File Powerpoint Đố Vui Trung Thu (6 mẫu)
Powerpoint câu đố vui về Trung Thu
HoaTieu.vn xin giới thiệu Powerpoint Đố vui Tết Trung Thu gồm những câu đố Trung Thu vui nhộn, ý nghĩa, cho trẻ có cơ hội vui chơi, thử tài trí thông minh và tìm hiểu về truyền thống văn hóa cổ truyền Việt Nam.
6 Mẫu slide PPT Đố Vui Tết Trung Thu đẹp ấn tượng, có hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, dễ dàng chỉnh sửa sẽ mang đến cho các bé những giây phút giải trí lý thú và bổ ích. Mời các bạn cùng tải về để sử dụng làm Powerpoint trình chiếu chương trình Đố vui Tết Trung Thu năm nay nhé!
1. PowerPoint Đố vui Tết Trung Thu
......................
2. PowerPoint câu đố về Tết Trung Thu
......................
3. PPT thử tài đố vui cùng chị Hằng
......................
4. PowerPoint Đuổi hình bắt chữ Trung thu
......................
5. PowerPoint Game Trung thu: Ai là triệu phú
......................
6. PowerPoint câu hỏi Trung thu
......................
7. Những câu đố về Trung Thu cực hay
CHƯƠNG TRÌNH ĐỐ VUI TẾT TRUNG THU
Lời dẫn:
“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm”
Rằm tháng tám hằng năm , trẻ em lại háo hức đón chờ một ngày Tết đặc biệt -Tết Trung Thu . Và hẳn chúng ta, những người lớn cũng không thể quên được những ký ức tuổi thơ với đêm trăng rước đèn lung linh khắp xóm, những tiếng trống tùng- cheng vang dội của những điệu múa lân ,múa rồng , tiếng đồng ca của cả đám con nít rồng rắn và rồi xúm nhau vây quanh một mâm cỗ lớn với đầy những bánh trái vừa ngắm trăng vừa hát vang .
Với mong muốn tổ chức cho các em một đêm Tết Trung Thu thật vui, ý nghĩa và bổ ích. Tiếp nối chương trình “Văn nghệ” sẽ là chương trình “Đố vui Trung Thu”. Hi vọng với những kiến thức từ chương trình sẽ giúp cho các em hiểu hơn về nguồn gốc, phong tục và các truyền thuyết về Tết Trung Thu ở Việt Nam và các nước khác.
Các em hãy tham gia nhiệt tình, vui vẻ và mang về những phần quà vô cùng hấp dẫn nào!
Câu hỏi 1. Trong các ngày Tết truyền thống ở Việt Nam, ngoài Tết Nguyên Đán các em Thiếu Nhi còn mong chờ Tết nào nhất?
A. Tết Trung Thu B. Tết Thanh Minh C. Tết Táo Quân D. Tết Hàn Thực
Thông tin thêm: Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây đã trở thành ngày tết dành riêng cho trẻ em (nên còn gọi là “Tết Thiếu Nhi”). Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Câu hỏi 2. Một tên gọi khác của tết Trung Thu?
A. Tết Nguyên Tiêu B. Tết trông Trăng C. Tết Trung Nguyên D. Tết Đoan Ngọ
Thông tin thêm: Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết Thiếu Nhi, Tết hoa đăng hay “Tết trông Trăng”. Tên “Tết trông Trăng” bắt nguồn từ phong tục “ngắm trăng” (Thưởng Nguyệt) của người xưa. Ngày xưa, vào dịp Tết Trung Thu người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. Thế nên trong dân gian có câu “Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”.
Lâu dần phong tục ngắm trăng đã trở thành một thú vui tao nhã. Ở miền quê, vào đêm Trung Thu, mọi người trong gia đình hoặc trong xóm sẽ quây quần bên mâm cỗ dưới ánh trăng, trẻ em sẽ được ông bà cha mẹ kể cho nghe những câu chuyện thần thoại về chú Cuội chị Hằng, người lớn thì chia sẻ với nhau những câu chuyện vui trong cuộc sống đời thường.
+ Tết Nguyên Tiêu là 15/1 Âm lịch (còn gọi là Rằm tháng giêng, tết Thượng Nguyên).
+ Tết Đoan Ngọ là ngày 5/5 Âm lịch (còn gọi là Tết Đoan dương, tết Đoan ngũ, tết giết sâu bọ).
+ Tết Trung Nguyên là 15/7 Âm lịch (còn gọi là Rằm tháng bảy, Vu Lan báo hiếu, ngày xá tội vong nhân).
Câu hỏi 3. Vì sao theo phong tục tết Trung Thu được tổ chức vào rằm tháng 8?
A. Thời tiết mát mẻ B. Trăng sáng nhất C. Thời gian nhàn rỗi D. Cả 3 đáp án trên
Thông tin thêm: Theo phong tục người Việt, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám hằng năm – tính theo lịch ta. Rằm tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì bầu trời xanh biếc, trăng rằm trong sáng, thật to tròn, sáng và đẹp. Đây cũng là lúc nguời nông dân xưa nghỉ ngơi, vui chơi và tổ chức các lễ hội sau một vụ mùa bận rộn. Ban đầu người xưa chỉ đơn thuần tổ chức một buổi lễ cúng gồm cơm và rựu mà không có các loại bánh Trung Thu như bây giờ, nhưng lâu dần càng có thêm nhiều phần lễ và phần hội được thêm vào dần dà trở thành phong tục như ngày nay.
Câu hỏi 4. Theo phong tục người Việt, mỗi nhà sẽ làm bao nhiêu mâm cỗ cúng vào dịp tết Trung Thu?
A. 1 mâm B. 2 mâm C. 3 mâm D. 4 mâm
Thông tin thêm: Theo phong tục người Việt, trong dịp Tết Trung Thu ban ngày người ta làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Mâm cỗ cúng gia tiên thường là hương, hoa, đèn, nến và những món truyền thống như xôi, gà, gạo, muối, ..v.v.. Mâm cỗ thưởng trăng thường chuẩn bị bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi, và các loại trái cây hoa quả khác.
Câu hỏi 5. Người Việt thường tổ chức hoạt động gì trong tết Trung thu?
A. Cúng Trăng B. Múa Lân C. Rước đèn D. Cả 3 đáp án trên
Thông tin thêm: Theo phong tục người Việt, trong dịp Tết Trung Thu người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Ở một số nơi tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích. Ngoài ra tùy từng địa phương người ta sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ khác như thi hát, thi múa sư tử, thi chèo thuyền …v.v..
Câu hỏi 6. Hoạt động cuối cùng của tết Trung Thu mà trẻ em, người lớn ai ai cũng đều mong đợi?
A. Ngắm trăng B. Rước đèn C. Văn nghệ D. Phá cỗ
Thông tin thêm: Trẻ em rất mong đợi được đón tết Trung Thu vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng , bánh dẻo . Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng vừa vui liên hoan bằng các thứ bày trong mâm cỗ tết Trung Thu – gọi là phá cỗ.
Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân , múa sư tử , múa rồng để các em vui chơi thoả thích. Với các em thiếu nhi từ xưa đến nay, ngày Tết trông trăng phá cỗ như một sự kiện rất đặc biệt, thiêng lêng, đậm chất lễ hội và văn hoá dân gian Việt Nam.
(Cuối chương trình cũng sẽ có phá cỗ trung thu phát bánh và lồng đèn cho các em đấy).
Câu hỏi 7. Loại đèn nào trẻ em Việt Nam hay chơi vào tết Trung Thu?
A. Đèn ông sao B. Đèn cá chép C. Đèn kéo quân D. Đèn trời
Thông tin thêm: Mặt nạ, đèn ông sao và đầu ông sư là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu ở Việt Nam. Trước đây, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm không được bày bán nhiều như ngày nay, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình.
Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn.
+ Đèn Cá Chép là đèn truyền thống trẻ em Nhật Bản hay chơi vào dịp Trung Thu, còn ở Trung Quốc người ta có tục thả Đèn Trời vào đêm Trung Thu.
Câu hỏi 8. Nơi nào ở nước ta nổi tiếng nhất về thủ công làm lồng đèn Trung Thu?
A. Hà Nội B. Huế C. Hội An D. Đà Nẵng
Thông tin thêm: Nói đến đồ chơi tết Trung thu là phải nói đến lồng đèn, thứ không thể thiếu để các em đi rước trăng. Từ xưa đến nay, thành phố Hội An nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu. Nghề làm đèn lồng ở Hội An được vinh danh là 1 trong 9 làng nghề truyền thống tiêu biểu trong cả nước. Đèn Hội An độc đáo ít nơi có, đèn lồng Hội An đẹp nhờ có đủ hình thù, kiểu dáng, to nhỏ. Vải bọc đèn thay giấy là loại lụa Hà Đông nổi tiếng, làm cho ánh sáng thêm huyền ảo lung linh.
Câu hỏi 9. Ở Việt Nam bánh Trung Thu thường có mấy loại?
A. 1 loại B. 2 loại C. 3 loại D. 4 loại
Thông tin thêm: Từ truyền thống đến hiện đại, bánh trung thu ngày càng đa dạng khi các nhà sản xuất sáng tạo trong sử dụng các nguyên liệu và thực phẩm khác nhau đưa vào nhân bánh; dập khuôn kiểu dáng bánh thành nhiều hình thù sinh động; đóng gói với bao bì mẫu mã đẹp mắt. Tuy nhiên, dựa theo công thức làm vỏ bánh thì chỉ có hai loại bánh trung thu là bánh nướng và bánh dẻo.
Bánh trung thu thường có dạng hình tròn hay hình vuông . Bánh theo truyền thống thường có nhân đậu xanh (hay hạt sen) hoặc nhân thập cẩm (với jambon , lạp xưởng , trứng muối, mứt bí , mỡ đường v.v.). Ngoài ra, bánh trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá chép v.v.
Câu hỏi 10. Sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì ?
A. Cây táo B. Cây mít C. Cây bồ đề D. Cây đa
Thông tin thêm: Nhìn lên Mặt Trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Sự tích chú Cuội cung trăng (giản lược)
Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Trong một lần vào rừng đốn củi Cuội phát hiện ra một loài cây lạ có phép cải tử hoàn sinh.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi. Cũng nhờ phép cải tử hoàn sinh mà Cuội cứu sống được con gái phú ông, sau đó cưới nàng làm vợ. Hai vợ chồng sống với nhau đầm ấm hạnh phúc. Người vợ rất mực hiền thục đảm đang, tuy nhiên sau khi bị bọn cướp hãm hại thì nàng có tính hay quên. Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, đổ rác bẩn vào gốc cây. Không ngờ chị ta vừa đổ xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa....
Câu hỏi 11. Khi bị kéo lên Cung Trăng, chú cuội mang theo vật gì ?
A. Cây sáo B. Cây dao C. Cây búa D. Cây rìu
Thông tin thêm: Các em vừa được nghe sự tích Chú Cuội nên chắc chắn dễ dàng trả lời được.
Câu hỏi 12. Vì sao chú Cuội lên sống trên Cung Trăng ?
A. Nói dối B. Trốn nợ C. Lên chơi với chị Hằng D. Níu giữ cây thần
Thông tin thêm: Các em vừa được nghe sự tích Chú Cuội nên chắc chắn dễ dàng trả lời được.
Câu hỏi 13. Theo truyền thuyết, làm bạn với chú Cuội trên Cung Trăng là ai?
A. Trư Bát Giới B. Tôn Ngộ Không C. Hằng Nga D. Ngọc Hoàng
Thông tin thêm: Trong văn hóa Việt Nam, Chị Hằng thường được trẻ em Việt Nam nhắc đến như một người bạn của chú Cuội , dựa theo cổ tích Cây đa và Chú Cuội rất nổi tiếng, gắng liền với Tết Trung Thu , nên hình tượng Chị Hằng và Chú Cuội đa phần rất được yêu mến bởi trẻ em.
................
Tải file Powerpoint Đố vui Tết Trung Thu về máy để xem đầy đủ nội dung
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu Chọn lọc của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Lời bài hát Trung thu xuống phố
Cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp và ấn tượng nhất 2024
Bài cúng Thần tài Rằm tháng 8 2024 hay, đúng nghi thức
Mẫu Phông Tết Trung thu đẹp 2024
(44 mẫu) Trang trí bảng Trung thu 2024
30+ Mẫu thiệp Trung Thu đẹp sang trọng, sắc nét 2024
Tết Trung thu 2024 vào ngày nào?
Từ vựng tiếng Anh về Trung thu 2024 ngắn gọn, bổ ích
- Chia sẻ:Nextgen
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
Gợi ý cho bạn
-
Có nên cúng Rằm tháng Giêng trước không?
-
7 Bài phát biểu chúc Tết của hiệu trưởng hay nhất 2024
-
Thủ tục cúng Thần Tài mùng 10 năm 2024
-
Văn khấn hạ lễ ông Công ông Táo
-
Bài cúng khai trương cửa hàng, công ty đầu năm mới 2024
-
Lời chúc xuân hay và ý nghĩa 2024
-
Bài khấn đêm giao thừa 2024
-
Lời chúc ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3
-
Lời chúc Tết 2023 tặng thầy cô hay và ý nghĩa nhất
-
Những việc cần chuẩn bị trước Tết 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công