PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 7: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau
Sau đây là chi tiết giáo án Ngữ Văn 12 Bài 7: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau được trình bày trên phần mềm PowerPoint và Word sẽ rất thuận tiện cho thầy cô trong quá trình sử dụng cũng như chỉnh sửa.
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Cánh Diều Bài 7: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau
Văn 12 Cánh Diều Bài 7: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau
Giáo án Bài 7: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau
PHẦN 4: NÓI VÀ NGHE
TRANH LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CÓ NHỮNG Ý KIẾN TRÁI NGƯỢC NHAU
(01 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và vận dụng được các kiến thức sau trong khi đọc, viết, nói và nghe, thực hành tiếng Việt để tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau.
2. Năng lực
2.1. Năng lực ngôn ngữ
- Biết tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau theo quan điểm cá nhân.
- Nghe và nắm bắt được những thông tin, quan điểm của người nói cũng như biết đưa ra những ý kiến , lí lẽ và bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác quan điểm của đối phương.
- Biết tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó về một vấn đề thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay vấn đề có liên quan đến văn học.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, và tự học: chủ động, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập do giáo viên chuyển giao trước khi đến lớp; chủ động ghi chép thông tin.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động, tự tin trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm, lớp và giáo viên; lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích, phát hiện được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; lắng nghe và tiếp nhận thông tin với sự cân nhắc, chọn lọc.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm (giữ gìn, trân trọng, tôn vinh, bao vệ những lẽ phải cũng như những giá trị nhân văn tốt đẹp của con người)
- Có ý thức tôn trọng trong quá trình tranh luận.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng phụ, dụng cụ khác nếu cần.
III.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b. Nội dung hoạt động: Trò chơi “Đoán ý đồng đội”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trò chơi “Đoán ý đồng đội”
GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 01 đại diện lên bốc thăm gói từ khóa.
+ Mỗi gói gồm 4 từ khóa chỉ tên các thao tác lập luận trong văn nghị luận hoặc từ ngữ chỉ quan điểm, thái độ của cá nhân trước một vấn đề đặt ra trong văn học, cuộc sống .
+ Bạn đại diện sau khi bốc thăm gói từ khóa sẽ mô tả bằng lời nói, hành động để đồng đội bên dưới đoán từ khoá.
+ Mỗi đội sẽ có tối đa 4 phút để vừa mô tả vừa trả lời.
+ Đội nào đoán đúng được nhiều từ khoá hơn sẽ giành phần thắng. Trong trường hợp cả 2 đội đều có số đáp án đúng bằng nhau thì đội nào trả lời xong với thời gian ít hơn sẽ giành phần thắng.
Gói A | Gói B |
- Đồng tình | - Ý kiến |
- Phân tích | - Không đồng tình |
- Bác bỏ | - Dẫn chứng |
- Tranh luận | - Lí lẽ |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV dẫn vào bài:
Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy thoải mái khi bị người khác trái ý ở một góc độ nào đó. Gặp tình huống như vậy, xin bạn đừng tỏ ra tức giận mà hãy nhìn vào mối quan hệ đó từ một góc độ khác. Người đó có thể có lí do riêng, xuất phát từ văn hóa và môi trường khác biệt hoặc đơn giản họ chưa hiểu rõ về bạn. Do vậy góc nhìn của họ thường khác với bạn. Nhận thức về điều này sẽ giúp chúng ta nhìn vào mọi ý kiến trái chiều như một cơ hội thú vị để học hỏi. Đôi khi, chúng ta nên nhớ tranh luận không phải để chiến thắng hoặc thất bại, mà là để trao đổi quan điểm, hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó. Bạn hãy tập trung vào việc trình bày và bào chữa quan điểm của mình bằng lí lẽ và bằng chứng thay vì chỉ trích cá nhân. Để giúp các em có thể đưa ra được ý kiến, trình bày quan điểm trước một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau, bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi thực hành nói và nghe: Trình bày ý kiến tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau.
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
- Chia sẻ:Rosie1331
- Ngày:
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 7: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau
1,3 MB 24/12/2024 9:08:00 SATải giáo án Ngữ Văn 12 Bài 7: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau
24/12/2024 9:19:44 SA
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 12
(5 môn) Giáo án sách lớp 12 bộ Kết nối tri thức
(Full) Giáo án Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 6: Thực hành đọc hiểu: Vi hành
(Word, Pdf) Giáo án Lịch sử 12 Kết nối tri thức 2024 cả năm
(File word) Giáo án Địa lí 12 Kết nối tri thức 2024 - 2025
Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 12 theo công văn 5512