PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 8: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Tải về

Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 8: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ sách Cánh Diều là mẫu giáo án bài giảng theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các thầy cô cùng tham khảo.

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Cánh Diều Bài 8: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Văn 12 Cánh Diều Bài 8: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Giáo án Bài 8: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ Văn 12

Nói và nghe

TRÌNH BÀY VỀ SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM THƠ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Biết trình bày và lắng nghe, trao đổi về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

2. Về năng lực:

a, Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực giao tiếp - hợp tác

b, Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học, các tác phẩm thơ cần so sánh, đánh giá

- Năng lực trình bày ý kiến, cảm nhận của cá nhân về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

3. Về phẩm chất:

- Có tinh thần tự tìm hiểu thông tin về các tác phẩm để trình bày so sánh, đánh giá.

- Biết nêu ý kiến và tôn trọng cảm nhận, đánh giá của người khác.

- Yêu mến, giữ gìn vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đặc biệt là thơ ca.

- Có ý thức đổi mới, sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu,...

2. Học liệu: SGK Ngữ văn 12 bộ Cánh diều - tập 2, Phiếu học tập,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS huy động tri thức, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: GV sử dụng các câu hỏi ngắn yêu cầu HS huy động tri thức để trả lời

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức trò chơi: Nhanh tay nhanh mắt

(Luật chơi: Cho 1 số từ và cụm từ sau, điền vào chỗ trống thích hợp: tương đồng, khác biệt, giá trị độc đáo, quy luật chung, thuyết phục, bình luận, đối tượng, phạm vi, nhận xét, đánh giá, tiêu chí, phương diện cụ thể, phân tích, cấu trúc chung, mục đích, tính chính xác.)

- Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ là trình bày một cách ... những điểm ... và ... hoặc chỉ tương đồng hay khác biệt về nội dung, hình thức nghệ thuật của hai văn bản thơ, từ đó ..., nhận xét ... của mỗi thi phẩm, về ... trong sáng tác và tiếp nhận văn chương.

- Để viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ các em cần lưu ý:

+ Xác định ... so sánh, đánh giá

+ Xác định ... và ... so sánh

+ Lựa chọn một số ... và ... cần so sánh của hai văn bản thơ

+ ... điểm giống hay khác nhau hoặc cả giống và khác nhau giữa các văn bản thơ được so sánh

+ Đưa ra ..., ... làm nổi bật quy luật chung của sáng tạo văn chương cũng như cái hay, cái đẹp, tính độc đáo, nét đặc sắc riêng của mỗi tác phẩm...

+ Đảm bảo ... của một bài nghị luận, ... của các dẫn chứng thơ ca.

B2. Thực hiện nhiệm vụ:

HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời

B3. Báo cáo thảo luận:

HS trình bày

B4. Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét

- GV dẫn dắt vào bài: Bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ là trình bày một cách thuyết phục những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung và hình thức nghệ thuật của hai văn bản thơ, từ đó bình lận, nhận xét giá trị độc đáo của mỗi thi phẩm, về quy luật chung trong sáng tác và tiếp nhận văn chương. Trình bày được bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ là chúng ta thể hiện được quan điểm cá nhân khi cảm nhận hai tác phẩm thơ cũng như cách để thuyết phục người khác lắng nghe ý kiến của mình. Vậy nên tiết học này lớp chúng ta sẽ thực hành nói và nghe: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

- Điền vào chỗ trống:

Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm là trình bày một cách thuyết phục những điểm tương đồngkhác biệt hoặc chỉ tương đồng hay khác biệt về nội dung, hình thức nghệ thuật của hai văn bản thơ, từ đó bình luận, nhận xét giá trị độc đáo của mỗi thi phẩm, về quy luật chung trong sáng tác và tiếp nhận văn chương.

- Để viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ cần lưu ý:

+ Xác định mục đích so sánh, đánh giá.

+ Xác định đối tượngphạm vi so sánh

+ Lựa chọn một số tiêu chíphương diện cụ thể cần so sánh của hai văn bản thơ.

+ Phân tích điểm giống hay khác nhau hoặc cả giống và khác nhau giữa các văn bản thơ được so sánh.

+ Đưa ra nhận xét, đánh giá làm nổi bật quy luật chung của sáng tạo văn chương cũng như cái hay, cái đẹp, tính độc đáo, nét đặc sắc riêng của mỗi tác phẩm...

+ Đảm bảo cấu trúc chung của một bài nghị luận, tính chính xác của các dẫn chứng thơ ca.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 53
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 8: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng