Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 1 - HK 2

Tải về

Giáo án HĐTN 12 Chân trời sáng tạo kì 2 - Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo học kì 2 không chỉ là tài liệu tham khảo thông thường, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp thầy cô và học sinh khám phá những chân trời kiến thức mới mẻ, khơi dậy tiềm năng và phát triển toàn diện. Với nội dung bám sát chương trình giáo dục mới, giáo án mang đến những trải nghiệm thực tế, gắn liền với cuộc sống, giúp học sinh tự tin bước vào tương lai.

Nội dung giáo án Trải nghiệm hướng nghiệp 12 Chân trời sáng tạo kì 2

Chủ đề 6: Tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng

Chủ đề 7: Xu hướng phát triển nghề nghiệp và thị trường lao động

Chủ đề 8: Sẵn sàng học tập và lao động nghề nghiệp

Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 CTST bản 1 - Chủ đề 6

CHỦ ĐỀ 6: THAM GIA XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

- Thể hiện được sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau; thể hiện được thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.

- Thực hiện được các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị.

- Thể hiện được sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng.

- Xây dựng và triển khai được dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và quản lí dự án hiệu quả.

- Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động xã hội.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

- Xác định được mục tiêu, nội dung hoạt động, phương tiện và hình thức hoạt động phù hợp.

- Dự kiến được nguồn lực cần thiết cho hoạt động: nhân sự, tài chính, điều kiện thực hiện khác.

- Dự kiến được thời gian cho từng hoạt động và sắp xếp chúng trong một trật tự thực hiện hoạt động hợp lí.

3. Phẩm chất

- Nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.

- Tranh, ảnh, video, tài liệu liên quan đến chủ đề.

- Video về văn hóa của Việt Nam.

- Giấy A0, tập giấy nhỏ, các dụng cụ để gắn, dán.

- GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo; cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.

- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

- Tham gia tọa đàm về tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa.

- Tuyên truyền giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị.

- Thảo luận về các cách thể hiện sự tự tin, chủ động trong thiết lập các mối quan hệ xã hội.

- Hưởng ứng và tham gia tích cực hoạt động tình nguyện nhân đạo do trường, lớp tổ chức.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

d. Nội dung:

- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV cho HS chơi trò chơi Chạy tiếp sức tham gia hoạt động phát triển cộng đồng; GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề.

- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh chủ đề, đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

c. Sản phẩm:

- HS tham gia chơi trò chơi; nắm được ý nghĩa của chủ đề.

- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành hai nhóm và tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi Chạy tiếp sức tham gia hoạt động phát triển cộng đồng.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Chia đôi bảng và nhiệm vụ của mỗi đội là viết thật nhanh, thật nhiều các hoạt động phát triển cộng đồng mà nhóm đã tham gia hoặc biết đến.

+ Tổng kết điểm, đội nào kể tên được nhiều hoạt động phát triển cộng đồng thì đội đó chiến thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm tích cực tham gia trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trên bảng học tập.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Các hoạt động phát triển cộng đồng:

+ Lớp học xóa mù chữ.

+ Chương trình học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo.

+ Chương trình tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe định kì.

+ Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

+ Xây dựng và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất kinh doanh.

+ Chương trình trồng cây xanh, bảo vệ rừng.

+ Tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường.

+ Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật và các gia đình khó khăn.

+ Hỗ trợ tiếp cận Internet và công nghệ mới.

+ ...

- GV giới thiệu về ý nghĩa của chủ đề: Tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân và là cơ hội để mỗi chúng ta phát triển bản thân. Để hiểu rõ hơn về cách thức hiện những hoạt động xã hội cụ thể, đa dạng góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 6: Tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh minh họa Chủ đề 6 SGK tr.49, kết hợp đọc phần định hướng nội dung SGK tr.50 và trả lời câu hỏi:

+ Mô tả hình ảnh trong tranh, thảo luận về ý nghĩa của thông điệp trong tranh.

+ Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 6.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh minh họa chủ đề, đọc thông tin SGK tr.50 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả hình ảnh trong tranh, thảo luận về ý nghĩa của thông điệp trong tranh; các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 6.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Ý nghĩa của thông điệp trong tranh minh họa: các hoạt động thể hiện phát triển cộng đồng như: từ thiện; giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia,...

+ Các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 6:

● Chia sẻ hiểu biết về cộng đồng với các nền văn hóa khác nhau; hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

● Chia sẻ cảm nghĩ của bản thân khi sống giữa các nền văn hóa đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

● Xác định những biểu hiện của hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau.

● Giới thiệu về nền văn hóa của một dân tộc mà em biết.

● Phân tích ý nghĩa của sự khác biệt và cách thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa.

● Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong tình huống cụ thể.

● Xây dựng và thực hiện hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

● Thể hiện sự chủ động và tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng trong một số tình huống.

● Chia sẻ những kinh nghiệm khi thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng.

● Xây dựng và triển khai dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo phù hợp với bản thân.

● Đánh giá ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với cá nhân và cộng đồng.

● Xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn đàn về các nền văn hóa và tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

● Thực hiện những việc làm tham gia hoạt động phát triển cộng đồng bền vững.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau trong cộng đồng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có ý thức nâng cao hiểu biết về cộng đồng mình đang sinh sống, hiểu thêm về các nền văn hóa khác nhau trong cộng đồng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhận diện được các nền văn hoá khác nhau trong cộng đồng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc theo các nội dung:

- Chia sẻ hiểu biết của em về cộng đồng với các nền văn hoá khác nhau.

- Kể về những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết.

- Chia sẻ cảm nghĩ của em khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

c. Sản phẩm: HS nhận diện được các nền văn hoá khác nhau trong cộng đồng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ hiểu biết của em về cộng đồng với các nền văn hoá khác nhau

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video về văn hoá của Việt Nam với nội dung “Văn hoá đa dạng của Việt Nam là điểm hấp dẫn du khách”.

https://www.youtube.com/watch?v=-rdD9zGrFdA

- GV đưa ra nhận định: Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em. Trong đó, mỗi dân tộc lại có một sắc màu văn hoá khác nhau. Điều đó đã làm nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Và cũng chính điều này làm nên sức hấp dẫn của chúng ta với bạn bè quốc tế.

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Chia sẻ hiểu biết về các dân tộc Việt Nam.

+ Nhóm 2: Chia sẻ hiểu biết về các dân tộc trên thế giới.

- GV chú ý:

+ Các nhóm cử ra trưởng nhóm và thư kí, sau đó thảo luận, tổng hợp những hiểu biết của cả nhóm về các dân tộc Việt Nam hoặc các dân tộc trên thế giới và ý nghĩa của sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng.

+ Trong khi giới thiệu, các nhóm có thể chuẩn bị các hình ảnh hoặc các sản phẩm văn hoá thực tế để chia sẻ trước lớp (ví dụ: hình ảnh về trang phục, ẩm thực, các phong tục tập quán, ngôn ngữ,...).

- GV trình chiếu cho HS xem video về văn hóa dân tộc đa dạng của Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=NQ1m3rRCNRo

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và chia sẻ những hiểu biết về các dân tộc Việt Nam hoặc các dân tộc trên thế giới và ý nghĩa của sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ những hiểu biết về các dân tộc Việt Nam hoặc các dân tộc trên thế giới và ý nghĩa của sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau trong cộng đồng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc

a. Chia sẻ hiểu biết của em về cộng đồng với các nền văn hoá khác nhau

- Các dân tộc ở Việt Nam.

- Các dân tộc trên thế giới.

- Ý nghĩa của sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng.

-...

Nhiệm vụ 2: Kể về những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, thực hiện nhiệm vụ: Kể về những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết.

- GV trình chiếu cho HS xem video về hoạt động giao lưu văn hóa giữa các quốc gia:

* Video về giao lưu văn hóa Việt – Nhật:

https://www.youtube.com/watch?v=LLNG8M0Wvdc

* Video về lễ hội văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc:

https://www.youtube.com/watch?v=a2G4RBJQtW4

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, liên hệ thực tế, liên hệ cá nhân và liệt kê những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Kể về những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết

- Tìm hiểu về nền văn hoá của các dân tộc anh em.

- Giao lưu văn nghệ với sự tham gia của các ca sĩ đến từ các quốc gia.

- Giới thiệu các làn điệu truyền thống.

- Giao lưu văn hoá các dân tộc.

- Thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng.

- ...

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm nghĩ của em khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ cảm nghĩ của em khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS HS liên hệ bản thân, chia sẻ cảm nghĩ khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ cảm nghĩ khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Được sống giữa các nền văn hóa đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc không chỉ giúp ta phát triển bản thân mà còn khuyến khích chúng ta trở thành những công dân toàn cầu, có trách nhiệm và sẵn sàng đóng góp cho một thế giới đa sắc màu, nơi mà mọi người đều được tôn trọng và yêu thương.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Chia sẻ cảm nghĩ của em khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc

HS liên hệ bản thân, chia sẻ cảm nghĩ khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

................

Trên đây là một số nội dung trong bộ giáo án HĐTN 12 CTST Bản 1 kì 2. Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 39
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 1 - HK 2
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Tải nhanh tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 1 - HK 2
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng