Tội liên quan đến bầu cử
Tội liên quan đến bầu cử gồm những tội danh gì? Mọi hành vi vi phạm bầu cử đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các tội danh về bầu cử
1. Vi phạm pháp luật về bầu cử là gì?
Vi phạm pháp luật về bầu cử là những hành vi làm trái các quy định của pháp luật về bầu cử, bao gồm: Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội của công dân; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử; cản trở hoặc trả thù người khiếu nại, tố cáo về bầu cử.
2. Tội liên quan đến bầu cử
Các tội liên quan đến bầu cử được quy định tại chương XV Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), gồm các tội danh sau:
2.1 Tội xâm phạm quyền bầu cử của công dân
Điều 160 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử như sau:
1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
=> Công dân có quyền tự do bầu cử theo ý chí của mình, những ai có hành vi cản trở quyền tự do bầu cử của công dân thì sẽ phải chịu các hình phạt sau tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi:
- Cảnh cáo
- Cải tạo không giam giữ đến 01 năm
- Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Bên cạnh đó, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Nếu người đó hiện đang giữ các chức vụ nhất định)
2.2 Tội làm sai lệch kết quả bầu cử
Tội làm sai lệch kết quả bầu cử được quy định tại điều 161 Bộ luật Hình sự 2015:
1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
=> Người phạm tội của tội danh này phải là người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân.
3. Người bị tước quyền bầu cử
Những người như thế nào thì không được quyền bầu cử?
Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án.
- Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo.
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc các Tội liên quan đến bầu cử. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27