích đã học b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp - GV tổ chức trò chơi “Đố bạn?” GV: Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học. GV: 1 cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? GV: Trên bàn tay bạn, cái gì có diện tích khoảng 1 cm2? GV: Diện tích móng ngón út? GV: Khi đó ta phải dùng đơn vị diện tích bé hơn. à Giới thiệu bài. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Khám phá, hình thành kiến thức mới: Mi-li-mét vuông a.Mục tiêu: - HS nhận biết độ lớn 1 mm2 (diện tích hình vuông có cạnh dài 1 mm); nhận biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông, viết các số đo theo đơn vị mi-li-mét vuông b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm, cả lớp 1. Giới thiệu mi-li-mét vuông. - HS (nhóm đôi) quan sát hình ảnh bên trái ( SGK). Hình vuông bé xíu, màu vàng có canh dài bao nhiêu? (1 mm) - Diện tích hình vuông này là một mi-li-mét vuông. + Mi-li-mét vuông là đơn vị đo đại lượng nào? (Mi-li-mét vuông là đơn vị đo diện tích à GV viết bảng). + GV giới thiệu cách viết tắt mi-li-mét vuông. GV viết: cm GV viết: cm2 GV viết: mm GV viết: mm2 à GV viết bảng: Mi-li-mét vuông viết tắt là mm2. + 1 mm2 là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? à GV viết bảng: 1 mm2 là diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm. - Nhận biết độ lớn của mm2, thực hành đọc, viết mi-li-mét vuông. + Viết theo mẫu rồi đọc GV lưu ý HS: số và kí hiệu cách nhau một chút (khoảng nửa thân con chữ o) + Những vật nào có diện tích khoảng 1 mm2? (Dấu chấm đậm ở đầu, dòng trên, lỗ gài trên dây đồng hồ, hạt mè, nốt ruồi,...). 2. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông với xăng-ti-mét vuông - HS (nhóm bốn) thảo luận, nhận biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông với xăng-ti-mét vuông. - HS quan sát hình ảnh ở SGK (GV giải thích hình bên trái phóng lớn được hình bên phải), - HS thảo luận tình cách làm - Một vài nhóm trình bày. - Cả lớp đếm theo tay chỉ của GV. + Hàng đầu đếm theo ô 1 mm2: 1,2,3,...,10 mm2. + Đếm các hàng theo 10 mm2: 10,20,30,...,100 mm2. à 1 cm2 = 100 mm2 100 mm2 = 1 cm2 (GV viết bảng, HS lặp lại nhiều lần) 3. Thực hành- luyện tập Hoạt động 1: Thực hành 15’ a. Mục tiêu: - Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích mi-li-mét vuông, xăng-ti-mét vuông. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi Bài 1: - HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài; nhận biết + Yêu cầu của bài: Số? + Tìm thế nào? (chuyển đổi đơn vị đo) - Hỏi nhanh đáp gọn ôn lại cách chuyển đổi đơn vị (coi trăm là đơn vị đếm hoặc thực hiện nhân nhẩm với 100, chia nhẩm cho 100). + Một xăng-ti-mét vuông bằng bao nhiêu mi-li-mét vuông? - Năm xăng-ti-mét vuông? - Mười bảy xăng-ti-mét vuông? - Tám trăm mi-li-mét vuông bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? - Gọi 1 số cá nhân trình bày. - Sửa bài, GV cũng có thể cho HS chơi tiếp sức (hoặc truyền điện) để sửa bài (tạo điều kiện cho nhiều HS điền/ nói) GV sửa cặn kẽ câu c) Ví dụ: 3 cm2 5 mm2 = ...mm2 3 cm2 = 300 mm2 300 mm2 + 5 mm2 = 305 mm2 3 cm2 5 mm2 = 305 mm2
Bài 2: - HS đọc đề bài, nhận biết được vấn đề cần giải quyết: Thực hiện các phép tính với số đo diện tích. a) Thực hiện phép tính cộng, trừ và chia với các số đo cùng đại lượng. b) Thực hiện phép tính cộng với các số đo khác đại lượng. - HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm. - Sửa bài, GV khuyến khích các nhóm HS sửa bài trên bảng lớp (1 nhóm / bài toán) có giải thích cách làm à Cả lớp nhận xét à GV giúp HS kiểm tra lại kết quả tính. Ví dụ: a) 28 mm2 + 15 mm2 = 43 mm2 à Em đặt tính như phép cộng các số tự nhiên, rồi điền kết quả vào bà toán ( hoặc em cộng nhẩm,...). b) Đổi: 3 cm2 = 300 mm2 3 cm2 +15 mm2 = 300 mm2 + 15 mm2 = 315 mm2 Lưu ý: HS có thể giải thích bằng nhiều cách, nếu phù hợp thì công nhận. Hoạt động 2: Luyện tập 8’ a. Mục tiêu: Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong trường hợp đơn giản, thực b. Phương pháp, hình thức tổ chức:cá nhân, nhóm. Bài 3: - HS (nhóm bốn) quan sát hình ảnh trong SGK, so sánh diện tích hai hình à Vài nhóm nêu nhận xét à GV ghi nhận vào góc bảng Lưu ý: Khi so sánh diện tích hai hình, HS có thể sử dụng một trong các từ: “lớn hơn”, “bé hơn” hay “bằng”, không bắt buộc chỉ dùng một từ “ lớn hơn”. à Khi trình bày, HS chỉ cần thông báo cách làm Ví dụ: a) Diện tích móng tay ngón trỏ khoảng 1 cm2 à Đặt ngón trỏ lần lượt vào hình A và hình B để ước lượng Hay: Dựa vào hình vuông màu xanh cạnh 1 cm (SGK), ta thấy hình A gồm... hình vuông như thế. b) Đo các cạnh rồi tính diện tích hình chữ nhật A và hình vuông B. - HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm. - Sửa bài, khuyến khích HS kết hợp thao tác trên 2 mảnh giấy (GV chuẩn bị trước). Ví dụ: a) Đặt đầu ngón tay trỏ vào hình để ước lượng: Diện tích hai hình bằng nhau, bằng khoảng 4 cm2. b) Đo rồi tính. + Hình chữ nhật A có chiều dài đo được là 4 cm và chiều rộng đo được là 1 cm 4 x 1 = 4 Diện tích hình chữ nhật A là 4 cm2. + Hình vuông B có cạnh đo được là 2 cm. 2 x 2 = 4 Diện tích hình vuông B là 4 cm2. à Hai hình có diện tích bằng nhau (hoặc: không hình nào có diện tích lớn hơn). - GV giúp HS nhận xét: + So sánh kết quả tính diện tích hai hình với kết quả ước lượng à bằng nhau, không chênh lệch. + So với nhận xét ban đầu của các nhóm. Lưu ý: Chỉ nên yêu cầu HS ước lượng diện tích theo xăng-ti-mét vuông rồi chuyển đổi đơn vị thành mi-li-mét vuông. 3. Hoạt động tiếp nối (5’) a. Mục tiêu:HS ôn lại các kiên thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân - Cho HS đổi các đơn vị đo . - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học - Dặn Hs xem lại bài, chuẩn bị bài: mi-li-mét vuông ( tiết 2) | Hát HS: Xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông HS: 1 cm HS: Móng ngón trỏ. HS: Bé hơn 1 cm2. - Bảo gì,bảo gì? - HS bước - Bảo gì,bảo gì? - HS về chỗ HS lắng nghe - HS Mi-li-mét vuông là đơn vị đo diện tích Hs trình bày à HS đọc: xăng-ti-mét. à HS đọc: xăng-ti-mét vuông. à HS đọc: mi-li-mét. à HS đọc: mi-li-mét vuông. 1 mm HS nêu HS nhận biết: + Hình vuông màu xanh có cạnh 1 cm nên diện tích là 1 cm2. + Hình vuông màu vàng có diện tích 1mm2. - HS thảo luận tình cách làm + Mỗi ô vuông nhỏ của hình vuông màu xanh có diện tích 1 mm2. + Tìm xem hình vuông màu xanh gồm bao nhiêu ô vuông nhỏ. à Đếm hoặc tính (theo hàng, theo cột). - Cả lớp đếm theo tay chỉ của GV. HS nêu yêu cầu - một trăm mi-li-mét vuông - năm trăm mi-li-mét vuông - mười bảy trăm mi-li-mét vuông) àviết? (1 700 mm2) - tám xăng-ti-mét vuông HS tham gia - HS (nhóm bốn) thảo luận tìm cách thức tính à Khi trình bày, HS chỉ cần thông báo cách làm. Ví dụ: a) Thực hiện giống như khi thưc hiện các phép tính với các đại lượng độ dài, khối lượng, dung tích,... b) Đổi các số đo sang cùng một đại lượng rồi tính như bình thường (ta chỉ thực hiện được các phép tính cộng, trừ các số đo khi chúng cùng đơn vị đo). - HS đọc đề bài, nhận biết được vấn đề cần giải quyết: a) ước lượng b) đo và tính diện tích Sau đó mới so sánh. - HS (nhóm bốn) thảo luận tìm cách làm - HS lắng nghe. - HS tham gia đổi nhanh - Hs lắng nghe và chuẩn bị tiết 2 |
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy
................
>>Tải file Giáo án PowerPoint Toán 4 Bài 57: Mi-li-mét vuông sách Chân trời sáng tạo tập 2 về máy để xem đầy đủ nội dung.
Mời các bạn xem thêm nhiều mẫu giáo án, bài giảng điện tử khác trong chuyên mục Giáo án lớp 4 trên Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:
Tuấn Anh
- Ngày:
PowerPoint Toán 4 Bài 57: Mi-li-mét vuông
7,1 MB 22/02/2025 9:08:00 SAGiáo án Toán 4 Chân trời sáng tạo Bài 57
50,6 KB 22/02/2025 9:23:40 SA
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Chủ đề 8: Phép nhân, phép chia
- Bài 38: Nhân với số có một chữ số
- Bài 39: Chia cho số có một chữ số
- Bài 40: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân
- Bài 41: Nhân, chia với 10, 100, 1000…
- Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
- Bài 43: Nhân với số có hai chữ số
- Bài 44: Chia cho số có hai chữ số
- Bài 45: Thực hành và trải nghiệm ước lượng trong tính toán
- Bài 46: Tìm số trung bình cộng
- Bài 47: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Bài 48: Luyện tập chung
- Chủ đề 9: Làm quen với yếu tố thống kê, xác suất.
- Chủ đề 10: Phân số, khái niệm phân số
- Chủ đề 11: Phép cộng, phép trừ phân số
- Chủ đề 12: Phép nhân, phép chia phân số
- Chủ đề 13: Ôn tập cuối năm
- Chủ đề 8: Phép nhân, phép chia
- Sách Chân trời sáng tạo
- Chương 3: Các phép tính với số tự nhiên
- Chương 4: Phân số
- Bài 60: Phân số
- Bài 61: Phân số và phép chia số tự nhiên
- Bài 62: Phân số bằng nhau
- Bài 63: Rút gọn phân số
- Bài 64: Em làm được những gì?
- Bài 65: Quy đồng mẫu số các phân số
- Bài 66: So sánh hai phân số
- Bài 67: Em làm được những gì?
- Bài 68: Cộng hai phân số cùng mẫu số
- Bài 69: Cộng hai phân số khác mẫu số
- Bài 70: Em làm được những gì?
- Bài 71: Trừ hai phân số cùng mẫu số
- Bài 72: Trừ hai phân số khác mẫu
- Bài 73: Em làm được những gì?
- Bài 74: Phép nhân phân số
- Bài 75: Phép chia hai phân số
- Bài 76: Tìm phân số của một số
- Bài 77: Em làm được những gì?
- Bài 78: Ôn tập cuối năm
- Bài 79: Thực hành và trải nghiệm
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Giáo án lớp 4
PowerPoint Tiếng Việt 4 Bài 17: Kể chuyện Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon
PowerPoint Đạo Đức 4 Bài 9: Em duy trì quan hệ bạn bè
PowerPoint Tiếng Việt 4 Bài 8: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả con vật
PowerPoint Tiếng Việt 4 Bài 13: Trao đổi Em đọc sách báo
PowerPoint Tiếng Việt 4 Bài 17: Luyện tập về lựa chọn từ ngữ
PowerPoint Khoa học 4 Kết nối: Ôn tập đánh giá giữa học kì 2