Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Tải về

Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH - Tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giảng dạy trong trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.

Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Quyết định 1981/QĐ-TTg phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân

Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn trong cơ sở giáo dục mầm non

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/2017/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG, BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 01 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giảng dạy trong trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp). Riêng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài không áp dụng các quy định về tuyển dụng, sử dụng tại Thông tư này.

2. Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường sư phạm và nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn đối với nhà giáo được cử đi bồi dưỡng

1. Nhà giáo được cử đi bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao (sau đây gọi chung là bồi dưỡng) phải thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch học tập trong thời gian bồi dưỡng; chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ sở bồi dưỡng; giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở bồi dưỡng.

2. Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được cử đi bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

3. Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia các lớp bồi dưỡng được hưởng quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật.

4. Nhà giáo khi tham gia các khóa bồi dưỡng phải có cam kết về thời gian làm việc tại đơn vị chủ quản sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

5. Nhà giáo được cử đi bồi dưỡng, thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn phải có trách nhiệm lưu trữ và báo cáo đề cương, kết quả bồi dưỡng, thực tập.

Điều 3. Kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng

1. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị và nguồn khác (nếu có).

2. Đối với đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi thường xuyên: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, nguồn thu dịch vụ đào tạo của đơn vị và nguồn khác (nếu có).

3. Đối với các đơn vị do Nhà nước đảm bảo: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng do ngân sách Nhà nước đảm bảo và nguồn khác (nếu có).

4. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được chi từ nguồn thu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và được tính vào chi phí đào tạo.

Chương II

TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG NHÀ GIÁO

Điều 4. Tuyển dụng nhà giáo

Việc tuyển dụng nhà giáo được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức và Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Việc tuyển dụng và sử dụng viên chức phải bảo đảm số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh viên chức theo vị trí việc làm.

Điều 5. Sử dụng nhà giáo

1. Người được tuyển dụng vào chức danh nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Thời gian tập sự đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 12 tháng; nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 6 tháng.

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải sử dụng nhà giáo đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với ngành nghề được đào tạo hoặc đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động.

Chương III

BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO

Điều 6. Các loại hình bồi dưỡng

1. Bồi dưỡng chuẩn hóa là loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và những nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2. Bồi dưỡng nâng cao là loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo để nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, tiến bộ khoa học, công nghệ và những nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nghề nghiệp.

3. Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn đối với nhà giáo là loại hình bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và rèn luyện kỹ năng trong thực tiễn, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 7. Yêu cầu về nội dung chương trình bồi dưỡng

Nội dung chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Thể hiện được mục tiêu bồi dưỡng; quy định kiến thức, kỹ năng của người học sau khi hoàn thành khóa học; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng; cách thức đánh giá kết quả học tập sau khi hoàn thành khóa học;

2. Đảm bảo tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; đảm bảo việc liên thông giữa các chương trình bồi dưỡng;

3. Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Đánh giá bài viết
1 386
Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm