Cách cúng tất niên miền Nam 2024

Cúng Tất niên là một trong những phong tục truyền thống ngày Tết Việt Nam. Tuy nhiên mỗi miền có cách chuẩn bị mâm cúng tất niên khác nhau, sau đây Hoatieu.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách cúng tất niên miền Nam.

Cúng tất niên cuối năm là truyền thống lâu đời của người Việt, kể cả 3 miền Bắc - Trung - Năm. Ý nghĩa, bản chất của cúng tất niên đều như nhau, tuy nhiên, mỗi vùng miền, địa phương vẫn sẽ có đôi chút khác biệt về màu sắc văn hóa. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở những nghi thức và cách bài trí mâm cúng, món ăn được sử dụng.

1. Ý nghĩa cúng tất niên ngày Tết

Cúng tất niên là một phong tục văn hóa đẹp đẽ của người Việt, mang đậm chất bản sắc dân tộc. Công việc này được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ âm lịch. Việc cúng tất niên diễn ra vào ngày 30 tết âm lịch và được cúng vào buổi trưa hay chiều thì tùy thuộc vào mỗi gia đình hoặc mỗi vùng miền khác nhau.

“Tất niên” có nghĩa là kết thúc một năm cũ và đón chào một năm mới bước sang. Vào ngày này, cả gia đình thường quây quần, sum vầy bên nhau với bầu không khí hân hoan, hạnh phúc. Cả gia đình cùng nhìn lại một năm cũ đã qua, kết thúc mọi chuyện vui có, buồn có để đón một năm mới với những điều mới phấn khởi hơn.

Việc cúng Tất niên trong văn hóa người Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo của con cháu tới ông bà tổ tiên, mời tổ tiên, vong linh những người đã khuất cùng về ăn Tết, sum họp với gia đình. Phong tục này thể hiện nét đẹp tâm linh của dân tộc ta và mỗi vùng khác nhau sẽ có những cách cúng khác nhau.

Tuy nhiên, đa phần vào ngày cuối năm này, mọi gia đình đều đã dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí lại nhà cửa khang trang hơn và chuẩn bị những mâm lễ cúng, kính dâng tổ tiên nhằm cầu mong một năm mới sắp sang sẽ luôn an lành, may mắn, phát lộc, phát tài.

2. Cách chuẩn bị mâm cúng tất niên miền Nam

Thực đơn mâm cơm cúng Tất Niên rất đa dạng và hấp dẫn. Mỗi vùng miền sẽ có những nét đặc trưng riêng về ẩm thực ngày Tết. Tuy nhiên, ở miền Nam, khí hậu thường khô nóng, nhiệt độ cao, do đó, mâm cúng tất niên cũng có phần khác biệt do với miền Bắc và miền Trung. Ở miền Nam, người dân thường chuộng các món bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, thịt lợn luộc, nem, giò chả, củ cải ngâm nước mắm, dưa giá, củ kiệu…hơn.

Cách cúng tất niên miền Nam

Đối với mâm cúng tất niên miền Nam:

Thịt kho tàu

Nếu như ở miền Bắc nổi tiếng với món thịt kho đông, thì trong mâm cơm cúng Tất Niên miền Nam không thể nào thiếu món thịt kho Tàu.

Thịt heo sau khi được cắt thành cục, nêm nếm gia vị rồi rim với nước dừa. Cho ra được món ăn thơm ngon, béo ngậy mà không ngán. Chắc chắn sẽ là món ăn “hao cơm” trong những bữa tiệc Tất niên.

Bánh Tét

Mâm cơm cúng Tất niên ngày Tết của người miền Nam sẽ không còn đặc sắc và hấp dẫn nếu thiếu đi dĩa bánh Tét thơm lừng được làm từ nếp, đậu xanh và thịt mỡ.

Người dân nơi đây quan niệm rằng, bánh tét tượng trưng cho sự gắn kết, sum vầy và hạnh phúc. Do đó, bánh Tét chính là món ăn nhất định phải có trong bữa cơm Tất niên của mọi nhà.

Củ kiệu ngâm

Sẽ tuyệt vời biết bao nếu trong mâm cơm cúng Tất niên có đủ bánh tét, củ kiệu. Sự cay nồng chua ngọt của củ kiệu ăn kèm với bánh tét dẻo thơm sẽ tạo ra hương vị thơm ngon không lẫn vào đâu được.

Không chỉ vậy, củ kiệu còn tượng trưng cho sự vinh hoa, phú quý, thành công viên mãn, tiền bạc và tài lộc luôn sung túc đầy nhà. Bởi vậy, mà mâm cỗ Tết của người dân miền nam không thể thiếu đi món ăn độc đáo này.

Canh khổ qua nhồi thịt

Cũng giống như tên gọi của nó, người miền Nam dùng canh khổ qua nhồi thịt trong mâm cơm cúng Tất niên ngày Tết với mong ước mọi buồn phiền, đau đớn, khổ cực mau chóng qua đi. Để chuẩn bị cho một năm mới bình an, may mắn và yên vui.

Giò chả

Được chế biến từ thịt heo xay nhuyễn, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn rồi gói vào lá chuối để hấp. Giò chả cho đến nay được coi là món ăn ngày Tết không thể thiếu trong bữa cơm Tất niên của người dân miền Nam.

Không chỉ thu hút bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn, giò chả còn mang một ý nghĩa đặc biệt. Miếng giò thơm ngon không chỉ tượng trưng cho sự trong trắng, thanh lịch. Mà nó còn mang lại phú quý, giàu sang và ấm no hạnh phúc trong gia đình.

3. Nghi lễ cúng tất niên miền Nam

Cũng giống như mọi vùng miền khác, tục cúng tất niên miền Nam có thể được thực hiện vào buổi trưa hoặc chiều của ngày cuối cùng tháng chạp âm lịch. Nghi lễ cúng tất niên thường được người đàn ông gia trưởng cúng vái hoặc là người đàn bà làm chủ trong nhà (trường hợp nhà không có đàn ông) khấn cúng, tiễn năm cũ qua đón một năm mới sang và mời ông bà tổ tiên cùng về ăn Tết.

Sau đó, cả gia đình cùng dọn cỗ tất niên. Bữa cơm gia đình cuối năm cần sự có mặt đông đủ của các thành viên trong gia đình. Trong bữa ăn mọi người nên nói những chuyện vui vẻ, cùng thảo luận những dự định cần thực hiện trong năm mới, tạo một không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

4. Cúng tất niên 2024 ngày nào đẹp?

Cúng Tất niên là nghi lễ đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chào đón năm mới với hy vọng về những điều tốt lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Đồng thời, theo quan niệm tâm linh xa xưa, cúng tất niên để mời tổ tiên trở về để sum vầy, vui Tết cùng con cháu sau một năm con cháu đi học, đi làm ăn xa. Do đó, việc chọn ngày đẹp, giờ đẹp để cúng tất niên rất quan trọng và phải được thực hiện trang nghiêm, thành kính.

Nên cúng tất niên tết Giáp Thìn ngày nào?

Thông thường, các gia đình sẽ làm lễ cúng tất niên vào trưa hoặc chiều ngày 30 tháng chạp. Năm 2024, các bạn có thể làm lễ cúng tất niên vào 30/12 âm lịch, tương ứng với ngày 09/02/2024 (dương lịch).

Tuy nhiên, cũng có gia đình vì bận rộn công việc mà có thể làm mâm cúng tất niên sớm hơn, không nhất thiết phải vào ngày 29 hoặc 30 Tết.

Các bạn có thể lựa chọn khung giờ đẹp, ngày đẹp để làm mâm cơm tất niên 2024 như sau:

Ngày 26 tháng Chạp (tức 5/2/2024 dương lịch), tức là ngày Kỷ Hợi, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Các giờ đẹp trong ngày 26 tháng Chạp bao gồm:

- Ất Sửu (từ 1 giờ đến 3 giờ): Ngọc Đường

- Mậu Thìn (từ 7 giờ đến 9 giờ): Tư Mệnh

- Canh Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ): Thanh Long

- Tân Mùi (từ 13 giờ đến 15 giờ): Minh Đường

- Giáp Tuất (từ 19 giờ đến 21 giờ): Kim Quỹ

- Ất Hợi (từ 21 giờ đến 23 giờ): Bảo Quang

Ngày 29 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch), tức là ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Các giờ đẹp trong ngày 29 tháng Chạp bao gồm:

- Canh Tý (từ 23 giờ đến 1 giờ): Thanh Long

- Tân Sửu (từ 1 giờ đến 3 giờ): Minh Đường

- Giáp Thìn (từ 7 giờ đến 9 giờ): Kim Quỹ

- Ất Tị (từ 9 giờ đến 11 giờ): Bảo Quang

- Đinh Mùi (từ 13 giờ đến 15 giờ): Ngọc Đường

- Canh Tuất (từ 19 giờ đến 21 giờ): Tư Mệnh

Ngày 30 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch), tức là ngày Quý Mão, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Các giờ đẹp trong ngày 30 tháng Chạp bao gồm:

- Nhâm Tý (từ 23 giờ đến 1 giờ): Tư Mệnh

- Giáp Dần (từ 3 giờ đến 5 giờ): Thanh Long

- Ất Mão (từ 5 giờ đến 7 giờ): Minh Đường

- Mậu Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ): Kim Quỹ

- Kỷ Mùi (từ 13 giờ đến 15 giờ): Bảo Quang

- Tân Dậu (từ 17 giờ đến 19 giờ): Ngọc Đường

5. Văn khấn cúng Tất niên miền Nam

Văn cúng tất niên chuẩn cổ truyền

“Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy ngài chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ……………..

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………..

Tín chủ chúng con là:……………………………………………………………………….

Tín chủ chúng con ngụ tại:………………………………………………………………....

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết tín chủ chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ cúng tất niên cuối năm, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô A di đà phật

Nam mô A di đà phật

Nam mô A di đà phật

(cúi lạy) (3 lần).”

Bài văn khấn Tất niên 2024

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long mạch tôn thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài thần

Con kính lạy các tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là.......................................................................................

Ngụ tại................................................................................................................

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm..................., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài kim niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Tất niên 2024 hay

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ……………..

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………………. (Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là: …………..Tuổi:………..………

Ngụ tại: …………

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Hi vọng, với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tục cúng tất niên của nước ta cũng như cách chuẩn bị mâm cúng của người miền Nam được thực hiện như thế nào? GIA ĐÌNH LÀ VÔ GIÁ xin chúc quý bạn bước sang năm mới an khang thịnh vượng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.036
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm