PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 6: Ngắm trăng
Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài Ngắm trăng được thiết kế hiện đại, hiệu ứng trình chiếu đẹp mắt với nhiều bài tập ôn tập, giúp các em học sinh dễ hiểu hơn.
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Cánh Diều Bài 6: Ngắm trăng
PowerPoint Văn 12 Cánh Diều Bài 6: Ngắm trăng
Giáo án Bài 6: Ngắm trăng Văn 12 Cánh Diều
VĂN BẢN 3: NGẮM TRĂNG
(1 tiết)
I. Mục tiêu bài dạy
1. Về kiến thức:
- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời, đặc trưng thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu một số tác phẩm thơ của tác giả Hồ Chí Minh.
- Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn, tài năng, nhân cách, phong cách nghệ thuật của tác giả.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực đặc thù:
+ Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ và cảm thụ văn học để đọc hiểu văn bản thơ ca.
+ Nâng cao, mở rộng vốn từ và năng lực sử dụng từ Hán Việt.
3. Về phẩm chất:
- Trân trọng, tự hào về tài năng, nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Yêu thiên nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống tinh thần của con người, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, , Phiếu học tập,...
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 12, Cánh Diều, tập 2; SGV Ngữ văn 12; sách bài tập Ngữ văn 12, tập 2;
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới; giúp HS tái hiện và kết nối những kiến thức đã học một cách có hệ thống.
b.Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
c. Tổ chức thực hiện: Giáo viên đặt câu hỏi / Học sinh trả lời cá nhân.
- Giáo viên chuẩn bị câu hỏi dẫn dắt học sinh.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
* Hình thức: Cá nhân * Kỹ thuật: vấn đáp Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: - câu hỏi 1. Tìm những bài thơ, câu thơ viết về trăng hoặc thú thưởng trăng, ngắm trăng của người xưa. - câu hỏi 2. Qua các ngữ liệu tìm được, em có cảm nhận chung như thế nào về mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người và hoàn cảnh, tâm trạng riêng của mỗi thi nhân khi đối diện với trăng? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh suy nghĩ trao đổi và chuẩn bị câu trả lời; Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Giáo viên gọi học sinh trình bày; - Học sinh khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh + gợi mở 1 vài ý khác. Giáo viên giới thiệu bài mới:. Trong số các thi phẩm được gợi cảm hứng từ vẻ đẹp của vầng trăng, có một bài thơ rất đặc biệt, được viết bởi một tác giả đặc biệt, trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Đó là bài thơ NGẮM TRĂNG của tác giả Hồ Chí Minh - một sáng tác nằm trong tập “Nhật kí trong tù” (Ngục trung nhật kí). | - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Câu 1: - Khi chén rượu, khi cuộc cờ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên (Nguyễn Du - Truyện Kiều) - Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song (Nguyễn Du - Truyện Kiều) - Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương. ( Lý Bạch -Tĩnh dạ tư) - Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân, nước lẫn màu trời thêm xuân... (Hồ Chí Minh - Rằm tháng giêng) - Có rượu không có bạn, ( Lý Bạch - Nguyệt dạ độc chước) Câu 2: - Thiên nhiên nói chung, vầng trăng nói riêng, như là bạn, là tri kỉ tri âm, là chứng nhân.... của con người. - Các thi nhân xưa có thể thưởng trăng cùng tri kỷ, tâm sự cùng trăng nỗi cô đơn, khi vui, lúc buồn... Hoàn cảnh cụ thể khác nhau, nhưng điểm giống nhau cơ bản nhất chính là: Họ đều có tình yêu say đắm trước thiên nhiên, có tâm hồn lãng mạn, tinh tế, và có đời sống tinh thần tự do, tự tại. |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
- Chia sẻ:
Đinh Thanh Hoa
- Ngày:
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 6: Ngắm trăng
2,3 MB 23/12/2024 10:33:00 SATải giáo án Ngữ Văn 12 Bài Ngắm trăng
23/12/2024 10:42:48 SA
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Bài 6: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Bài 7: Tiểu thuyết hiện đại
- Bài 8: Thơ hiện đại
- Bài 9: Văn bản thông tin tổng hợp
- Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học - công nghệ
- Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường
- Thực hành đọc hiểu: Tin học có phải là khoa học?
- Thực hành tiếng Việt: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
- Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau
- Bài 10: Tổng kết
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Giáo án lớp 12
PowerPoint Toán 12 CTST Bài 1: Phương trình mặt phẳng (trang 32)
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 9: Khuôn đúc đồng Cổ Loa: "Nỏ thần" không chỉ là truyền thuyết
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 4: Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thân mật
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 1 - HK 1
PowerPoint Toán 12 CTST Bài tập cuối Chương IV
PowerPoint Vật lí 12 Bài 3: Nhiệt độ Thang nhiệt độ nhiệt kế