Giáo án chuyên đề Toán 12 Cánh diều

Tải về

Tải giáo án chuyên đề Toán 12 Cánh diều

Giáo án chuyên đề Toán 12 Cánh diều file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy chuyên đề môn Toán lớp 12 sách Cánh diều của chuyên đề 1, 2, 3 trong sách chuyên đề Toán 12. Mẫu giáo án sách chuyên đề Toán 12 Cánh diều được trình bày trên file word rất thuận tiện cho các thầy cô tham khảo nội dung và chỉnh sửa lại theo ý muốn. Sau đây là chi tiết giáo án chuyên đề Toán 12 Cánh diều, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Giáo án chuyên đề 1 Toán 12  Cánh Diều

Chuyên đề 1: BIẾN NGẪU NHIÊN RỜI RẠC.

CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA BIẾN NGẪU NHIÊN RỜI RẠC (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Nhận biết được khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc; phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc; kì vọng, phương sai, độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên rời rạc.

– Lập và đọc được bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc với một số ít giá trị.

– Tính được kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên rời rạc.

– Giải thích được ý nghĩa thực tiễn của các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên rời rạc.

– Vận dụng được kiến thức về xác suất, các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên rời rạc để giải quyết một số bài toán thực tiễn (ví dụ: tìm phương án cho năng suất cao, tìm phương án để rủi ro là ít nhất,...).

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học: HS tự chuẩn bị bài ở nhà, trả lời được những câu hỏi ở HĐKP.

– Giao tiếp và hợp tác: HS hoạt động nhóm thông qua việc tìm hiểu kiến thức về biến ngẫu nhiên rời rạc.

2.2. Năng lực Toán học:

– Giải quyết vấn đề toán học: Giải được các bài toán biến ngẫu nhiên rời rạc liên quan đến thực tiễn.

– Tư duy và lập luận toán học: Giải quyết được các bài toán thông qua các HĐTH và HĐVD.

3. Về phẩm chất

– Chăm chỉ: Có chuẩn bị bài trước ở nhà; tham gia tốt hoạt động nhóm.

– Trung thực: HS thừa nhận và học tập các kết quả đúng của các bạn thông qua các hoạt động giải các bài tập Luyện tập, Thực hành, Vận dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: KHBD, SGK, SGV, ti vi, bài trình chiếu.

2. Đối với học sinh: SGK, máy tính cầm tay, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động: Khởi động

a) Mục tiêu: Gợi mở kết nối HS vào bài Biến ngẫu nhiên rời rạc thông qua bài toán mở đầu.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát và đọc yêu cầu ở HĐKĐ và trả lời câu hỏi: Xác suất X nhận giá trị bằng bao nhiêu là cao nhất ?

c) Sản phẩm: HS trả lời đúng câu hỏi: xác suất X nhận giá trị bằng 1 là cao nhất.

d) Tổ chức thực hiện:

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Mỗi HS quan sát hình và đọc yêu cầu ở HĐKĐ.

HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS xung phong phát biểu quan điểm cá nhân.

Kết luận, nhận định: HS làm tốt các yêu cầu của GV (chưa kết luận tính đúng, sai).

B. KHÁM PHÁ – THỰC HÀNH – VẬN DỤNG

1. Biến ngẫu nhiên rời rạc

Hoạt động 1.1: Khám phá 1

a) Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát và thực hiện HĐTH 1.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi ở HĐTH 1, từ đó trình bày được định nghĩa biến ngẫu nhiên rời rạc.

a) Giá trị của X là một số trong tập {0; 1; 2;}.

b) Giá trị của X là ngẫu nhiên, không dự đoán trước được.

d) Tổ chức thực hiện:

v GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV chia lớp thành bốn nhóm. Nhóm 1 và Nhóm 3 làm câu a). Nhóm 2 và Nhóm 4 làm câu b).

