Tín chấp và cầm giữ tài sản là gì?
Quy định pháp luật về tín chấp và cầm giữ tài sản
Tín chấp và cầm giữ tài sản là những giao dịch dân sự nhận được sự quan tâm từ người dân với số lượng lớn. Bởi những giao dịch này hơi khó hiểu và ít xảy ra trong đời sống. Nhiều người vẫn chưa nắm bắt được quy định về nó. Do đó, Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn quy định pháp luật về tín chấp và cầm giữ tài sản qua bài viết này.
1. Tín chấp tài sản là gì? Ví dụ về tín chấp
Căn cứ quy định tại Điều 344 Bộ luật dân sự 2015 thì tín chấp được hiểu là một hình thức vay tiền ngân hàng mà trong hình thức này, sự tín nhiệm hay là uy tín được xem là một sự bảo đảm để vay tiền mà không cần có tài sản đưa ra để thế chấp. Như vậy, xét vay tín chấp, ta thấy bên cạnh hợp đồng vay tiền bằng tín chấp ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác luôn luôn là một sự bảo đảm bằng uy tín, sự tín nhiệm của cá nhân hay tổ chức nào đó, không chỉ có tổ chức chính trị - xã hội. Sự bảo đảm bằng uy tín, sự tín nhiệm của cá nhân hay tổ chức nào đó chính là biện pháp bảo đảm bằng tín chấp.
- Ví dụ:
Gia đình anh A có hoàn cảnh rất khó khăn, được công nhận là hộ gia đình nghèo. Gia đình anh A có anh A, vợ và các con. Anh A là thành viên của Hội nông dân xã X. Anh A có quyền được vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất bằng tín chấp của Hội nông dân nơi anh là Hội viên.
2. Hình thức và nội dung của tín chấp
- Hình thức: Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.
- Nội dung: Theo khoản 1, điều 49 Nghị định số 8019/VBHN-BTP ngày 10 tháng 12 năm 2013 thì cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Điều 50 Nghị định này, bao gồm: Hội Nông dân VN, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bên có quyền chủ yếu là các ngân hàng chính sách – xã hội thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Nhà nước. Thông qua biện pháp này các tổ chức chính trị - xã hội có thể bảo lãnh cho cá nhân và hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.
3. Cầm giữ tài sản là gì? Ví dụ về cầm giữ tài sản
Căn cứ quy định tại Điều 346 Bộ luật dân sự 2015 thì cầm giữ tài sản được hiểu như sau:
Điều 346. Cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Như vậy, cầm giữ tài sản chỉ hình thành khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, tức là thời điểm hợp đồng được hình thành, cầm giữ tài sản chưa xuất hiện. Khi bên có quyền cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ không có khả năng khai thác và hưởng lợi từ tài sản này một cách trọn vẹn. Chính vì vậy mà cầm giữ tài sản tạo được sức ép cho bên có nghĩa vụ: nếu bên có nghĩa vụ muốn khai thác, hưởng lợi một cách đầy đủ tài sản của mình thì họ phải thực hiện đứng nghĩa vụ của mình để bên cầm giữ giao tài sản.
Đối tượng cầm giữ tài sản là tài sản và là đối tượng của hợp đồng song vụ.
- Ví dụ cầm giữ tài sản:
A mang laptop đến cửa hàng của B để sửa chữa. Hai bên thỏa thuận 2 ngày sau A sẽ đến lấy laptop và trả tiền sửa chữa. Đến thời gian hẹn, A tới cửa hàng của B để lấy laptop nhưng lại chưa có đủ tiền để thanh toán. Trong trường hợp này, B có quyền cầm giữ tài sản của A là chiếc laptop cho đến khi A đến trả hết tiền sửa chữa mặc dù trước đó A và B không hề thỏa thuận về việc này.
4. Xác lập cầm giữ tài sản
Bộ luật dân sự quy định thời điểm phát sinh quyền cầm giữ là thời điểm bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Việc xác định thời điểm bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ phải căn cứ vào các thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về thời điểm thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm thực hiện quyền và nghĩa vụ chính là thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực. Theo quy định trong Bộ luật dân sự, tài sản bị cầm giữ không nhất thiết phải thuộc sở hữu có thể là chủ sở hữu hoặc chủ thể khác có liên quan đến tài sản cầm giữ, ví dụ như người nhận thế chấp tài sản cầm giữ.
5. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ
Quyền của bên cầm giữ là yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ không phải là quyền đặc trưng của bên cầm giữ. Ngay cả khi quyền cầm giữ không phát sinh thì khi có sự vi phạm nghĩa vụ xảy ra, bên có quyền cũng có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Hơn nữa, quyền này sẽ không được thực hiện nếu bên cầm giữ tài sản được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức và số hoa lợi, lợi tức thu được đủ để bù trừ vào giá trị nghĩa vụ chưa thực hiện. Quy định yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ chỉ phát sinh nếu thực sự bên cầm giữ phải bỏ ra chi phí này. Thông thường, chi phí này chỉ phát sinh nếu bên cầm giữ phải gửi giữ tài sản ở nơi thực hiện hoạt động trông giữ tài sản. Trong trường hợp bên cầm giữ tự bảo quản tài sản thì thường sẽ không phát sinh chi phí hoặc nếu có thì sẽ rất thấp. Trong Bộ luật dân sự 2015, bên cầm giữ tài sản chỉ được thu hoa lợi, lợi tức để bù trừ nghĩa vụ nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
Nghĩa vụ của bên cầm giữ đó là giữ gìn, bảo quản, không được thay đổi tình trạng, không được chuyển giao và sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, có trách nhiệm giao lại tài sản khi bên nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình, bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc làm hư hỏng tài sản cầm giữ.
6. Chấm dứt cầm giữ tài sản
Nếu đến thời điểm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch có sử dụng biện pháp thế chấp, mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý, và khi đó, bên cầm giữ tài sản không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế. Hoặc chấm dứt khi các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ tài sản, tức là bên cầm giữ đồng ý trả tài sản mà mình đang cầm giữ cho bên có nghĩa vụ và thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế khác. Hay nghĩa vụ đã được thực hiện xong, tức là bên có tài sản bị cầm giữ hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ thì chấm dứt quyền cầm giữ của bên có quyền.
Trong trường hợp tài sản cầm giữ không còn, bên có quyền sẽ không còn căn cứ để gây “sức ép” đối với bên có nghĩa vụ, vì vậy, biện pháp cầm giữ tài sản cũng không thể thực hiện được. Ngoài ra còn trường hợp cầm giữ tài sản chấm dứt theo thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp này, bên cầm giữ đồng ý trả tài sản cho bên có nghĩa vụ.
Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Quy định pháp luật về thế chấp tài sản, Bảo lãnh là gì? từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Nông Phương Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Tổ chức nào đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến và nguyện vọng của trẻ em?
-
Phân biệt đặt cọc và ký cược mới nhất 2024
-
Giáo viên có được cắt tóc học sinh không?
-
Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy 2024
-
Quy định kết hôn đồng giới Việt Nam mới nhất 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công