– Các nhóm tiến hành thảo luận, trình bày lời giải vào bảng phụ.

– GV yêu cầu HS hãy quan sát và thực hiện HĐTH 1.

HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến viết lời giải vào bảng phụ.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

– Các nhóm HS dán bảng phụ lên bảng, đại diện từng nhóm trình bày.

– Các nhóm khác chú ý theo dõi đặt ra những câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề.

Kết luận, nhận định:

– Các nhóm nỗ lực làm bài hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Thông qua đại diện các nhóm trình bày, HS nhận biết được định nghĩa biến ngẫu nhiên rời rạc.

– GV gọi một HS đọc định nghĩa biến ngẫu nhiên rời rạc.

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu Ví dụ 1, qua đó HS hiểu rõ hơn về biến ngẫu nhiên rời rạc.

– GV rút ra nhận xét và chú ý.

..............

Giáo án chuyên đề 2 Toán 12 Cánh Diều

Chuyên đề 2: ỨNG DỤNG TOÁN HỌC ĐỂ GIẢI QUYẾT

MỘT SỐ BÀI TOÁN TỐI ƯU

BÀI 1: VẬN DỤNG HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ BÀI TOÁN QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH

Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán; lớp: 12

Thời gian thực hiện: (5 tiết)

I. Mục tiêu

1.   Về kiến thức:

Vận dụng được các kiến thức về hệ bất phương trình bậc nhất để giải quyết một số bài toán quy hoạch tuyến tính.

2. Về năng lực:

Năng lực

Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Năng lực tư duy và lập luận toán học

+) Thực hiện được tương đối thành thạo các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa,…..

+) Sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để nhìn ra những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề

+) Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề.

Năng lực giải quyết vấn đề toán học

+) Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết để lập được hệ bất phương trình

+) Lựa chọn và thiết lập được miền nghiệm của hệ bất phương trình, chọn được các đỉnh của đa giác miền nghiệm để tính giá trị hàm mục tiêu.

+) Thực hiện và trình bày được bài giải để tìm ra kết quả mong muốn.

Năng lực mô hình hóa toán học.

+) Thiết lập được hệ bất phương trình để mô tả tình huống đặt ra trong một số bài toán.

+)Vẽ được miền nghiệm của hệ bất phương trình đã thiết lập.

+) Thể hiện được lời giải toán học vào ngữ cảnh thực tiễn.

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực tự chủ và tự học

+) Tự lực: Chủ động, tích cực thực hiện những hoạt động và nhiệm vụ được giao.

+) Tự điều chỉnh tình cảm thái độ, hành vi của mình: Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và cuộc sống.

+) Tự học, tự hoàn thiện: Xác định được nhiệm vụ học tập, hình thành cách học riêng của bản thân, tìm kiếm và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập. Tự nhận và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập để rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác.

Năng lực giao tiếp và hợp tác

+) Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ, và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

+) Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm.

+) Tổ chức và thuyết phục người khác: Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.

3. Về phẩm chất:

Trách nhiệm

+) Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

+) Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, thực hiện tốt công việc được giao.

Chăm chỉ

+) Tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Nhân ái

+) Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.

+) Yêu quý mọi người, quan tâm đến mối quan hệ hài hòa với những người khác trong nhóm

Trung thực

+) Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.

2.Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

Tạo tình huống để học sinh tiếp cận về giải quyết bài toán quy hoạch tuyến tính.

b) Nội dung:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh xét bài toán mở đầu trong SGK và trả lời câu hỏi.

Giả sử công ty cần sản xuất x lít nước sinh tố loại 1 và y lít nước sinh tố loại 2.

a. Có điều kiện gì cho x và y không?

b. Tổng số tiền thu được của công ty được tính thế nào qua x và y?

c. Cách nào để tìm được giá trị của x và y để công ty có lãi nhiều nhất?

................

Giáo án chuyên đề 3 Toán 12 Cánh Diều

Xem thêm trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 12
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm